Khi trẻ không giữ lời hứa pptx

4 323 0
Khi trẻ không giữ lời hứa pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khi trẻ không giữ lời hứa Có những đứa trẻ khi có chuyện gì đó xảy ra, rất dễ dàng đưa ra lời hứa, kiểu như sẽ không thể tiếp tục bị điểm xấu, sẽ giúp mẹ làm việc nhà…, miễn sao để đạt được điều chúng muốn vào lúc đó. Nhưng sau đó chúng lại không thực hiện lời hứa; hơn nữa, chuyện đó lặp lại nhiều lần. Bạn cần làm gì với những trẻ như vậy? Trong đa số trường hợp, nếu lời hứa không phải do người lớn “ép ra”, thì đó không phải là những lời hứa trống rỗng, mà phản ánh ý chí của trẻ, ước muốn của trẻ muốn hành động như vậy. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan khác nhau, ví dụ, do yêu cầu đặt ra quá cao, trẻ không luôn luôn giữ được lời hứa. Giả sử, con bạn hứa sẽ không để bị điểm 2 nữa. Nhưng bạn hiểu rằng với những vấn đề con bạn hiện đang gặp phải, nó không đủ khả năng thực hiện lời hứa của mình, dù muốn đến mức nào. Ở đây, điểm quan trọng là cha mẹ không nên quá chú tâm đến những lời hứa như thế, mà cần tế nhị đưa con trở lại “mặt đất”. Hãy giúp con nhìn nhận một cách thực tế để nó đưa ra những quyết định vừa sức nhằm thực hiện được dự định đúng thời hạn đã hứa và chuyển dự định thành kế hoạch hành động. Có những khi trẻ hứa gì đó khi biết trước là sẽ không giữ được lời hứa. Đơn giản là chúng muốn được yên thân. Hay, vì bị cuốn hút vào việc nào đó, trẻ đồng ý với tất cả yêu cầu của bạn, thậm chí còn không nghe hết bạn đang nói về vấn đề gì. Chuyện đó hay xảy ra trong những trường hợp khi cha mẹ quá kèm cặp con, áp đặt chúng bằng quyền uy hiếp của mình. Trẻ nhỏ hoàn toàn có thể quên lời hứa của mình. Chúng có thể hứa những việc mà không muốn thực hiện lắm. Không ai lại nghĩ đến chuyện bắt trẻ hứa xem phim hoạt hình hay đọc truyện cổ tích - nếu đó là việc làm mà chúng yêu thích. Ở đây điều quan trọng nhất là cần cho trẻ hiểu rằng việc hứa và thực hiện lời hứa là dấu hiệu của tính tự chủ, sự trưởng thành. Con bạn càng hiểu sớm điều đó, càng tốt đối với nó. Còn cha mẹ cần giúp trẻ giữ được lời hứa. Trừng phạt trong những trường hợp như vậy là điều vô nghĩa, chỉ làm cho trẻ tức giận, gây ra phản ứng không hay, dẫn đến việc trẻ tránh xa người lớn. Vì trẻ không cảm thấy mình là người có lỗi: chúng muốn làm tốt hơn, nhưng có gì đó cản trở. Và điều chú ý nhất - trẻ cần sự giúp đỡ không chỉ khi chúng hứa, mà còn khi thực hiện lời hứa. Ví dụ, hãy giúp con hoạch định thời gian, nếu ngày mai đó cần đi ra cửa hàng và chuẩn bị đến nhà bạn chơi. Hãy đặt ra thời hạn dài hơn để con bạn sửa chữa những điểm kém của mình, và không chỉ định ra thời hạn, mà còn lập ra kế hoạch để con cải thiện thành tích học tập. Hãy luôn tạo điều kiện cho con thực hiện điều đã định. Con gái “quên” rửa bát đĩa sau khi ăn? Cứ để cho nó làm việc đó khi bạn bè đã đến đợi ở cửa. Con trai bạn hứa làm bài tập ngay sau khi ở trường về, nhưng lười? Nó sẽ phải ngồi học vào buổi tối, thay vì xem tivi hay chơi trên máy tính. Nghĩa là cần có yêu cầu rõ ràng: ban đầu hãy thực hiện điều đã hứa, sau đó mới chuyển sang làm việc trẻ yêu thích. Nếu cha mẹ giữ vững nguyên tắc này, chẳng bao lâu con bạn sẽ hiểu việc không giữ lời hứa là không có lợi. . Khi trẻ không giữ lời hứa Có những đứa trẻ khi có chuyện gì đó xảy ra, rất dễ dàng đưa ra lời hứa, kiểu như sẽ không thể tiếp tục bị điểm xấu, sẽ giúp. hiện được dự định đúng thời hạn đã hứa và chuyển dự định thành kế hoạch hành động. Có những khi trẻ hứa gì đó khi biết trước là sẽ không giữ được lời hứa. Đơn giản là chúng muốn được yên. luôn luôn giữ được lời hứa. Giả sử, con bạn hứa sẽ không để bị điểm 2 nữa. Nhưng bạn hiểu rằng với những vấn đề con bạn hiện đang gặp phải, nó không đủ khả năng thực hiện lời hứa của mình,

Ngày đăng: 05/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan