Thời hạnthihànhhìnhphạtcảitạokhônggiam
giữ tínhtừthờiđiểmnào?
Việc xác định thờiđiểm chấp hànhhìnhphạt là rất quan trọng trong công tác
xét xử các vụ án hình sự. Bởi đó không chỉ là thờiđiểm mà người bị kết án
phải bị áp dụng chế tài hình sự (hình phạt) mà còn là cái mốc để xác định thời
điểm họ chấp hành xong hìnhphạt và xác định người bị kết án được xoá án
tích từ lúc nào qua đó để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm nếu sau đó
họ tiếp tục phạm tội. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS)
cũng như Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) và các văn bản hướng
dẫn thihành chưa có quy định cụ thể về thờiđiểm chấp hànhhìnhphạtcải
tạo khônggiamgiữtínhtừ lúc nào nên thực tiễn xét xử vẫn áp dụng chưa
thống nhất.
Khi nói rằng hiện nay pháp luật chưa có quy định thờihạn chấp hànhhình
phạt cảitạokhônggiamgiữtínhtừthờiđiểm nào ắt sẽ có người viện dẫn khoản 5
điều 5 của Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30-10-2000 của Chính phủ quy định
việc thihànhhìnhphạtcảitạokhônggiamgiữ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 60)
để phản bác lại nhận định này. Tại khoản 5 Điều 5 của Nghị định số 60 đã quy
định: “người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng,
người lao động làm công ăn lương, thìthời gian chấp hànhhìnhphạt cũng được
tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ, nhưng không được tính vào thời gian
xét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian chấp hànhhìnhphạt
được tínhtừ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết
định thihành bản án và trích lục bản án”. Để hiểu rõ về quy định này chúng ta có
thể tham khảo thêm khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30-10-
2000 của Chính phủ quy định việc thi hànhhìnhphạt tù cho hưởng án treo (sau đây
gọi tắt là Nghị định số 61). Tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61 cũng có quy định
giống như khoản 5 Điều 5 Nghị định số 60 đó là: “người được hưởng án treo là cán
bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn
lương, thìthời gian thử thách cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại
ngũ, nhưng không được tính vào thời gian xét nâng lương, phong quân hàm theo
niên hạn. Thời gian thử thách được tínhtừ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo
dục người đó nhận được quyết định thihành bản án và trích lục bản án”. Với quy
định này nhiều toà án địa phương cho rằng khoản 5 Điều 5 Nghị định 61 là mâu
thuẫn với khoản 1 Điều 60 bộ luật hình sự 1999 BLHS và các hướng dẫn trước đây
về thờihạn thử thách của án treo (tính từ ngày tuyên án sơ thẩm) nên đã yêu cầu
toà án nhân dân tối cao giải thích. tại điểm 3 mục i công văn
số 81/2002/TANDTC ngày 10-6-2002 của toà án nhân dân tối cao đã giải đáp
rằng: quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61 không có gì mâu thuẫn với quy
định tại khoản 1 Điều 60 BLHS 1999 nên thờihạn thử thách vẫn được tínhtừ ngày
tuyên án sơ thẩm như các văn bản hướng dẫn trước đây. quy định tại khoản 5 Điều
5 Nghị định số 61 được áp dụng đối với người được hưởng án treo là cán bộ, công
chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương nếu
vẫn được tiếp tục làm việc, thìthời gian thử thách để được tính vào thời gian công
tác, thời gian tại ngũ chỉ được tínhtừ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục
người đó nhận được quyết định thihành bản án, chứ không phải kể từ ngày toà án
cho cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách.
Như vậy, đối với khoản 5 Điều 5 Nghị định số 60 tuy chưa có hướng dẫn,
nhưng với cách quy định hoàn toàn giống với quy định của khoản 5 Điều 5 Nghị
định số 61 nên chúng ta có thể hiểu rằng thờiđiểmtínhthờihạn chấp hànhhình
phạt cảitạokhônggiamgiữ và thời gian thử thách của án treo quy định tại hai
Nghị định nói trên là chỉ để cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án
tính thời gian công tác, thời gian tại ngũ và thời gian không được xét nâng lương,
phong quân hàm chứ không phải là quy định để toà án xác định thờiđiểmthihành
hình phạtcảitạokhônggiamgiữ và thời gian thử thách của án treo. cho nên, có thể
khẳng định rằng đến thờiđiểm này pháp luật chưa có quy định về thờihạnthihành
hình phạtcảitạokhônggiamgiữtínhtừthờiđiểm nào, do đó thực tiễn xét xử vẫn
có sự nhận thức khác nhau dẫn đến áp dụng chưa thống nhất.
Hiện nay, phần lớn các bản án áp dụng hìnhphạtcảitạokhônggiamgiữ đã
tuyên thờihạn chấp hànhhìnhphạttínhtừ ngày tuyên án sơ thẩm (tương tự như án
treo). trong khi đó cũng có không ít bản án lại tuyên thờihạnthihànhhìnhphạtcải
tạo khônggiamgiữtínhtừ ngày bản án có hiệu lực pháp luật hoặc có những bản án
tuyên tínhtừ ngày có quyết định thihành án.
Những người theo quan điểmthờihạn chấp hànhhìnhphạtcảitạokhông
giam giữtínhtừ ngày tuyên án đã cho rằng: hìnhphạtcảitạokhônggiamgiữ cũng
giống như thờihạn thử thách của án treo, vì theo quy định tại Điều 31 và Điều 60
của Bộ luật hình sự thì khi chấp hànhhìnhphạtcảitạokhônggiamgiữ và trong
thời gian thử thách của án treo toà án đều giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức
nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú phối
hợp với gia đình người bị kết án để giám sát, giáo dục. từ sự giống nhau đó những
người theo quan điểm này còn cho rằng thời gian thử thách của án treo cũng là loại
hình phạt giống như hìnhphạtcảitạokhônggiam giữ, thậm chí có nhiều thẩm
phán còn gọi là “tù treo” để phân biệt với “tù giam” (lưu ý là BLHS chỉ có khái
niệm hìnhphạt “tù có thời hạn” và “tù chung thân” chứ hoàn toàn không có khái
niệm “tù treo” và “tù giam”). Cái lý của những người theo quan điểm này lập luận
là nếu cho rằng án treo là “biện pháp miễn chấp hànhhìnhphạttù có Điều kiện”,
mà đã gọi là miễn chấp hànhhìnhphạt tại sao toà án lại phải ra quyết định thi
hành. Và theo quy định tại Điều 264 của Bộ luật tố tụng hình sự và các điều luật đã
viện dẫn ở trên, thì việc thi hànhhìnhphạt tù cho hưởng án treo hoàn toàn giống
như hìnhphạtcảitạokhônggiam giữ. Do đó, thờihạn chấp hànhhìnhphạtcảitạo
không giamgiữ cũng phải được tínhtừ ngày tuyên án như cách tínhthờihạn thử
thách của án treo.
Ngược lại với quan điểm nêu trên, những người theo quan điểm thứ hai
khẳng định rằng: hìnhphạtcảitạokhônggiamgiữ và thời gian thử thách của án
treo là hoàn toàn khác nhau về bản chất. Cảitạokhônggiamgiữ là một loại hình
phạt trong hệ thống các hìnhphạt được quy định tại Điều 28 của Bộ luật hình sự.
Còn án treo không phải là một loại hìnhphạt mà là một biện pháp miễn chấp hành
hình phạttù có điều kiện. tức là căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các
tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hànhhìnhphạttùthì toà
án cho miễn chấp hànhhìnhphạttù với một điều kiện là trong thờihạn thử thách
do toà án ấn định người bị kết án phải không phạm tội mới, nếu trong thờihạn đó
mà người bị kết án phạm tội mới thìkhông được miễn mà buộc phải chấp hành
hình phạttù của bản án đã cho hưởng án treo. Tuy người bị kết án không phải chấp
hành hìnhphạttù nhưng cũng chưa hoàn toàn được miễn mà phải chờ qua thời
gian thử thách, tức là bản án bị “treo” lại một thời gian gọi là “án treo”. Như vậy,
thời gian thử thách của án treo là một điều kiện về thời gian để thử thách về khả
năng cải tạo, rèn luyện đối với người bị kết án chứ không phải là hình phạt. Vì vậy,
thời hạn thử thách đặt ra đối với người bị kết án tínhtừ ngày tuyên án sơ thẩm là
hoàn toàn hợp lý. Còn đối với hìnhphạtcảitạokhônggiamgiữ là một loại hình
phạt nên phải được tínhtừ ngày có quyết định thihành bản án. Vì chỉ khi có quyết
định thihành bản án thì người bị kết án mới phải bị chấp hànhhình phạt. Theo
Điều 31 Bộ luật hình sự thìthời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian
chấp hànhhìnhphạt cải tạokhônggiam giữ, đây là điểm khác nữa so với thời gian
thử thách của án treo. Mặt khác, trong thời gian thihànhhìnhphạt cải tạokhông
giam giữ người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ nghiêm ngặt theo quy
định của Nghị định số 60/2000/NĐ-CP chẳng hạn như việc khấu trừ thu nhập Do
đó, nếu thờihạn chấp hànhhìnhphạt cải tạokhônggiamgiữ tính từ ngày tuyên án
thì những nghĩa vụ đó người bị kết án sẽ không phải chấp hành trong thời gian từ
khi tuyên án sơ thẩm đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Nên thờihạn chấp hành
hình phạtcảitạokhônggiamgiữ được tínhtừ ngày có quyết định thihành án là
hoàn toàn đúng cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn.
Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm thứ hai và xin trao đổi thêm
rằng: một thực trạng hiện nay là hầu hết các bản án đều ấn định thờihạn chấp hành
hình phạtcảitạokhônggiamgiữtínhtừ ngày tuyên án sơ thẩm là hoàn toàn không
đúng tinh thần quy định của pháp luật. Sở dĩ có tình trạng đó là do các quy định
của pháp luật về việc thihànhhìnhphạtcảitạokhônggiamgiữ và án treo quá
giống nhau dẫn đến nhiều người đã có sự nhầm lẫn về bản chất pháp lý. Như đã
nói ở trên thìhìnhphạtcảitạokhônggiamgiữ và thời gian thử thách của án treo là
hoàn toàn khác nhau về bản chất pháp lý. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì
theo Nghị định số 61 vấn đề này được quy định hoàn toàn giống nhau. Do đó, đòi
hỏi đặt ra là cần có quy định sao cho phù hợp để phân định rõ sự khác nhau giữa
việc chấp hànhhìnhphạtcảitạokhônggiamgiữ với thời gian thử thách của án
treo. Bản chất của án treo là biện pháp miễn chấp hànhhìnhphạttù có điều kiện.
Ngoài ra, việc quy định đưa bản án cho hưởng án treo ra thihành án liệu có phù
hợp với cơ sở lý luận về bản chất của án treo hay không? Đây cũng là vấn đề cần
phải nghiên cứu xem xét lại nhất là khi xây dựng ban hành luật thihành án hình sự.
Để có sự nhận thức và áp dụng thống nhất trong việc xác định thờiđiểm
chấp hànhhìnhphạtcảitạokhônggiamgiữ nhằm phát huy được tác dụng và hiệu
quả của loại hìnhphạt này và sự công bằng giữa những người bị kết án, rất mong
bạn đọc tham gia trao đổi, qua đây cũng mong rằng các cơ quan có thẩm quyền cần
sớm hướng dẫn về vấn đề này.
.
Thời hạn thi hành hình phạt cải tạo không giam
giữ tính từ thời điểm nào?
Việc xác định thời điểm chấp hành hình. thi hành án.
Những người theo quan điểm thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không
giam giữ tính từ ngày tuyên án đã cho rằng: hình phạt cải tạo không giam