Dạy trẻ thương yêu em Hãy dạy con biết yêu thương em ngay khi em còn trong bụng mẹ. Bố mẹ cần luôn luôn sẵn sàng âu yếm vỗ về, lắng nghe con lớn bằng cả trái tim - cảm nhận, chấp nhận và thấu hiểu cảm xúc của con. “Con có vẻ không thích việc có em lắm nhỉ. Bố/mẹ hiểu điều đó.” Không cần phải chối bỏ hoặc tìm cách thay đổi cảm giác/suy nghĩ của con. Bố mẹ cần giúp con cảm thấy thoải mái về bản thân mình. Adele Faber và Elaine Mazlish, tác giả cuốn Nói Thế Nào Để Trẻ Nghe Và Nghe Thế Nào Để Trẻ Nói (How to Talk so Kids Will Listen and Listen so Kids Will Talk), viết: “Những đứa trẻ tự tin thoải mái về bản thân thường không công kích mà hay giúp đỡ các anh/chị/em của mình.” Bản thân người mẹ cũng cần cảm thấy tự tin về mình cũng như tự tạo tâm lý tích cực trong suốt thời kỳ mang thai. Niềm vui và sự lạc quan của mẹ sẽ truyền sang cho con để con cảm thấy rằng mọi thứ trên đời vẫn thật tuyệt vời. Nói chuyện với trẻ về em bé sắp sinh. Chuẩn bị về tâm lý cho con về những thứ sẽ đến. Nếu có thể, hãy đưa con đi thăm những em bé mới sinh. Bố mẹ có thể chia sẻ với trẻ về mọi thứ diễn ra với em bé trong bụng. Mẹ có thể nói to với con: “Em bé của chúng ta đang rất hạnh phúc, khỏe mạnh, xinh đẹp và thông minh.” Nếu bạn mệt, đừng nói: “Mẹ không chơi với con được, mẹ đang có mang nên mẹ mệt.” vì như vậy con bạn có thể sẽ khó chịu em ngay từ khi em chưa chào đời! Ngay khi em bé ra đời, bố mẹ phải cố gắng tạo ra sự gắn bó giữa con lớn và em bé. Chỉ cho con cách thể hiện yêu thương âu yếm bằng mắt với em bé, dạy con ôm em thật nhẹ nhàng. Nếu trẻ yêu em bé, trẻ sẽ muốn chia sẻ và chơi với em khi em lớn, hơn là đánh nhau với em. Trong tuần đầu, nhờ bé giúp chuẩn bị bữa ăn hoặc làm việc nhà nếu có thể. Dành thời gian quý báu cho cả con lớn và em bé. Mẹ có thể ngồi trên ghế sofa dài, hoặc trên giường, vừa có thể cho em bú vừa đọc sách cho con lớn nghe. Như vậy, anh/chị sẽ không cảm thấy mình bị “ra rìa”. Những trẻ cảm thấy bố mẹ vẫn yêu thương mình hết mực sẽ chấp nhận để bố mẹ yêu người khác - trong trường hợp này, đó là em bé. Hãy đảm bảo là con bạn vẫn cảm thấy bạn yêu con vô điều kiện cho dù điều gì có xảy ra. Hãy đưa “em bé của chúng ta” vào đời sống của con càng nhiều càng tốt. Giúp con biết rằng chúng ta là một gia đình và giờ đây gia đình ta còn nhiều tình yêu thương hơn trước. Khuyến khích sự cảm thông ở con. Hãy nói: “Con có nghe thấy em bé đang quấy không. Mình thử ra xem em cần gì, có thể em đang đói. Con có nghĩ thế không?” Điều này sẽ giúp hình thành sự cảm thông và lòng trắc ẩn ở con dành cho người khác và giúp con biết tự hỏi mình: “Mình giúp được gì?” Cuối cùng, đó là không khí gia đình. Nếu bố mẹ yêu thương nhau và xử lý những mâu thuẫn trong tôn trọng, con cái sẽ bắt chước thái độ của bố mẹ khi cư xử với nhau. Bố mẹ hãy tự hỏi mình, bạn đang tạo dựng không khí gia đình kiểu nào? Chúng ta đang nói về tình cảm gia đình. Những gì bố mẹ có thể làm để chuẩn bị về mặt tinh thần cho con cái khi chuẩn bị có em bé mới có thể giúp tình cảm gia đình thêm bền chặt. Cùng với giáo dục và thời gian, bố mẹ có thể giúp con học cách mang đến tình thương mến cho gia đình nhỏ của chúng sau này. . Dạy trẻ thương yêu em Hãy dạy con biết yêu thương em ngay khi em còn trong bụng mẹ. Bố mẹ cần luôn luôn sẵn sàng âu yếm vỗ. chịu em ngay từ khi em chưa chào đời! Ngay khi em bé ra đời, bố mẹ phải cố gắng tạo ra sự gắn bó giữa con lớn và em bé. Chỉ cho con cách thể hiện yêu thương âu yếm bằng mắt với em bé, dạy. thương âu yếm bằng mắt với em bé, dạy con ôm em thật nhẹ nhàng. Nếu trẻ yêu em bé, trẻ sẽ muốn chia sẻ và chơi với em khi em lớn, hơn là đánh nhau với em. Trong tuần đầu, nhờ bé giúp chuẩn bị