Tình bạn thời đóng bỉm Có thể nhiều người không nghĩ rằng tình bạn mà đứa con còn đang đóng bỉm của mình có với những đứa trẻ đóng bỉm khác là nghiêm túc và quan trọng. Nhưng sự thật chính là như thế. Chính những mối quan hệ từ thủa ấu thơ ấy sẽ dạy con cái chúng ta rất nhiều kỹ năng quan trọng trong cuộc sống sau này. Hãy cùng Webtretho lắng nghe những chia sẻ của Bethany Saltman từ tạp chí Parents. Một ngày nọ, tôi lắng nghe Azalea con gái tôi và bạn thân của con bé là Nadou trò chuyện với nhau. Chúng kể chuyện Tình bạn từ thủa ấu thơ sẽ dạy con rất nhiều điều quan trọng về bố mẹ, thú cưng, và cả… việc đi vệ sinh nữa. Không giống lắm những gì tôi hay chát chít cùng bạn của mình, nhưng hai cô bé này chỉ mới 4 tuổi thôi mà. Để ý hai đứa trong nhiều năm (chúng đã chơi với nhau từ khi chưa biết đi, khi đó Azalea gần 1 tuổi và Nadou chỉ mới 6 tháng), tôi thường tự hỏi từ khi nào và bằng cách nào tình bạn đã thật sự nảy sinh giữa chúng. Đầu tiên chúng chơi với nhau vì là hàng xóm. Sau đó, mẹ của Nadou và tôi không còn đi dạo nhiều cùng nhau nữa, bọn trẻ cũng vì thế bị tách ra. Thế nhưng chúng vẫn nài nỉ xin được gặp nhau, như thể ngay từ lúc thơ ấu ấy chúng đã có một mối liên hệ thật sự khắng khít. Quả là vậy, vì Tiến sĩ giáo dục, Michele Borba, cố vấn của Parents, cho biết: “Khi 3 tuổi, trẻ đã hình thành một sở thích rõ ràng và bền vững với chiếc xe đó, con búp bê đó, người bạn đó…” Vì sao tình bạn nảy nở Tôi nhận thấy nhờ vào mối quan hệ với Nadou, con gái tôi trưởng thành dần về mặt cảm xúc, cháu biết cùng chơi hòa thuận với bạn và biết lắng nghe. Tiến sĩ Borba cho biết: “Chờ đến lượt chơi của mình, nhường nhịn, chia sẻ và thương lượng với bạn là những cách rất tốt dạy trẻ biết cảm thông, và trở thành một đứa trẻ nhạy cảm, biết quan tâm mà chúng ta luôn kì vọng.” Nghiên cứu cho thấy với những phẩm chất ấy, trẻ sẽ hòa nhập và học tập tốt hơn ở trường. Trẻ tương tác tốt hơn với các bạn ở trường, biết cư xử ngoan, biết rủ bạn cùng chơi và biết thể hiện cảm xúc hợp lý sẽ nhiều khả năng biết lắng nghe lời cô giáo hơn, yêu quý cô và trường lớp hơn, tích cực tham gia vào bài học hơn. Mặc dù con bạn chắc chắn sẽ học được những bài học quý giá khi chơi với nhiều nhóm bạn ở sân chơi nhưng chúng vẫn rất cần phát triển những mối quan hệ riêng lẻ. Tiến sĩ Lawrence Cohen, tác giả cuốn Playful Parenting cho biết: “Đơn vị nhóm là quá phức tạp về mặt xã hội với nhiều đứa trẻ. Trong khi đó, nhờ vào những mối quan hệ cá nhân một- một mà trẻ học được cách cân bằng các nhu cầu trở thành người giỏi nhất, nhanh nhất, quyền lực nhất với nhu cầu trở thành một người bạn được yêu quý. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ đã tự biết kết bạn, nhưng vẫn cần có sự giúp đỡ của bố mẹ để nuôi dưỡng những mối quan hệ này.” Chọn bạn Trong một vài năm đầu, Azalea thường phải đi theo tôi, chơi với con của các bạn tôi. Giờ không còn vậy nữa vì con bé đã có nhóm bạn của mình. Sau cùng thì một đứa trẻ khi đi học mẫu giáo sẽ gặp rất nhiều bạn mới, và kết bạn dựa trên sự hợp nhau hay quan tâm lẫn nhau. Tuy Azalea đã học cách chơi với nhiều bạn hơn, nhưng bé vẫn có một mối liên hệ đặc biệt kỳ diệu với Nadou. Chúng chơi với nhau, tiếp lời nhau và luôn muốn bên nhau dù chúng thật sự rất khác nhau - trong khi Azalea thích ngồi trong một góc xem sách tranh thì Nadou thích chạy nhảy. Nhưng thật ra, nhiều khi chỉ cần những đứa trẻ cùng nghĩ một sự việc nào đó là buồn cười và thú vị thì đó đã là chất kết dính tình bạn của chúng rồi. Chẳng hạn một đứa trẻ có thể cặp kè thích thú với một đứa trẻ khác chỉ đơn giản vì nó thích cách mà đứa bạn mới kia đi nhón chân hay chơi đồ hàng mà thôi. Đến lượt tớ mà (Ảnh: Inmagine) Mâu thuẫn xảy ra Ai cũng sẽ có những lúc buồn bực, và chắc chắn lúc đó trẻ sẽ hét lên, túm lấy nhau hoặc thậm chí là đấm nhau. Azalea và Nadou cũng như vậy nếu có một con búp bê mới ở trong nhà. Mặc dù trận cãi vã có thể dữ dội nhưng bạn cũng đừng nên luôn can thiệp vào. Hiển nhiên, nếu trẻ tổn thương lẫn nhau, bạn sẽ phải can thiệp, nhưng hãy để trẻ học cách cùng nhau giải quyết mâu thuẫn, điều đó rất quan trọng. Bạn có thể giúp xoa dịu trẻ bằng cách làm chúng sao lãng đi. Bạn có thể nói: "Ai muốn ăn nho nào?" để lũ trẻ dịu bớt lại rồi khuyến khích chúng tìm cách giải quyết. Chẳng hạn có thể giúp bé hiểu vì sao bạn lại giằng chặt lấy con búp bê (vì đến lượt của bạn ấy chơi mà) hoặc tại sao lại túm tóc nhau (vì bé giữ con búp bê làm bạn ấy tức giận). Sau đó yêu cầu chúng nghĩ ra vài cách để tất cả cùng vui vẻ như chơi những món đồ chơi tương tự nhau hoặc có thể dễ dàng chia sẻ như các chất liệu sáng tạo nghệ thuật, hay là Lego. Tình bạn thủa ấu thơ là vô cùng cần thiết cho tương lai con cái chúng ta trong việc điều chỉnh, hòa hợp với cá nhân khác. Trong tương lai, bé sẽ có những người bạn mới, nhưng bài học từ những mối quan hệ ban đầu này sẽ theo chúng suốt đời. Xử sự tốt Khi bọn trẻ đang chơi cùng nhau chính là lúc thích hợp lúc dạy chúng những bài học giao tiếp xã hội cơ bản: 1. Đón bạn trước cửa và đề nghị cất mũ/ áo khoác cho bạn. 2. Cho bạn xem hết các món đồ chơi của mình rồi hỏi bạn thích chơi món nào. 3. Nếu bé không chịu nhường nhịn thì hãy nhắc bé rằng bạn của bé sẽ không vui đâu nếu bé không cho bạn chơi cùng. 4. Mời bạn chút thức ăn. Bố mẹ hãy cắt ít trái cây rồi cất ở một ngăn thấp trong tủ lạnh để trẻ có thể lấy mời bạn. 5. Chào tạm biệt và cảm ơn bạn đã đến chơi (còn bố mẹ thì đừng quên chúc mừng và khen ngợi bé đã đón tiếp bạn rất tốt nhé.) . Tình bạn thời đóng bỉm Có thể nhiều người không nghĩ rằng tình bạn mà đứa con còn đang đóng bỉm của mình có với những đứa trẻ đóng bỉm khác là nghiêm túc và. Đón bạn trước cửa và đề nghị cất mũ/ áo khoác cho bạn. 2. Cho bạn xem hết các món đồ chơi của mình rồi hỏi bạn thích chơi món nào. 3. Nếu bé không chịu nhường nhịn thì hãy nhắc bé rằng bạn. chơi với con của các bạn tôi. Giờ không còn vậy nữa vì con bé đã có nhóm bạn của mình. Sau cùng thì một đứa trẻ khi đi học mẫu giáo sẽ gặp rất nhiều bạn mới, và kết bạn dựa trên sự hợp nhau