Một số sinh vật gây hại phổ biến trên hoa lan(tt) docx

11 352 1
Một số sinh vật gây hại phổ biến trên hoa lan(tt) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số sinh vật gây hại phổ biến trên hoa lan(tt) Rệp vảy Rệp vảy có hình dáng nhỏ, dạng đĩa tròn màu nâu thông thường bám vào mặt dưới của lá và đặc biệt dọc theo các gân lá. Chúng làm cây trở nên xấu xí và gây ra những đốm nhạt màu trên lá. Khi còn nhỏ, chúng dễ dàng bị loại bỏ bằng khăn ướt hay bông thấm nước. Khi bị nhiễm nặng, mốc đen thường xuất hiện, trong giai đoạn này việc loại trừ là rất khó. Ở đây cách đơn giản nhất để loại trừ chúng cũng như ngăn ngừa sự xâm nhiễm sau này bằng cách sử dụng thuốc diệt côn trùng nội hấp. Hình 4: Rệp vảy Bọ trĩ Bọ trĩ là những côn trùng giống ruồi, có kích thước nhỏ, di chuyển rất nhanh gây hại trên hoa và lá bằng cách chích vào mô cây và hút nhựa. Chúng gây ra các đốm ánh bạc và cản trở sự phát triển bình thường của hoa và lá. Khi bị nhiễm nghiêm trọng cây bị còi và rất khó coi. Việc xử lý những côn trùng này tương đối đơn giản, chỉ việc sử dụng thuốc diệt côn trùng nội hấp phun lên cây khi phát hiện sự hiện diện của chúng. Vì đây là loài di chuyển nhiều và nhanh từ cây này sang cây khác, khi phun thuốc nên xử lý hết tất cả cây trong vườn. Hình 5: Bọ trĩ Mọt ngũ cốc Mọt ngũ cốc - bọ cánh cứng cũng là những loài gây hại nguy hiểm. Những con bọ cánh cứng trưởng thành dài khoảng 12 mm và gây hại trên lá chủ yếu vào ban đêm. Những ấu trùng màu kem sữa của chúng với cái đầu tương đối to thích nghi tốt với vùng rễ và gây hại bằng cách ăn rễ. Những ấu trùng này ẩn trốn trong giá thể và vì vậy khi thay chậu phải kiểm tra cẩn thận giá thể trồng, đảm bảo giá thể sạch không hiện diện bất kỳ loài vật gây hại nào. Hình 6: Mọt ngũ cốc Lá bị những con trưởng thành nhai rất dễ thấy, tuy nhiên khi ấu trùng hiện diện cũng là lúc xuất hiện triệu chứng bộ lá bị héo rủ. Lúc này sự xâm nhiễm đã rất trầm trọng. Xịt lên lá và ngâm giá thể vào trong thuốc diệt côn trùng, sau đó đặt cây vào chỗ bóng râm để chúng phục hồi, tránh tưới quá nhiều nước lên giá thể sẽ làm cho chúng thiếu thông thoáng không tốt cho sự phục hồi của cây. Bọ cánh cứng Những con mọt còn được gọi là bọ cánh cứng. Những con bọ này là những sinh vật rất nhanh nhẹn, chúng có rất nhiều loại và có khả năng xâm hại nhiều loại cây từ cây nho, dâu tây và táo cho đến các loại củ cải và bắp cải. Chúng được tìm thấy ở hầu hết các vườn cây và thường lẻn vào trong các vườn ươm, nhà kính vào ban đêm. Ngoài gây hại trên những cây nêu trên chúng còn có khả năng gây hại trên nhiều loài cây trong nhà kính như cúc lọ lem (Cineraria) và thu hải đường (Begonia). Rệp gỗ Thức ăn chính của rệp gỗ là các phần thực vật mục rữa do đó nhiều người tin rằng chúng không có gây hại trên cây còn sống. Nhưng thật sự chúng có thể ẩn núp trong chậu lan và ăn đầu rể của cây lan. Chúng thường gây hại trên những cây lan leo do chúng có thể dễ núp dưới thân cây mà cây lan bám vào hay phía sau lưng của cây lan. Nên thường xuyên kiểm tra phần lưng cây lan tựa vào cây chủ và có thể diệt rệp gỗ bằng bất cứ thuốc diệt côn trùng do chúng rất mẫn cảm với các loại thuốc diệt côn trùng. Sên và ốc sên Chúng thật sự là một hiểm họa cho các nhà trồng lan. Nền nhà kính trồng lan bằng bê tông có thể ngăn chặn được sự xuất hiện của sên, tuy nhiên nhiều con thường tìm được con đường vào bên trong bằng cách sống bên dưới nền cũng như dưới các chậu lan và sẽ bắt đầu tàn phá khi đêm xuống. Sự xuất hiện của các dấu cắn trên lá và nụ hoa cùng với các vệt nhớt dài trên cây hay trên chậu và sàn đều là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của chúng. Chúng thường leo lên cao và dường như hay xâm hại các cây lan leo. Các viên thuốc diệt sên nên được rải xung quanh chậu ở những nơi có xuất hiện những vết nhớt dài và dùng những đĩa cho vào một ít bia sẽ dễ dàng xác định được các ốc sên đã ăn thuốc. Ếch và cóc bên trong nhà kính cũng có thể dùng kiểm soát các con sên một cách dễ dàng. Hình 7: Ốc sên Vệ sinh nhà kính, vườn ươm Những vườn ươm, nhà kính thiếu sự chăm sóc luôn là nơi ẩn náu của những sinh vật gây hại như rệp, gián và các động vật nhiều chân. Rệp gỗ có thể dễ dàng loại trừ bằng cách làm vệ sinh nhà kính cẩn thận và kết hợp với việc phun thuốc diệt côn trùng. Gián có khả năng sống sót rất đáng nể với tập tính rất dơ bẩn và chúng thèm muốn ăn hầu hết mọi thứ mặc dù có thông tin cho rằng chúng không thích dưa leo. Chúng chủ yếu ăn vào ban đêm. Bả và một số hoá chất có thể giúp kiểm soát được loài gián này. Những con cuốn chiếu thường ăn rễ và các phần bên dưới mặt đất của cây. Chúng di chuyển chậm hơn các loại rết, những loài có một cặp chân trên mỗi đốt của cơ thể với khả năng di chuyển nhanh nhen và [...]...sống bằng cách ăn các côn trùng khác Cuốn chiếu có hai cặp chân trên mỗi đốt của cơ thể Chúng có thể dễ dàng xử lý bằng cách dọn sạch rác và phun thuốc diệt côn trùng . Một số sinh vật gây hại phổ biến trên hoa lan(tt) Rệp vảy Rệp vảy có hình dáng nhỏ, dạng đĩa tròn màu nâu thông. thực vật mục rữa do đó nhiều người tin rằng chúng không có gây hại trên cây còn sống. Nhưng thật sự chúng có thể ẩn núp trong chậu lan và ăn đầu rể của cây lan. Chúng thường gây hại trên. thường lẻn vào trong các vườn ươm, nhà kính vào ban đêm. Ngoài gây hại trên những cây nêu trên chúng còn có khả năng gây hại trên nhiều loài cây trong nhà kính như cúc lọ lem (Cineraria)

Ngày đăng: 05/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan