Đóng gói lên đường thôi! Cứ nghĩ đến viễn cảnh đi nghỉ hè cùng bọn trẻ là tôi lại chán ngán, một đống hành lý lỉnh kỉnh. Làm cách nào đóng gói hành lý thật gọn ghẽ nhưng chẳng thiếu thứ gì nhỉ? Xe đẩy, tã giấy, sữa, bình sữa, bột ăn dặm và đồ chơi… đây là những thứ phải sắp xếp vào túi xách du lịch đầu tiên nếu bạn là bố mẹ trẻ sắp đi du lịch cùng con nhỏ. Dĩ nhiên là chuyến du lịch này chẳng hấp dẫn được ai khi phải mang vác cả trẻ lẫn đồ dùng, thực phẩm của nó. Thế nhưng, nhất thiết cứ phải mang theo từ cái kim băng đến cái dụng cụ hút mũi. Chị Thanh – nhà thiết kế mẫu tóc, 28 tuổi – vừa trải qua kỳ nghỉ hè với cậu con trai 2 tuổi và con gái mới 10 tháng, cho biết “Nên mang theo đồ dùng gì? Điều đó còn phụ thuộc vào gia đình bạn đi đâu và bọn trẻ bao nhiêu tuổi?”. “Theo tôi, một yếu tố nữa cũng hết sức quan trọng mà ít ai nghĩ đến, đó là thói quen của bọn trẻ. Dựa trên thói quen của chúng, ta sẽ biết cách nên chọn những đồ dùng gì giúp trẻ thoải mái trong suốt kỳ nghỉ và để lại những thứ không cần thiết ở nhà. Con trai 3 tuổi của tôi chỉ có thể ngủ ngon với cái chăn đắp thân quen của nó mà thôi”. Một số bà mẹ được phỏng vấn còn cho biết “Một bí quyết giúp chuyến du lịch của bạn nhẹ nhàng, thoải mái là nên chọn địa điểm du lịch đã từng đến hoặc một nơi không có những đòi hỏi quá khắc khe. Lên kế hoạch nghỉ mát một nơi đã từng đến bạn sẽ dễ dàng lên danh sách những gì cần mang theo mà không tốn nhiều thời gian”. Cố gắng không mang theo đồ ít sử dụng cũng chưa hẳn là tất cả Chị Hằng, người thường lái xe đưa 2 con – 6 tuổi và 3 tuổi ra Huế thăm ông bà ngoại chia sẻ kinh nghiệm của mình. “Gia đình tôi thường chở con về thăm ông bà từ nhỏ nên chúng quen với những chuyến đi dài. Tuy đã thuộc lòng lộ trình nhưng điều quan trọng vẫn phải làm là lên kế hoạch cho chuyến đi thật phù hợp. Cách đây hơn 2 năm, chúng tôi còn đi thăm Hà Nội. Lúc ấy bé Tí mới 3 tuổi và Ti mới 10 tháng. Đi cùng gia đình chúng tôi còn có gia đình người em chồng. Người đã đông nên không thể nào nhồi nhét mọi vật dụng cho bọn trẻ. Chúng tôi quyết định chỉ mang theo những đồ dùng thật cần thiết, còn những thứ như tã giấy hay ngay cả quần áo chúng tôi cũng có thể mua sắm ở dọc đường. Khi nghỉ qua đêm ở khách sạn, chúng tôi giặt quần áo, quần áo của bọn trẻ khá nhỏ và bằng cotton nên rất mau khô. Chỉ cần giặt buổi tối thì sáng mai đã có thể lấy xuống mặc. Còn việc tiệt trùng bình sữa thì đã có ấm nước điện. Trước khi khởi hành là các bình sữa đều được tiệt trùng dùng để sử dụng cả ngày hôm đó. Ngoài ra tôi còn dùng thêm lớp lót bình dùng 1 lần. Khi đi chơi cùng với trẻ nhỏ thì nên mang theo xe đẩy phòng trường hợp đi bộ ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành. Đối với trẻ lớn hơn, tôi mang theo vài món đồ chơi bé thích để bé không cảm thấy buồn chán và quấy phá khi phải ngồi cả ngày trên xe, dọc đường đi đôi khi tôi cũng mua thêm vài món đồ chơi nho nhỏ. Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ và đặc biệt hơn khi chuyến đi kéo dài; để giúp chúng ngủ ngon, sớm hồi phục sức khỏe tôi mang theo cái gối thân quen của nó. Tôi cũng mang theo vài thứ cho chúng nhấm nháp suốt đường đi như bánh bột bắp nướng, bánh quy và cả sô cô la. Còn một thứ nữa mà tôi không bao giờ quên khi đi du lịch và nhất là khi có bọn trẻ đi theo là bộ đồ dùng trong sơ cấp cứu. Tuy tôi chưa phải sử dụng đến nhưng cẩn thận vẫn hơn”. Nếu muốn đi du lịch gọn nhẹ thì cần phải lên kế hoạch thật kỹ Khi công ty chồng tôi cho nhân viên đi du lịch Hà Nội - Vịnh Hà Long trong vòng 4 ngày, tôi mang cả cháu bé 7 tháng tuổi. Tôi không mang nhiều đồ vì phải ẵm con và vì tôi biết rằng ở Hà Nội cũng có nhiều nơi bán vật dụng cho con nít. Lần ấy trong xách tay của tôi chỉ có hộp sữa công thức, bình sữa và một bình thủy nhỏ. Nước sôi dùng để khử trùng bình sữa, là nước pha sữa và khuấy bột cho bé. Cũng may là ở tuổi này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Theo dõi thói quen của bé, tôi ước lượng được ban ngày bé xài 8 tã giấy và 2 cái vào ban đêm. Tôi mang 20 cái cho 2 ngày đầu tiên, khi trở về Hà Nội thì tôi không còn lo về điều này nữa. Khi đi tham quan hoặc mua sắm, tôi dùng địu nên tay chân rảnh tha hồ đi lại và xách đồ. 2 năm sau tôi lại có dịp trở lại Hà Nội, lần này con trai tôi được 3 tuổi và tôi đã có thêm bé gái 1 tuổi, lần này đồ đạc còn gọn nhẹ hơn do tôi đã nắm được lịch trình, nơi chốn, có kinh nghiệm đã trải qua ở lần đi trước. Tôi chỉ mang theo vài bộ quần áo, sữa và vài món đồ chơi. Một lời khuyên dành cho những gia đình đi du lịch ở những nơi lạnh giá: Mặc lại quần áo Tháng 8 vừa qua, gia đình chị Cẩm trải qua mùa đông giá lạnh ở nước Brisbane, Úc, khi con trai chị vừa tròn 3 tuổi. Tôi có may mắn đã được đi Úc đôi ba lần nhưng toàn đi một mình, lần này có thêm con nhỏ nên tôi lên kế hoạch rất kỹ. Tôi liên lạc với đồng nghiệp ở Úc để hỏi thăm và nhờ đặt khách sạn trước. Mặc dù tôi biết rằng không khó để tìm khách sạn nhưng khi đã có chỗ để nghỉ ngơi tôi sẽ biết được mình chỉ cần mang theo những gì. Nhiệt độ chỉ khỏang 10 độ nên tôi cần mang theo áo ấm, 2 bình sữa, một hộp sữa chưa mở và xe đẩy. Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi tôi mang theo xe đẩy làm gì khi con tôi đã 3 tuổi. Xin thưa là vì tôi hiểu rõ con mình, thằng bé không thích đi bộ; ngoài ra, xe đẩy có thùng rộng cũng thuận tiện cho việc lang thang đi sắm đồ của tôi. Hành lý của chồng tôi thì lại càng gọn nhẹ, một cái máy quay phim và máy vi tính xách tay. Ngoài áo lạnh thì tôi chỉ mang 2 bộ đồ ngủ, 2 bộ đồ jean. Nhiều gia đình đến khổ vì mang qua nhiều quần áo khi đi du lịch nhưng tôi nghĩ khi trời quá lạnh, cơ thể không toát mồ hôi thì quần áo đâu có ‘bốc mùi”, vì vậy tôi có thể mặc vài lần mà chẳng làm người xung quanh khó chịu. Vì thằng bé của tôi chưa biết thức dậy đi tiểu ban đêm nên tôi mang theo vài cái tã giấy xài ban đêm, cái chăn đắp nó ưa thích. Vậy thì vật dụng gì chiếm chỗ trong va li của tôi nhiều nhất? Bạn tin không? Đó là quần áo ấm và các vật dụng vệ sinh (xà bông, bàn chải…), tôi không mang gì nhiều cho con mình cả. Lời khuyên khi đi du lịch cùng trẻ nhỏ: Khi đi du lịch cùng với trẻ nhỏ bằng máy bay, người ta thường được khuyến cáo nên cho em bé bú mẹ hoặc bú bình, thậm chí ngậm vú giả khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. Không bao giờ được rời xa hoặc rời mắt khỏi bọn trẻ. Trong trường hợp không ở cạnh bé được thì bỏ thẻ nhận dạng của bé, thông tin gia đình bạn vào túi áo của bé. Dặn dò trẻ không bao giờ được mở cửa cho bất kỳ ai khi gia đình bạn đang nghỉ lại khách sạn. Khi bước vào hoặc bước ra khỏi thang máy phải giữ bé sát bên mình, tránh trường hợp thang máy đóng quá nhanh, bé bị kẹt lại hoặc cửa kẹp phải bé. Chắc chắn là không bị tổn thương gì nghiêm trọng nhưng sẽ làm bé sợ hãi. Người lớn nên phân rõ tránh nhiệm, người này chú ý đến bọn trẻ, người kia trông chừng hành lý. Vậy thì không ai đi lạc và cũng không thất thoát đồ đạc. Nếu bé của bạn dưới 12 tháng hoặc vẫn còn ở tuổi uống sữa công thức thì nên mang theo hộp sữa nguyên. Đôi khi rất khó tìm được đúng loại sữa bạn đang dùng ở một địa phương khác. Và cần phải mang thêm sữa phòng bị bởi rất có thể trẻ mệt mỏi, thích uống sữa hơn ăn hoặc thức ăn không phù hợp với khẩu vị của chúng. Bạn có thể mua quần áo, giày vớ và tã giấy ở nơi bạn đi du lịch nhưng nên lưu ý là đồ dùng, thực phẩm….phải được tính toán cẩn thận và tốt nhất là số lượng phải đủ cho đến ngày cuối cùng hoặc thêm một ngày dự trù. Mang theo cả sách gối đầu giường, gối và đồ chơi được ưa thích, một ít bánh snack cỡ nhỏ. . Đóng gói lên đường thôi! Cứ nghĩ đến viễn cảnh đi nghỉ hè cùng bọn trẻ là tôi lại chán ngán, một đống hành lý lỉnh kỉnh. Làm cách nào đóng gói hành lý thật gọn ghẽ. lịch đã từng đến hoặc một nơi không có những đòi hỏi quá khắc khe. Lên kế hoạch nghỉ mát một nơi đã từng đến bạn sẽ dễ dàng lên danh sách những gì cần mang theo mà không tốn nhiều thời gian” quen với những chuyến đi dài. Tuy đã thuộc lòng lộ trình nhưng điều quan trọng vẫn phải làm là lên kế hoạch cho chuyến đi thật phù hợp. Cách đây hơn 2 năm, chúng tôi còn đi thăm Hà Nội. Lúc