Ứng xử của cha mẹ khi bé mắc lỗi Thay vì quát bé dừng lại và nghe lời, bạn có thể nhanh tay di dời những đồ vật nguy hiểm trước mặt bé. Nếu bạn nhận thấy bé đang chuẩn bị cho tay vào bát canh nóng hoặc nghịch với ổ điện, nên nhanh chóng chuyển những vật không an toàn này đi chỗ khác hoặc đơn giản hơn là bế bé ra xa khỏi vùng này. Sau đó hãy giải quyết tình huống. Giữ bình tĩnh và cao giọng Bạn nên duy trì thái độ ôn hòa để giải thích cho bé hiểu vì sao hành động của bé không được phép. Các bé thường tỏ vẻ bực bội nếu bị bạn yêu cầu phải bỏ dở cuộc chơi giữa chừng. Vì vậy, để gây sự chú ý cho bé, thay vì mắng bé “Con thật hư đốn”, bạn có thể hét “a a” thật to, bé sẽ tập trung vào cảm xúc từ phía bạn. Nếu những lời nói nhẹ nhàng bị bé phớt lờ thì chỉ cần bạn cao giọng nghiêm khắc một chút, bé sẽ tự nguyện chú ý ngay. Đây không phải hành động sai trái hoặc khiến bé hoảng sợ, đơn giản chỉ là bạn cần bé phải lắng nghe. Đánh giá tình huống Bạn có thể xem xét nhanh hành vi vừa xảy ra với bé. “Khi đứa con trai 2 tuổi của tôi trổ tài họa sĩ trong phòng khách, tôi đã rất tức giận. Ghế và tường nhà đã bị bé bôi lem luốc trong khi bé không mảy may với thái độ bực bội của tôi. Một lát sau, tôi mới nhận ra rằng, những hình trên tường là do bé bắt chước ảnh minh họa trong một cuốn sách. Nhờ vậy, tôi đã thay đổi quan điểm, coi hành vi của bé như sự sáng tạo thay vì buộc tội” – một người mẹ chia sẻ. Khi bạn bình tĩnh đánh giá vấn đề, bạn sẽ thấy nguyên nhân bé có những hành vi hư đôi khi không như những gì bạn nghĩ. Điều này cũng tương tự khi chỉ ra hành vi cáu kỉnh của một bé lên 3 tuổi, lý do cơ bản là vì bé bị đói. Một bé 8 tuổi từ chối bữa sáng, có thể bé đã có một giấc ngủ không ngon tối hôm qua. Nếu tìm hiểu nguyên nhân của những hành vi không mong muốn từ bé, bạn dễ dàng ngăn chặn được những tính xấu tương tự ở bé về sau, chẳng hạn như thay đổi lịch sinh hoạt để bé ăn ngon, ngủ tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên kiên trì giáo dục bé, kể cả khi phải nhắc nhở đến 100 lần thì bạn vẫn cần tiếp tục. Mềm dẻo nhưng cương quyết Nếu bé vẫn tiếp tục tỏ ra không nghe lời, bạn nên nhấn mạnh hơn nữa với bé lý do phải chấm dứt hành vi này hoặc những hình phạt đang chờ đợi bé. Bạn chỉ nên sử dụng 2-3 câu ngắn gọn cho bé hiểu. Để bé ngồi xuống và nhìn thẳng vào mắt bé, bạn có thể nhẹ nhàng: “Con không nên vẽ bẩn lên tường. Lần sau, con vẽ vào tờ giấy này cho mẹ xem nhé” hoặc “Sắp đến giờ cơm tối rồi con ạ. Chờ mẹ chút nhé”. Nhấn mạnh đến hình phạt Một số cha mẹ cho rằng, phạt bé là sự lựa chọn cuối cùng khi bé không nghe lời trong khi một số cha mẹ khác không đồng tình. Chọn hình thức phạt phù hợp sẽ cần thiết để răn đe bé giúp ngăn ngừa hành vi xấu. Nếu bé cứ chơi bóng trong nhà mà không chịu dừng lại dù bạn đã nhắc nhở nhiều lần, bạn có thể thu bóng kèm theo lời cảnh báo: “Con sẽ không được chơi bóng trong 2 ngày tới”. Nếu bé đánh bạn chơi, bạn có thể cách ly bé với nhóm bạn trong một khoảng thời gian để bé biết lỗi. Để bé đưa ra kết luận cuối cùng Bạn có thể hỏi ý kiến bé, xem bé có muốn sửa sai hay còn ý kiến gì với hình phạt bạn vừa đặt ra không. Việc giảm bớt hình phạt hoặc lắng nghe để bé lựa chọn mức hình phạt phù hợp cũng giúp bé thêm tự tin và vui vẻ . Ứng xử của cha mẹ khi bé mắc lỗi Thay vì quát bé dừng lại và nghe lời, bạn có thể nhanh tay di dời những đồ vật nguy hiểm trước mặt bé. Nếu bạn nhận thấy bé đang chuẩn. cho mẹ xem nhé” hoặc “Sắp đến giờ cơm tối rồi con ạ. Chờ mẹ chút nhé”. Nhấn mạnh đến hình phạt Một số cha mẹ cho rằng, phạt bé là sự lựa chọn cuối cùng khi bé không nghe lời trong khi. nguyên nhân bé có những hành vi hư đôi khi không như những gì bạn nghĩ. Điều này cũng tương tự khi chỉ ra hành vi cáu kỉnh của một bé lên 3 tuổi, lý do cơ bản là vì bé bị đói. Một bé 8 tuổi