Chăm sóctrẻbị ban nhiệtdonóngđúngcách
Vào mùa hè, bannhiệt là tổn thương da phổ biến nhất ở trẻ em. Bannhiệt
thường không nguy hiểm tới sức khỏe trẻ, song nếu các bậc phụ huynh không
chăm sócđúngcách cho trẻ, thì sẽ làm bệnh rất lâu lành.
Ban nhiệt là tình trạng da bị phát bando viêm tấy, nổi những hạt nhỏ li ti hoặc mảng
màu hồng, xảy ra khi trẻđổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân do các lỗ
chân lông bị bít kín, tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn do tế bào chết của da hoặc vi khuẩn.
Ban nhiệt xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, thường gặp ở những vùng mồ
hôi tiết ra nhiều như trán, cổ vai, lưng, ngực, vùng tã lót, các nếp gấp của cơ thể gây
ngứa nhiều từng cơn. Bệnh xuất hiện trong vài ngày và hết nhanh khi nhiệtđộ môi
trường cải thiện, lúc trẻ ngừng đổ mồ hôi.
Khi trẻ nổi bannhiệt phải chămsócđúng và theo dõi cẩn thận, không tự ý điều trị
theo kinh nghiệm.
3 dạng bannhiệt
Tùy mức độ tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi nông hay sâu có 3 dạng ban nhiệt:
Ban hạt kê:
Còn gọi là ban bạch, thường gặp ở trẻ sơ sinh, gồm những bóng nước trắng li ti xuất
hiện từng đám, không viêm cũng không đỏ xung quanh. Ban hạt kê ít gây ngứa và
thường biến mất trong vài giờ đến vài ngày.
Ban kê đỏ:
Còn gọi là rôm sảy là dạng thường gặp nhất ở trẻ em. Da đỏ lên, xuất hiện rất nhiều
bóng nước rời rạc hoặc thành từng chùm dạng đốm lấm tấm đỏ trên da, gây cảm giác
như bị kim châm chích hoặc rát ngứa dữ dội từng cơn. Trẻ bệnh thường gãi nhiều, khó
chịu và hay quấy khóc.
Ban kê sâu hay ban kê mủ:
Là dạng ít gặp, xảy ra khi trẻbị nhiều đợt rôm sảy tái đi tái lại. Ban lúc này là những
mụn cứng, màu sậm hơn. Dạng này cũng ít ngứa hơn rôm sảy nhưng nguy hiểm vì dễ
dẫn đến kiệt sức.
Cách chămsócđúng
Để bảo vệ làn da của trẻ nhỏ mùa nắng nóng các bậc phụ huynh nên lưu ý làm dịu,
mát da trẻ bằng cách cho trẻ chơi, ngủ ở nơi mát mẻ. Tránh ủ kỹ, mặc quá nhiều quần
áo. Không tắm nước nóng, xà phòng dễ gây kích ứng da khiến ngứa, tổn thương da
nhiều hơn. Nếu trẻ còn đang bú người mẹ cần hạn chế những thực phẩm, gia vị cay
nóng.
Khi trẻbịban nhiệt, cha mẹ cần chămsócđúng bằng cách giữ cho da trẻ mát, sạch và
khô để giảm ngứa và giảm các kích thích ở da. Tránh đổ mồ hôi nhiều bằng cách cho
trẻ ở nơi thông thoáng, mát mẻ…, ngủ dưới quạt nhẹ. Đối với trẻ biết đi cần hạn chế
trẻ chạy nhảy quá nhiều ngoài trời nắng nóng sẽ đổ mồ hôi… sẽ hạn chế tổn thương
da rộng hơn.
Hàng ngày cần tắm rửa cho trẻ chú ý các vùng da cọ xát, các nếp kẽ cần nhẹ nhàng
tránh tổn thương da. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, bằng chất liệu mỏng và thấm mồ
hôi. Cắt ngắn móng tay trẻ để tránh gãi ngứa. Ngoài ra, cho trẻ uống nhiều nước, ăn
đầy đủ các chất như: rau quả, vitamin và chất khoáng. Tránh thức ăn cay, mặn, thức
uống nóng.
Đưa trẻ đi khám bệnh khi: Tổn thương da lan rộng, trẻ gãi ngứa nhiều hơn, da sưng
đỏ, đau,… kèm theo trẻ quấy khóc, sốt, mệt nhiều hơn, hoặc bannhiệt không giảm sau
3 ngày nhằm tránh trẻbị những biến chứng nguy hiểm. Nếu vùng da bịbannhiệt có
trầy loét, chảy nước, cần thoa thuốc tại chỗ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không bôi
phấn rôm lên vùng da bị tổn thương.
Khi trẻ nổi bannhiệt phải chămsócđúng và theo dõi cẩn thận, không tự ý điều trị
theo kinh nghiệm.
. Chăm sóc trẻ bị ban nhiệt do nóng đúng cách Vào mùa hè, ban nhiệt là tổn thương da phổ biến nhất ở trẻ em. Ban nhiệt thường không nguy hiểm tới sức khỏe trẻ, song nếu các. huynh không chăm sóc đúng cách cho trẻ, thì sẽ làm bệnh rất lâu lành. Ban nhiệt là tình trạng da bị phát ban do viêm tấy, nổi những hạt nhỏ li ti hoặc mảng màu hồng, xảy ra khi trẻ đổ mồ hôi. nhanh khi nhiệt độ môi trường cải thiện, lúc trẻ ngừng đổ mồ hôi. Khi trẻ nổi ban nhiệt phải chăm sóc đúng và theo dõi cẩn thận, không tự ý điều trị theo kinh nghiệm. 3 dạng ban nhiệt Tùy