Chăm sóc trẻ bị quai bị Quai bị là một căn bệnh thường gặp với trẻ nhỏ, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Sau đây là một số những nguyên tắc vàng trong việc chăm sóc trẻ khi bị quai bị. Hiểu đơn giản, quai bị là bệnh nhiễm trùng của các tuyến nước bọt, tuyến sản xuất ra nước bọt giúp tiêu hóa thức ăn. Đây là bệnh lành tính nhưng rất lây. Nếu như không được chủng ngừa, gần như đa số các trẻ khi tiếp xúc với cộng đồng sẽ mắc bệnh quai bị. Triệu chứng: - Có đến 50% trẻ em mắc quai bị phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi. Trẻ bị quai bị - Khi bị quai bị, thường kèm theo những triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu và ăn không thấy ngon miệng. - Sau khi bị mắc quai bị 1-2 ngày, tuyến nước bọt cũng sẽ bị sưng phồng. - Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên. Ở thời điểm này, trẻ nhỏ thường sợ tiếp xúc với ánh sáng chói, chán ăn và có thể nôn. Triệu chứng đau đầu thậm chí vẫn còn tiếp diễn sau khi các tuyến ở vùng mang tai đã hết sưng. - Triệu chứng sưng phồng thường sẽ suy giảm sau khoảng 5-10 ngày. Chăm sóc trẻ: - Khi bị mắc quai bị, trẻ cần được nghỉ ngơi và nên để trẻ nằm trong phòng tối, ít ánh sáng. - Có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen, để giúp đau đầu, giảm sưng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc sử dụng phụ. - Nên cho bé uống nhiều nước. - Có thể cho trẻ uống nước ngọt để giúp trẻ dễ ăn hơn. - Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn thốc. - Không nên cho trẻ ra ngoài để tránh gió, thay vào đó hãy giữ trẻ trong nhà đến khi những vùng sưng tấy giảm xuống (thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất chín ngày). - Nằm nghỉ, đặc biệt khi có sưng tinh hoàn thì phải nghỉ tuyệt đối. - Chườm nóng vùng góc hàm. - Dùng thuốc hạ sốt, an thần, giảm đau. Tham khảo và tuân theo ý kiến BS - Súc miệng nước muối hoặc các chất sát trùng khác. - Ăn nhẹ. - Ðặc biệt phải cách ly trẻ, vì bệnh rất hay lây. Các biến chứng: Khi bị mắc quai bị nếu không hiểu biết và chăm sóc đúng cách trẻ dễ gặp phải những biến chứng sau: Biến chứng viêm não - viêm màng não: cần phải có sự can thiệp ngay của các bác sĩ. Biến chứng thường xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi viêm tuyến mang tai. Trẻ có hiện tượng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi co giật. Biến chứng viêm tinh hoàn: biến chứng này thường gặp nhất. Biến chứng xảy ra sau 7-10 ngày viêm tuyến mang tai, trẻ thường đột nhiên sốt cao 40-41 độ C, lạnh run, nhức đầu, mê sảng, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to. Tình trạng này kéo dài khoảng một tuần thì giảm. Biến chứng viêm tụy tạng cấp: thường ít gặp nhất, xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ bảy sau khi viêm tuyến mang tai, người bệnh sốt cao, đau bụng, nôn, trụy mạch. Trẻ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, giảm đau là có thể hồi phục sau hai tuần. Cách phòng ngừa: - Nên tiêm văcxin chủng ngừa cho trẻ khi trẻ được 12 tháng, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. - Các chuyên gia khuyên bạn không nên tiêm văcxin phòng quai bị trong giai đoạn mang thai. . như đa số các trẻ khi tiếp xúc với cộng đồng sẽ mắc bệnh quai bị. Triệu chứng: - Có đến 50% trẻ em mắc quai bị phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi. Trẻ bị quai bị - Khi bị quai bị, thường kèm. Chăm sóc trẻ bị quai bị Quai bị là một căn bệnh thường gặp với trẻ nhỏ, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách và. sẽ suy giảm sau khoảng 5-10 ngày. Chăm sóc trẻ: - Khi bị mắc quai bị, trẻ cần được nghỉ ngơi và nên để trẻ nằm trong phòng tối, ít ánh sáng. - Có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm