1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

EPREX (Kỳ 3) ppsx

5 124 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 160,17 KB

Nội dung

EPREX (Kỳ 3) Bệnh nhân ung thư : Nồng độ hemoglobin đích nên vào khoảng 12 g/dl. Eprex có thể được dùng cho điều trị các bệnh nhân thiếu máu triệu chứng. Eprex có thể cũng được sử dụng để ngừa thiếu máu ở những bệnh nhân bắt đầu hóa trị liệu, có nồng độ hemoglobin trước điều trị thấp (< 11 g/dl) và ở những bệnh nhân có sự giảm rõ ràng hemoglobin trong suốt chu kỳ đầu tiên của hoá trị liệu. (Ví dụ : 1-2 g/dl nếu mức hemoglobin ban đầu là 11-13 g/dl hoặc giảm >= 2 g/dl nếu mức hemoglobin ban đầu >= 13 g/dl). Liều khởi đầu của phòng ngừa hoặc điều trị thiếu máu nên là 150 IU/kg, 3 lần mỗi tuần, tiêm dưới da. Nếu sau 4 tuần điều trị, hemoglobin tăng < 1 g/dl, liều điều trị nên được tăng lên đến 300 IU/kg trong 4 tuần. Nếu sau 4 tuần điều trị với liều 300 IU/kg, hemoglobin tăng < 1 g/dl, thì có khả năng bệnh nhân không đáp ứng và không nên tiếp tục điều trị. Nếu hemoglobin tăng > 2 g/dl mỗi tháng, hãy giảm liều Eprex khoảng 25%. Nếu hemoglobin vượt quá 14 g/dl, hãy tạm ngưng điều trị cho đến khi hemoglobin giảm xuống 12 g/dl và rồi lập lại điều trị Eprex với liều thấp hơn 25% so với liều trước đó. Nhu cầu tiếp tục liệu pháp Eprex nên được đánh giá lại một cách định kỳ, ví dụ như sau khi hoàn thành liệu pháp. Tình trạng sắt nên được đánh giá trên tất cả bệnh nhân trước và trong điều trị. Việc bổ sung sắt nên được thực hiện khi cần thiết. Các nguyên nhân khác của thiếu máu nên được loại trừ trước khi tiến hành điều trị bằng Eprex (xem Thận trọng lúc dùng). Bệnh nhân nhiễm HIV, được điều trị Zidovudine : Người ta khuyến cáo nồng độ erythropoietin huyết thanh nội sinh nên được xác định trước khi bắt đầu điều trị bằng Eprex. Dữ liệu sẵn có cho thấy những bệnh nhân có nồng độ erythropoietin huyết thanh nội sinh > 500 mU/ml thì thường không đáp ứng với liệu pháp Eprex. - Giai đoạn chữa trị: 100 UI/kg, 3 lần mỗi tuần tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch trong thời gian 8 tuần. Nếu sự đáp ứng không được như ý (nhu cầu truyền máu giảm do hemoglobin tăng) sau 8 tuần điều trị, liều Eprex có thể được tăng lên. Việc tăng liều nên được thực hiện theo từng mức tăng 50-100 IU/kg, tiêm 3 lần mỗi tuần ở các khoảng thời gian ít nhất 4 tuần. Nếu bệnh nhân đã không có được sự đáp ứng đầy đủ với Eprex ở liều 300 IU/kg, 3 tuần mỗi lần, thì thường họ cũng không có được sự đáp ứng ở liều cao hơn. Giai đoạn duy trì : Sau khi đã đạt được sự đáp ứng như mong muốn, liều dùng nên được điều chỉnh để duy trì hematocrit giữa 30-35%, dựa trên các yếu tố như các liều zidovudine khác nhau, sự hiện diện của nhiễm trùng gian phát hoặc các giai đoạn viêm. Nếu hematocrit vượt quá 40%, nên tạm ngưng điều trị cho tới khi hematocrit giảm đến 36%. Khi việc điều trị có thể bắt đầu lại, liều dùng nên được giảm khoảng 25% và rồi điều chỉnh lại liều để duy trì mức hematocrit mong muốn. Tình trạng sắt nên được đánh giá cho tất cả bệnh nhân trước và trong khi điều trị và việc bổ sung sắt nên được thực hiện khi cần thiết. Các nguyên khác gây thiếu máu nên được loại trừ trước khi bắt đầu liệu pháp Eprex (xem phần Thận trọng lúc dùng). Bệnh nhân phẫu thuật người lớn trong chương trình tiền hiến máu tự thân : Tất cả những chống chỉ định trong chương trình hiến máu tự thân nên được tuân thủ ở những bệnh nhân đang được điều trị bổ sung Eprex. Eprex nên được tiêm 2 lần mỗi tuần trong 3 tuần trước khi phẫu thuật nếu khoảng thời gian tiền hiến máu tiền phẫu thuật cho phép. Ở mỗi lần bệnh nhân hiến máu, 1 đơn vị máu được lấy ra và dự trữ cho việc truyền máu tự thân nếu bệnh nhân có hematocrit >= 33% và/hoặc hemoglobin >= 11g/dl. Liều điều trị được khuyến cáo là 600 IU/kg, tiêm tĩnh mạch 2 lần mỗi tuần. Đối với những bệnh nhân có nhu cầu kích thích tạo máu ở mức độ ít hơn, liều điều trị 150-300 IU/kg, tiêm tĩnh mạch 2 lần mỗi tuần đã cho thấy làm tăng hiệu quả tiền hiến máu tự thân và làm giảm sự sụt giảm hematocrit sau lấy máu. Tình trạng sắt nên được đánh giá trên tất cả bệnh nhân trước khi điều trị bằng Eprex. Nếu có tình trạng thiếu sắt xảy ra, bệnh nhân nên được điều trị bổ sung sắt trước khi được cho phép tham gia chương trình hiến máu tự thân. Ở những bệnh nhân thiếu máu, nguyên nhân gây ra thiếu máu nên được tìm ra trước khi bắt đầu liệu pháp Eprex. Việc bổ sung sắt đầy đủ (ví dụ : ít nhất 200 mg sắt nguyên tố uống mỗi ngày) được đòi hỏi bắt đầu ngay khi có thể và nên tiếp tục trong suốt quá trình điều trị. Hướng dẫn sử dụng : Tiêm dưới da : Thể tích thuốc lớn nhất cho mỗi vị trí tiêm nên là 1 ml. Nếu thể tích thuốc lớn hơn, nên dùng nhiều vị trí tiêm. Nên tiêm ở các chi hay ở thành bụng trước. Tiêm tĩnh mạch : nên tiêm Eprex chậm ít nhất từ 1-5 phút, đặc biệt cho những bệnh nhân có các triệu chứng giống cúm. Ở các bệnh nhân thẩm phân máu, nên tiêm thuốc vào kim fistula lúc hoàn thành lượt thẩm phân. Để tráng rửa đường ống và bảo đảm việc tiêm thuốc vào hệ tuần hoàn được hoàn hảo, sau khi tiêm Eprex, nên tiêm thêm 10 ml dung dịch muối đẳng trương. Không nên dùng Eprex truyền tĩnh mạch hoặc trộn lẫn với các thuốc khác. Tính tương kỵ : Không được hòa tan hoặc chuyển sang bất cứ vật chứa nào khác. Không được dùng kết hợp với dung dịch thuốc khác. BẢO QUẢN Bảo quản ở 2-8 o C. Không để đông lạnh hoặc lắc mạnh và phải bảo vệ tránh ánh sáng mặt trời. Vì Eprex không có chất bảo quản nên ống tiêm có sẵn thuốc chỉ nên sử dụng 1 lần. . EPREX (Kỳ 3) Bệnh nhân ung thư : Nồng độ hemoglobin đích nên vào khoảng 12 g/dl. Eprex có thể được dùng cho điều trị các bệnh nhân thiếu máu triệu chứng. Eprex có thể cũng. mỗi tháng, hãy giảm liều Eprex khoảng 25%. Nếu hemoglobin vượt quá 14 g/dl, hãy tạm ngưng điều trị cho đến khi hemoglobin giảm xuống 12 g/dl và rồi lập lại điều trị Eprex với liều thấp hơn 25%. bắt đầu điều trị bằng Eprex. Dữ liệu sẵn có cho thấy những bệnh nhân có nồng độ erythropoietin huyết thanh nội sinh > 500 mU/ml thì thường không đáp ứng với liệu pháp Eprex. - Giai đoạn chữa

Ngày đăng: 05/07/2014, 01:20