Giáo dục trẻ khi nhà có người giúp việc Trong gia đình có người giúp việc, cách cha mẹ ứng xử với họ ảnh hưởng trực tiếp đến cách giáo dục con trẻ. Cha mẹ cần lưu tâm điều này. Ngày nay, nhiều gia đình ở thành thị đều có người giúp việc. Do công việc bận rộn nên người phụ nữ thường phó mặc công việc nhà, chăm bẵm con trẻ cho họ. Nhiều ứng xử sai lầm của cha mẹ đối với người giúp việc đã gián tiếp hình thành nên tính cách, lối ứng xử không tốt của trẻ đối với người lao động. Cách cha mẹ cư xử với người giúp việc ảnh hưởng đến con cái Thái độ của cha mẹ coi người giúp việc là “ ôsin”, người hầu hạ trong nhà, sai gì phải làm đấy, khi bực tức, không hài lòng là có quyền la mắng, quát tháo. Họ không quan tâm sự có mặt ở đó của con. Người giúp việc phải làm tất cả những công việc trong nhà, chăm chút con họ tất cả những gì nó yêu cầu. Việc bố mẹ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ của trẻ. Cha mẹ không tôn trọng người giúp việc, coi thường họ: “ tại sao tôi bảo chị làm thế này mà chị lại làm ngược lại, ngốc thế là cùng”. Và trẻ có quyền yêu cầu bà giúp việc làm gì nó muốn, quát tháo như bố mẹ nếu không hài lòng: “ Cô bị làm sao thế, đã bảo không thích lại còn làm”. Rõ ràng, trẻ đang cho mình quyền như cha mẹ hách dịch và coi thường người lao động. Trẻ không phải làm gì từ việc gấp quần áo, lấy cặp đi học, ăn uống, dọn bàn học…. trẻ chỉ phải ngồi chơi vì bà giúp việc sẽ làm tất cả. Tính ỷ lại và lười biếng sẽ là tính cách đặc chưng của chúng. Cha mẹ thường không dạy bảo con cái khi con có thái độ không tốt với người giúp việc. Thường bỏ qua vì người giúp việc không phải là mối bận tâm của họ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng quên rằng, từ chính thái độ của cha mẹ với người lao động lại đang hình thành lên tính cách của con sau này: Sự ỷ lại, hách hịch và coi thường người khác. Cha mẹ dạy con ứng xử với người giúp việc Hãy nhớ rằng, cách cha mẹ ứng xử với người giúp việc chính là cách cha mẹ đang dạy con. Do đó, cha mẹ cũng cần thận trọng hơn trong cách cử xử hàng ngày của mình. Khi cha mẹ thể hiện sự tôn trọng, nói năng, sai việc cần dùng từ ngữ tế nhị, tránh những từ ngữ ra lệnh, quát tháo. Nếu lớn tiếng với người giúp việc cần tránh sự có mặt của con cái. Cha mẹ có thể thay bằng việc nói “ Chị dọn bàn đi cho cả nhà ăn cơm”, nên nói” Chị dọn giúp tôi bàn ăn để cả nhà cùng ăn cơm”. Trẻ sẽ thấy rằng mọi người đang chia sẻ, giúp nhau chứ không phải là sự ra lệnh. Chỉ bảo con phải tôn trọng người giúp việc: “ con nhờ cô giúp gì cần phải ăn nói lễ phép, gọi dạ bảo vâng, không được nói trống không, không được quát tháo, la ó. Hãy nhớ cô là một thành viên trong gia đình, và cô đến đây để giúp đỡ gia đình mình làm một số việc mà mẹ bận không thể làm hết được. Hãy nhớ rằng, cô ấy không phải là người để con sai vặt. Con hiểu rồi chứ?”. Hãy nhắc lại nhiều lần để con ghi nhớ điều này. Khơi gợi sự cảm thông của trẻ đối với người giúp việc. Cha mẹ có thể tâm sự với trẻ về hoàn cảnh khó khăn của cô ấy, nói rằng chúng ta cần thông cảm, chia sẻ và tôn trọng cô ấy. Mặc dù cô ấy đi giúp việc cho người khác, nhưng cô ấy lao động chân chính và không làm gì xấu, vì thế cô ấy cũng là người tốt. Trẻ sẽ có cái nhìn thông cảm với người giúp việc và không coi thường cô ấy. Dặn người giúp việc không được quá chiều trẻ. Với sự đòi hỏi thái quá, những câu nói hỗn, sự ra lệnh…người giúp việc cần từ chối yêu cầu của trẻ để cho trẻ thấy không phải cái gì chúng đưa ra cũng được chấp nhận, không phải chỉ vì cô là người giúp việc nên phải làm theo chúng. Việc này sẽ làm hư trẻ và sẽ khiến cha mẹ khó dạy dỗ. Dạy con tự làm một số việc đơn giản để tự rèn luyện tính tự lập, như tự gấp quần áo của mình, dọn dẹp bàn học, tự lấy nước uống, tự lấy – cất cặp khi đi học, … và nhớ giao kèo với con trước cả gia đình và người giúp việc – nhắc cô ấy chỉ được hướng dẫn trẻ, không làm hộ để con bạn tự rèn luyện. Nhà có người giúp việc giúp bạn thảnh thơi hơn, nhưng đồng thời cha mẹ cũng cần chú ý hơn trong cách giáo dục con cái để tránh con có tính ỷ lại, hách dịch và coi thường người lao động. Hãy dành thời gian cho con và đừng lờ đi những việc chúng làm sai là bạn đang giáo dục con rất tốt rồi đấy. . Giáo dục trẻ khi nhà có người giúp việc Trong gia đình có người giúp việc, cách cha mẹ ứng xử với họ ảnh hưởng trực tiếp đến cách giáo dục con trẻ. Cha mẹ cần lưu. thành thị đều có người giúp việc. Do công việc bận rộn nên người phụ nữ thường phó mặc công việc nhà, chăm bẵm con trẻ cho họ. Nhiều ứng xử sai lầm của cha mẹ đối với người giúp việc đã gián. không tốt của trẻ đối với người lao động. Cách cha mẹ cư xử với người giúp việc ảnh hưởng đến con cái Thái độ của cha mẹ coi người giúp việc là “ ôsin”, người hầu hạ trong nhà, sai gì phải