Dạy con kết bạn và biết khoan dung Các nghiên cứu cho thấy trẻ kết bạn càng sớm sẽ học được các kỹ năng giao tiếp trong xã hội như biết chia sẻ, nhường nhịn, hợp tác… lớn lên sẽ càng dễ hòa nhập với cộng đồng, xã hội. Trẻ tham gia vào các trò chơi hoạt động tập thể ở nhà và ở trường với chúng bạn sẽ bộc lộ các sắc thái tình cảm vui vẻ, giận dữ. Nếu con bạn có tính nhút nhát, e dè, cha mẹ hãy khuyến khích con mạnh dạn kết bạn, bằng cách: Khen ngợi: mỗi khi bạn đưa ra một ví dụ của cách cư xử không hay thì đồng thời đưa ra những ví dụ, phân tích cho con biết phải nên cư xử như thế nào trong trường hợp đó. Khi bạn thấy con đang cho bạn chơi chung, chia bánh cho bạn, tỏ ra lịch sự , cư xử tốt với mọi người hãy khen ngợi, khích lệ con hơn nữa. Chẳng hạn như câu nói "con giúp em nhặt bóng lên thế là tốt". Giúp con hòa nhập: Nếu con bạn ở trường hay nhút nhát, hãy tạo điều kiện cho con chơi với một vài bạn cùng lớp hoặc hàng xóm ở nhà. Việc chơi chung với nhau như thế sẽ giúp con bạn cảm thấy thỏai mái, dễ chịu hơn khi ở giữa đám đông. Nhưng nhớ đừng giám sát con kỹ quá, hãy để cho chúng chơi thật tự nhiên. Nếu bạn luôn bên cạnh con sẽ làm cho con cảm thấy chúng không thể xoay xở được gì nếu thiếu mẹ. Làm gương cho con: bạn không thể nói suông rằng "con phải rộng lượng, lịch sự, ý tứ" mà phải chỉ cho con biết qua những cử chỉ, hành động của mình và dạy con ở từng trường hợp cụ thể. Trẻ có tính cởi mở, biết cảm thông với người khác bao giờ cũng dễ kết bạn và được nhiều người yêu quý hơn. Bởi vậy, đồng thời khuyến khích con kết bạn, bạn nên dạy dần cho con biết thế nào là lòng khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Cách tốt nhất là: Nói với con về lòng khoan dung: Dạy con lòng khoan dung là quá trình dài lâu chứ không thể một sớm một chiều mà trẻ hiểu được. Hãy bắt đầu bằng những câu chuyện cởi mở với con về mọi chủ đề, ngầm cho con biết chẳng có điều gì là cấm kỵ cả. Khi con có thái độ chê trách, chỉ trích ai, hãy chuyển câu chuyện dang một thái độ cảm thông, chia sẻ. Chẳng hạn hãy hỏi ngược lại con: "Con sẽ phản ứng như thế nào nếu người bị chỉ trích là chính con?" Hỗ trợ con khi con chính là nạn nhân: tôn trọng các rắc rối của con khi nó là nạn nhân của sự thành kiến. Để cho con biết thế nào là cảm giác khi bị mọi người trêu chọc. An ủi, vỗ về con và giúp con "phản pháo" lại các trò đùa có tính cách xây dựng. Tạo điều kiện cho con tiếp xúc với nhiều người: cho con tiếp xúc với mọi người, tham gia vào các hoạt động xã hội càng sớm càng tốt. Từ đó trẻ sẽ tự biết được rằng xã hội có nhiều người giàu, nghèo khác nhau, sinh sống bằng nhiều nghề khác, khác nhau…và thế giới này không chỉ có mình ta mà còn có nhiều người khác nữa. Hầu hết con cái đều nhìn vào tấm gương của cha mẹ để làm theo. Do đó, bạn không thể dạy con rằng "hãy nghe theo những gì bố mẹ nói chứ đừng theo những gì bố mẹ làm". Bởi vậy, muốn dạy con lòng khoan dung thì trước hết bạn phải làm gương, cứ xử đúng mực vì hành động bao giờ cũng có giá trị hơn lời nói. . người khác bao giờ cũng dễ kết bạn và được nhiều người yêu quý hơn. Bởi vậy, đồng thời khuyến khích con kết bạn, bạn nên dạy dần cho con biết thế nào là lòng khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm. Dạy con kết bạn và biết khoan dung Các nghiên cứu cho thấy trẻ kết bạn càng sớm sẽ học được các kỹ năng giao tiếp trong xã hội như biết chia sẻ, nhường nhịn,. Giúp con hòa nhập: Nếu con bạn ở trường hay nhút nhát, hãy tạo điều kiện cho con chơi với một vài bạn cùng lớp hoặc hàng xóm ở nhà. Việc chơi chung với nhau như thế sẽ giúp con bạn cảm