Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
588,5 KB
Nội dung
Điều kiện tự nhiên dân số Thông tin tổng quan Đơn dương là huyện nằm ở phía Đông Nam Đà Lạt, phía Nam cao nguyên Lâm viên ; có độ cao trên 1000 m. Với diện tích đất tự nhiên trên 61.000 ha ; trong đó đất sản xuất nông nghiệp gần 17.000 ha, đất lâm nghiệp 38.000 ha. Có 10 đơn vị xã, Thị trấn với dân số trên 91.000 dân ; Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 30%. Đứng trên góc độ phát triển kinh tế thì Đơn dương hội tụ khá nhiều yếu tố thuận lợi – Có Quốc lộ 27 đi qua, cận kề : cửa ngõ các tỉnh Miền trung vào Lâm đồng Đà lạt, tiếp giáp với trung tâm kinh tế Đức trọng, đất đai thổ nhưỡng phù hợp với với nhiều lọai cây trồng; đặc biệt các lọai rau. Mặt khác xét về khả năng du lịch có thể là điểm dừng chân Du khách trước và sau khi đến và đi Đà Lạt để thưởng thức không khí , thắng cảnh rừng núi như đèo Ngọan mục, hồ Đa nhim … Vị trí địa lý - Diện tích : 61.000 ha a/ Phía Đông giáp : Tỉnh Ninh Thuận b/ Phía Tây giáp : Huyện Đức Trọng . c/ Phía Nam giáp : Huyện Đức Trọng . d/ Phía Bắc giáp : Thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương. - Địa hình được chia làm 3 dạng chính Địa hình núi cao. Địa hình đồi thoải lượn sóng . Địa hình thung lũng sông suối . - Các loại đất ở địa phương: Gồm có các loại đất chính sau : Đất phù sa dốc tụ . Đất phù sa sông suối . Đất phù sa không được bồi hàng năm . Đất nâu đỏ trên Ban Zan. Đất đỏ vàng trên đá phiến. Đất mùn vàng đỏ Gzanit và Daxit. - Tổng diện tích đất tư nhiên: 61.032 ha Các xã STT Tên Xã Diện tích (ha) Ghi chú 1. Thị trấn Thạnh Mỹ 2.131 7 khu phố và 01 thôn 2. Thị trấn Dran 13.330 06 khu phố và 7 thôn 3. Xã Quảng Lập 950 05 thôn 4. Xã Tutra 7.450 14 thôn 5. Xã Ka Đơn 3.850 10 thôn 6. Xã Pró 8.820 7 thôn 7. Xã Ka Đô 8810 10 thôn 8. Xã Đà Ròn 3.349 8 thôn 9. Xã Lạc Lâm 2.120 10 thôn 10. Xã Lạc Xuân 10.350 15 thôn Cơ cấu dân số Tổng số dân của huyện Đơn Dương sơ bộ năm 2005 ’92.012 khẩu STT Tên xã, Thị t rấn Số dân Diện tích (km2) 1. TT Dran 15.440 135,4 2. Lạc Xuân 11.905 102,4 3. Lạc Lâm 9.111 21,6 4. TT Thạnh Mỹ 10.031 21,6 5. Đạ Ròn 7.373 32,4 6. KA Đô 10.068 88,2 7. Quảng Lập 4.357 9,7 8. Pró 5.092 87,9 9. Ka Đơn 7.549 37,1 10. TuTra 11.085 74,0 - Các dân tộc thiểu số đang sống trên địc bàn huyện : C’ho, Chill, ChRu, Eâđê, Nùng, tày, Hoa, Chàm. Với tổng số hộ :4.271 hộ và trên 17.000 khẩu, cư trú trên 35 thôn dân tộc trong tổng số 99 thôn của huyện . ngành nghề chủ yếu của các dân tộc trên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp : trồng lúa và rau màu . .Hồ Đanhim - Địa điểm : TT Dran – H. Đơn dương - Mô tả hiện trạng và những nét hấp dẫn về tự nhiên, nhân văn : nằm ở hướng đông của huyện, chứa và cung cấp nước cho thủy điện Đa nhim, được xây dựng từ những năm 60, xung quanh hồ là rừng nguyên sinh thuộc rừng phòng hộ. Thích hợp cho du lịch sinh thái và du lịch trong lòng hồ 2. Rừng cảnh quan đèo Ngoạn mục - Địa điểm : Thôn Phú Thuận-TT Dran Mô tả hiện trạng và những nét hấp dẫn về tự nhiên, nhân văn : nằm dọc QL 27 đầu chân đèo Ngoạn mục giáp ranh địa giới hành chính với huyện Ninh Sơn-Ninh thuận, là điểm dừng của xe khi lên hết đèo hoặc trước khi xuống đèo, có Thác Thiên thai nằm giữa hai đồi núi trong cánh rừng tự nhiên thuộc rừng phòng hộ 3. Hồ PRÓ - Địa điểm : Thôn Đông Hồ - Xã Pró Hiện trạng và những nét hấp dẫn về tự nhiên, nhân văn ; là hồ chứa nước được xây dựng tù những năm 80, phục vụ tứơi tiêu cho gần 400 ha đất nông nghiệp của 2 Xã Pró và Kađơn. Diện tích lòng hồ trên 70 ha, xung quanh là rừng phòng hộ nguyên sinh. Hồ cách QL 27 khoảng 15 km, đường ôtô ra vào được; trong đó có trên 10 km đường đã được thảm nhựa 4. Hồ Đàròn - Địa điểm : Thôn Đàròn – Xã Đàròn - Hiện trạng và những nét hấp dẫn về tự nhiên, nhân văn : nằm hướng tây bắc huyện gần QL 27 có diện tích lòng hồ trên 110 ha, xung quanh là rừng Thông bao bọc, được xây dựng từ những năm cuối 90, phục vụ tưới tiêu cho Xã Đàròn và TT Thạnh Mỹ. Lịch sử hình thành Đơn dương là huyện nằm ở phía Đông Nam Đà Lạt, phía Nam cao nguyên Lâm viên ; có độ cao trên 1000 m. Với diện tích đất tự nhiên trên 61.000 ha ; trong đó đất sản xuất nông nghiệp gần 17.000 ha, đất lâm nghiệp 38.000 ha. Có 10 đơn vị xã, Thị trấn với dân số trên 91.000 dân ; Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 30%. Đứng trên góc độ phát triển kinh tế thì Đơn dương hội tụ khá nhiều yếu tố thuận lợi – Có Quốc lộ 27 đi qua, cận kề : cửa ngõ các tỉnh Miền trung vào Lâm đồng Đà lạt, tiếp giáp với trung tâm kinh tế Đức trọng, đất đai thổ nhưỡng phù hợp với với nhiều lọai cây trồng; đặc biệt các lọai rau. Mặt khác xét về khả năng du lịch có thể là điểm dừng chân Du khách trước và sau khi đến và đi Đà Lạt để thưởng thức không khí , thắng cảnh rừng núi như đèo Ngoạn Mục, hồ Đa nhim … Cao nguyên Lang Biang trước năm 1893 là địa bàn cư trú của các tộc người Thượng. Người Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lí do nên cho tới cuối đời ông vẫn không thực hiện được ý định của mình. Vào hai năm 1880 và 1881, bác sĩ hải quân Paul Néis và trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng người Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, và họ được coi là hai nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lang Biang. Hành trình của Paul Néis và Albert Septans mở đường cho nhiều chuyến đi khác như A. Gautier (năm 1882), L. Nouet (1882), thiếu tá Humann (1884). Ngày 3 tháng 8 năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này bất thành. Từ 28 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 1892, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắk Lắk để đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mê Công (thuộc địa phận Campuchia). Giao thông : - Số km đường bộ ; QL 27 : dài 34 km – đường cấp IV Đường Kađô – Pró : dài 2,917 km – đường cấp VI Đường Pró – Kađơn : dài 0,956 km - đường cấp VI Đường Quảng Lập – Pró : dài 4,7 km - đường cấp VI Đường Thạnh Mỹ - Kađơn : dài 6 km - đường cấp VI Đường Thạnh Mỹ - Tutra : dài 3 km - đường cấp VI - Các loại phương tiện di chuyển hiện nay ở địa phương :ôtô chở hàng ( 5 tấn, 5-10 tấn, trên 10 tấn), xe công nông, xe thô sơ chở hàng, xe ôtô chở khách ( 5ghế, 5-14 ghế, trên 15 ghế ), xe cơ giới 2 bánh. - Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển : Bến xe Thạnh Mỹ. 2. Điện : mạng lưới điện khá hoàn chỉnh đã phủ kín toàn Huyện (trừ 02 thôn Dãn dân mới được tách từ Xã Kađơn ), nguồn cung cấp ổn định và có khả năng khai thác các lợi thế về thủy điện sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển lưới điện và đáp ứng nhu cầu điện sản xuất trong những năm trước mắt cũng như lâu dài, là động lực để phát triển sản xuất, đặc biệt là công nghiệp chế biến. 3. Giáo dục : - Trường mầm non : 11 trường (06 quốc lập – 05 bán công ) Tổng số giáo viên : 136 STT Đơn vị Địa chỉ Điện thoại Số giáo viên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 MN Kađô MN Hoàng Oanh MN Pró MN Kađơn MN Tutra MG Suối Thông MGSC Măng non MNBC Dran MNBC Sao sáng MNBC Sơn ca MGBC Vành khuyên Kađô Quảng Lập Pró Kađơn Tutra Đàròn Dran Dran Lạc Lâm Thạnh Mỹ Lạc xuân 636088 638088 639033 640061 848164 216485 626409 849166 847908 847123 633508 15 12 10 13 18 10 08 13 08 18 11 - Trường tiểu học : 22 trường Tổng số giáo viên : 466 STT Đơn vị Địa chỉ Điện thoại Số GV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 TH Lâm tuyền TH Đường mới TH T. Quốc Toản TH Châu sơn TH Lạc xuân TH Lạc viên TH Lạc Lâm TH Lâm sơn TH Thạnh Mỹ TH Nghĩa lập TH Suối Thông TH Đàròn TH Nam hiệp TH Nghĩa hiệp TH Kađô 2 TH Quảng lập TH Pró TH Kađơn 1 TH Kađơn 2 TH Rlơm TH Tutra TH Kamputte Dran Dran Dran Lạc xuân Lạc xuân Lạc xuân Lạc Lâm Lạc lâm Thạnh Mỹ Thạnh mỹ Đàròn Đàròn Kađô Kađô Kađô Quảng lập Pró Kađơn Kađơn Tutra Tutra Tutra 849255 849296 849062 849444 245060 847650 847868 847755 847880 847876 847965 620181 636080 847045 636107 847047 639005 640064 640011 848089 848014 848181 23 11 27 20 19 16 31 15 27 20 14 29 17 18 17 20 32 28 15 25 19 23 - Trung học cơ sở : 08 trường Tổng số giáo viên : 304 STT Đơn vị Địa chỉ Điện thoại Số GV 1 2 3 THCS Lạc xuân THCS Lạc Lâm THCS Thạnh Mỹ Lạc xuân Lạc lâm Thạnh Mỹ 849293 847489 848836 48 34 37 4 5 6 7 8 THCS Đàròn THCS Kađô THCS Đinh Tiên Hoàng THCS Kađơn THCS Tutra Đàròn Kađô Quảng Lập Kađơn Tutra 620809 847485 847046 640093 848069 34 43 19 37 52 - Trung học phổ thông : 05 trường Tổng số GV : STT Đơn vị Địa chỉ Điện thoại Số GV 1 2 3 4 5 THPT Lạc Nghiệp THPT BC Dran THPT BC Lê Lợi THPT Pró THPT Đơn Dương Dran Dran Thạnh Mỹ Pró Thạnh Mỹ 849031 849185 847373 639013 847379 - Trường dạy nghề : 01 trường STT Đơn vị Địa chỉ Điện thoại Số GV 1 Trung tâm KTTHHN Thạnh Mỹ 847497 4. Ytế : - Trên địa bàn huyện có 1 Bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám đa khoa khu vực và 10 trạm ytế Xã-TT. Tổng số giường bệnh 120 giường, trong đó Bệnh viện đa khoa trung tâm 70 giường, 2 phòng khám đa khoa khu vực 20 giường và 10 trạm ytế Xã-TT 30 giường ( trung bình mỗi trạm 3-4 giường ). Hầu hết các cơ sở ytế đã được xây dựng kiên cố, riêng bệnh viện đa khoa trung tâm được đầu tư xây dựng mới năm 1997, đã đưa vào sử dụng. - Số Cán bộ y tế bước đầu đáp ứng được việc khám chữa bệnh và triển khai các chương trình phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng văcxin… Tính đến nay tổng số cán bộ y tế toàn Huyện : 166 người. Ngành y 160 người, trong đó có 23 bác sỹ, 60 y sỹ và kỹ thuật viên, 58 y tá và nữ hộ sinh, đại học-cao đẳng- trung học và nhân viên khác 19 người. Ngành dược có 06 dược sỹ trung học. - Trang thiết bị phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị được đầu tư từng bước với sự hỗ trợ của ngành như : máy siêu âm, X Quang, xét nghiệm (sinh hóa, huyết học ), máy điều trị vàng da sơ sinh, lồng ấp trẻ em, máy giúp thở, máy tạo oxy, máy soi cổ tử cung…nhin chung các thiết bị ngày được đầu tư hiện đại đáp ứng được yêu cầu nâng cao công tác chẩn đoán và điều trị của tuyến y tế cơ sở. 5. Bưu chính viễn thông - Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển mạnh với hệ thống các bưu cục, tổng đài đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của địa phương. Một số thôn vùng sâu vùng xa như Kamputte ( Tutra ) cũng đã lắp đặt điện thoại để liên lạc. - Tất cả các Xã-TT đã có máy điện thoại, khu vực trung tâm xã hầu hết đã có điểm dịch vụ bưu điện phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân dân. Sau nhiều năm bị xóa sổ, mới đây Chính phủ đã cho phép khôi phục lại tuyến đường sắt Tháp Chàm- Đà Lạt. Theo dự án được phê duyệt, tuyến đường sắt này dài 84 km đi qua 14 ga, sẽ được xây dựng trong 9 năm từ cuối năm 2007 đến năm 2015. Năm 1928, đường sắt Tháp Chàm- Đà Lạt được đưa vào khai thác, mở ra cánh cửa lớn nối liền Đà Lạt với miền Trung và nhanh chóng làm thành phố nhỏ bé thay đổi diện mạo. Nhiều công trình lớn của Đà Lạt như nhà ga, khách sạn Palace, trường Grand Lycée (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm) được xây dựng ngay sau đó. Thời kỳ cao điểm, đã có 14 đầu máy hoạt động chở khách và hàng trên tuyến này Tuy nhiên từ năm 1968, tuyến đường sắt này đã ngừng khai thác. Do không đầu tư, bảo quản nên tuyến đường sắt này đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Năm 1986, ngành Đường sắt tiến hành tháo dỡ ray, tà vẹt để phục vụ sửa chữa thông tuyến đường sắt Thống nhất. Đây không phải là lý do chính để xóa sổ đường sắt Tháp Chàm- Đà Lạt, mà là do lúc đó chúng ta không có được tầm nhìn xa. Hiện tại chỉ có đoạn đường 7 km từ Đà Lạt đến Trại Mát được khôi phục để chạy ô tô ray động cơ diesel kéo đoàn xe khách khổ 1 m phục vụ khách du lịch. Hàng ngày có 4 chuyến tàu chở 15-20 khách/chuyến. Lượng khách đông hơn vào dịp tết, lễ, hè. Theo quy hoạch mới do Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT lập, tuyến đường sắt Tháp Chàm- Đà Lạt sẽ được khôi phục trên cơ sở tuyến cũ với các tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự như tuyến đường được xây dựng và khai thác trước đây. Vốn đầu tư cho việc xây dựng tuyến đường sắt sẽ được huy động theo hình thức BOT. Đón bắt cơ hội lớn, nhiều nhà đầu tư thuộc hai tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận đã xin được góp vốn cùng khôi phục tuyến đường sắt này. Theo đó, tuyến đường sắt Tháp Chàm- Đà Lạt sẽ được xây dựng mới với khổ đường 1m, dài 84 km nối liền hai tỉnh Ninh Thuận- Lâm Đồng. Toàn tuyến có 5 hầm, 46 cầu với 14 ga, đặc biệt trong đó có 2 đoạn răng cưa dài gần 14 km vượt đèo có độ dốc 120 phần nghìn. Dự kiến tổng kinh phí khôi phục đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt là 5000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến từ cuối năm 2007 đến 2015. Trao đổi với phóng viên Báo GTVT, ông Nguyễn Văn Doanh, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho biết: Đáp ứng yêu cầu của 2 tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, ngày 30-8-2007, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 2667/QĐ-BGTVT phê duyệt đưa dự án này vào danh mục dự án đầu tư theo hình thức BOT và bổ sung vào Quyết định 06/2002-CP phê duyệt Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải đường sắt đến năm 2010. Dự kiến đến năm 2015 tuyến đường sắt này sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy hoạt động vận tải khách và du lịch giữa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đây là một tuyến đường có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển du lịch vùng cực Nam Trung bộ, Tây Nguyên. Khôi phục lại tuyến đường sắt Tháp Chàm- Đà Lạt còn là điều kiện để VN đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới cho quần thể di tích của ngành hỏa xa Việt Nam. Theo đề án của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT, tuyến đường sắt Tháp Chàm- Đà Lạt sẽ được xây dựng mới với khổ đường 1m, dài 84 km đi qua 5 hầm, 6 cầu, 14 ga. Tốc độ cao nhất 70km/h, thấp nhất 35km/h. Thông tin trên tuyến sẽ dùng cáp quang và tổng đài điện tử số, tín hiệu bán tự động. Toa xe dùng trên tuyến sẽ là toa xe ghế ngồi hoặc giường nằm có điều hòa không khí, toa xe hàng sẽ dùng loại xe không mui để chở quặng và các loại hàng hóa cồng kềnh. Nhà ga, nhà xưởng và các công trình kiến trúc được xây dựng vĩnh cửu phù hợp với quy hoạch chung của địa phương. Một khi tuyến đường sắt này được khôi phục, Đà Lạt có thêm một đòn bẩy để thu hút khách quốc tế, trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ trong khu vực. ua 15 năm đấu tranh lâu dài, gian khổ, phong trào cách mạng Lâm Đồng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản ở địa phương, tiếp thu được đường lối, chủ trương của Đảng và phong trào Cách mạng của cả nước đã có những bước phát triển đáng kể góp phần làm vẻ vang thêm trang sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, đồng thời cũng bộc lộ nhiều khuyết nhược điểm đã làm hạn chế phong trào và thành quả Cách mạng trong tỉnh. Đồng bào các dân tộc ít người đã tiếp tục truyền thống trong 15 năm qua tham gia hai cuộc đấu tranh lớn: đồng bào Mạa cùng đồng bào M'nông đấu tranh vũ trang chống Pháp (1930- 1935), đồng bào K'ho tham gia phong trào Mộ Cộ (1937-1938). Phong trào Cách mạng Lâm Đồng tiến hành từ thấp đến cao, từ lẻ tẻ mang tính chất tự phát bạo động đến những cuộc bãi công, biểu tình, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Không kể những cuộc đấu tranh lẻ tẻ, nhân dân Lâm Đồng đã có 18 cuộc bãi công, bãi thị, 15 cuộc mítting, biểu tình trong đó có 17 cuộc bãi công của công nhân, có một cuộc bãi công trên 1.000 người tham gia. Điều đáng tự hào là đã tham gia ba cao trào lớn: 1930-1931; 1936-1939 và Cách mạng tháng Tám năm 1945. Phong trào 1930- 1931 có hàng trăm người tham gia, có hai cuộc đình công ở Đà Lạt và Cầu Đất. Phong trào 1936-1939 có hàng ngàn người tham gia, có 8 cuộc đình công, bãi thị và nhiều cuộc mítting, biểu tình lớn ở Đà Lạt, Cầu Đất và Di Linh. Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là đỉnh cao của cuộc đấu tranh Cách mạng, là cuộc nổi dậy của toàn thể các dân tộc anh em trong tỉnh, cùng cả nước dùng bạo lực Cách mạng đánh đổ chế độ thống trị và lập Chính quyền nhân dân. Tổ chức Đảng ở Lâm Đồng đã sớm thành lập liền sau khi có Đảng Cộng sản Việt Nam và đã phát huy vai trò lãnh đạo Cách mạng ở địa phương nhân dân một lòng đi theo Đảng. Cán bộ, đảng viên ở Lâm Đồng tuy có ít nhưng hầu hết xuất thân từ thành phần cơ bản, trung thành và hăng hái đấu tranh, có những đồng chí đã hy sinh dũng cảm. Tuy vậy, phong trào Cách mạng ở Lâm Đồng từ năm 1930-1945 phát triển không đều, không liên tục, có lúc cao, lúc thấp, có lúc lắng hẳn như những năm 1932-1935 và 1942-1944. Phong trào ở vùng đô thị, vùng kinh tế tập trung thì mạnh, vùng nông thôn, vùng dân tộc ít người thì yếu, hoặc không có. Trong Cách mạng tháng 8-1945, phong trào cũng không đều ở các địa phương trong tỉnh. Trước năm 1945 chưa liên kết phong trào người Kinh với phong trào người dân tộc. Thời gian khởi nghĩa nhiều vùng dân tộc ít người chưa được động viên và tổ chức. Tổ chức Đảng ở Lâm Đồng tuy ra đời sớm nhưng còn nhỏ yếu, số lượng đảng viên quá ít, thời gian tồn tại cũng không lâu, hai lần bị đứt quãng. Vai trò chi bộ trong năm 1945 chưa phát huy tác dụng lãnh đạo Cách mạng. Về chỉ đạo có lúc phạm hữu khuynh, nội bộ chưa thật nhất trí, tổ chức chống Pháp đầu năm 1946 yếu và rút lui bị động, thiếu chuẩn bị đánh lâu dài, sau khi rút lui thì hầu như mất hết cơ sở. Thực tiễn đấu tranh Cách mạng 15 năm qua, giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở Lâm Đồng đã góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của Đảng và dân tộc, Chính quyền Cách mạng đầu tiên ở hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng chỉ tồn tại có 158 ngày nhưng ý nghĩa của những cuộc đấu tranh và của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là vô cùng to lớn. Qua đấu tranh nhân dân Lâm Đồng nhận rõ và tin tưởng sức mạnh của mình, sự sụp đổ không thể tránh khỏi của kẻ thù, tin tưởng vững chắc đối với Đảng Cộng sản và thắng lợi cuối cùng của Cách mạng. Thông qua phong trào đấu tranh Cách mạng giai cấp công nhân và tổ chức Đảng địa phương đã được rèn luyện thử thách ý chí và năng lực nên đã đủ sức kiên trì đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp, rồi chống đế quốc Mỹ trong suốt 30 năm và đã giành thắng lợi huy hoàng vào năm 1975. Thực tiễn đấu tranh Cách mạng trong 15 năm của nhân dân lao động và giai cấp công nhân Lâm Đồng kể từ khi có tổ chức Đảng cộng sản đầu tiên ở địa phương cho đến khởi nghĩa tháng 8-1945 giành Chính quyền về tay nhân dân đã nổi lên mấy vấn đề sau đây: 1) Tuy nhân dân Lâm Đồng có truyền thống đấu tranh liên tục chống áp bức, bóc lột, nhưng chỉ khi nào có tiếp thu và nắm được đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản nhất là qua tổ chức Đảng ở địa phương thì mới có phong trào Cách mạng và mới giành thắng lợi to lớn. Đường lối Cách mạng và những chủ trương lớn của từng giai đoạn Cách mạng là bó đuốc soi đường cho nhân dân Việt Nam làm Cách mạng và giành thắng lợi. Nếu không có đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng thì không có phong trào Cách mạng và thắng lợi Cách mạng. Thực tiễn từ năm 1930 đến 1945, ở Lâm Đồng chứng minh rằng tuy nhân dân ở địa phương liên tục đấu tranh chống áp bức bóc lột nhưng chỉ khi nào có tiếp thu được đường lối, chủ trương của Đảng thì mới có phong trào Cách mạng. Năm 1930, tổ chức Đảng ở tỉnh Lâm Viên tiếp thu được đường lối của Đảng: Cách mạng dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đánh đổ đế quốc và phong kiến, tiến lên Cách mạng xã hội chủ nghĩa nên đã phát động được phong trào Cách mạng 1930-1931. Từ năm 1936, tổ chức Đảng và giai cấp công nhân tỉnh Lâm Viên đã tiếp thu chủ trương Mặt trận dân chủ chống phát xít, chống chiến tranh của Đảng và từ đó đã phát động phong trào đòi dân sinh dân chủ, hưởng ứng Đông Dương đại hội 1936-1939. Trước Cách mạng tháng 8-1945, hai đồng chí Ngô Huy Diễn và Nguyễn Thế Tính, từ nhà lao Ban Mê Thuột đưa đường lối, chủ trương mới của Đảng về tỉnh Lâm Viên: nhiệm vụ Cách mạng là giải phóng dân tộc, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam trong Mặt trận Việt Minh đánh đuổi phát xít Nhật, gấp rút chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành Chính quyền. Khi tiếp được đường lối, chủ trương của Đảng, phong trào Cách mạng Lâm Đồng bắt đầu được nhóm lên nhưng bị phát xít Nhật đàn áp làm tan vỡ. Ngày 21-8-1945, đồng chí Trương Văn Hoàn lại đưa đường lối, chủ trương Cách mạng của Đảng đến đây và nhân dân tỉnh Lâm Viên nhanh chóng tiếp thu được chủ trương của Đảng đã nhiệt liệt hưởng ứng và biến chủ trương thành hiện thực, bùng lên cao trào khởi nghĩa đè bẹp Chính quyền bù nhìn, thành lập Chính quyền Cách mạng. Ngoài ba thời kỳ trên ở tỉnh Lâm Viên trong các thời kỳ khác phong trào Cách mạng bị lắng xuống. Ở tỉnh Đồng Nai Thượng, đến ngày 28.8.1945, nhờ sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân và Mặt trận Việt Minh tỉnh Lâm Viên, đoàn cán bộ từ Lâm Viên đến tổ chức lại Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Đồng Nai Thượng. Sau đó tỉnh Lâm Viên lại cử cán bộ đến trực tiếp chỉ đạo và bồi dưỡng đường lối, chủ trương của Đảng, của Mặt trận Việt Minh cho cán bộ tỉnh Đồng Nai Thượng. Trước ngày 28-8-1945 ở tỉnh Đồng Nai Thượng trừ phong trào Cách mạng ở Cầu Đất và vài cuộc đấu tranh lẻ tẻ của công nhân đồn điền thì coi như chưa có phong trào Cách mạng. Nguyên nhân là do Đồng Nai Thượng chưa có tổ chức Đảng nên không tiếp thu được đường lối chủ trương của Đảng. Thực tiễn Cách mạng ở Lâm Đồng cho thấy rằng thông thường khi nào có tổ chức Đảng ở địa phương và tiếp thu được đường lối, chủ trương của Đảng thì khi đó mới phát động phong trào Cách mạng, nhưng có lúc tuy chưa có tổ chức Đảng ở địa phương nhưng khi quần chúng tiếp thu được đường lối, chủ trương của Đảng qua báo chí và tin tức các nơi khác thì cũng có thể tự động dấy lên phong trào Cách mạng. Năm 1936, mặc dù không có tổ chức Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân ở Lâm Viên do tiếp thu được đường lối, chủ trương của Đảng qua sách báo nên đã tự động gây được phong trào Cách mạng. Ngày21-8-1945, đồng chí Trịnh Lý và một số nhân dân ở Cầu Đất do đã tiếp thu chủ trương khởi nghĩa của Đảng qua tin tức các tỉnh dội đến đã tự động giành Chính quyền ở Cầu Đất, Dran và Di Linh trong lúc chưa có Đảng lãnh đạo. Nhân dân Đồng Nai Thượng cũng đã tiếp thu đường lối của Đảng, tự động dấy lên phong trào Cách mạng trong khi chưa có tổ chức Đảng. Ngược lại, đầu năm 1945, ở Đà Lạt tuy đã có hai chi bộ Đảng nhưng chưa phát huy được vai trò lãnh đạo, chưa đẩy mạnh được các hoạt động của Đảng thành phong trào Cách mạng của quần chúng là vì hai chi bộ đó chưa tiếp thu được đường lối, chủ trương Cách mạng của Đảng, chưa thể hiện được tinh thần tấn công Cách mạng. Trong thực tiễn Cách mạng vừa qua, ở Lâm Đồng đã chứng minh rằng quán triệt được đường lối, chủ trương của Đảng cũng là một kinh nghiệm quan trọng. Trong Cách mạng tháng 8-1945, ở Lâm Viên tuy có tiếp thu được đường lối, chủ trương của Đảng nhưng do chưa nắm vững nên trong chủ trương hành động vẫn chưa nhận rõ kẻ thù, chưa nhận thức đúng vai trò công nhân và vị trí của đồng bào dân tộc ít người, chưa nhận thức đúng về xây dựng Đảng và nhiệm vụ bảo vệ Chính quyền Cách mạng. Qua tình hình nói trên một vấn đề lớn đặt ra là cần chú ý một cách đầy đủ về công tác xây dựng tổ chức Đảng và cơ sở Cách mạng, đồng thời phải làm cho các cán bộ, đảng viên, cốt cán quần chúng quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng chẳng những trong nhận thức mà còn thể hiện trong hành động Cách mạng. 2) Phong trào Cách mạng ở Lâm Đồng chịu ảng hưởng rất lớn của các nhân tố khách quan, nhưng bản thân Lâm Đồng cũng có những nhân tố chủ quan rất cơ bản để thúc đẩy sự phát sinh, phát triển của phong trào Cách mạng. Từ năm 1930 đến năm 1945, phong trào Cách mạng ở Lâm Đồng chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan: lúc nào trong nước có phong trào Cách mạng cao tác động đến, có cán bộ của Đảng đưa đường lối, chủ trương Cách mạng đến thì Lâm Đồng lúc đó có phong trào Cách mạng, có tổ chức Đảng, khi nào Cách mạng trong nước bị thoái trào, phong trào Cách mạng trong tỉnh bị khủng bố, cán bộ đảng viên bị bắt hay bị trục xuất thì khi đó phong trào Cách mạng ở Lâm Đồng tạm lắng xuống, tổ chức Đảng cũng ngừng hoạt động, đó là một hiện tượng lập đi lập lại nhiều lần. Là một tỉnh miền núi xa xôi, cơ sở Cách mạng còn non yếu, dân cư thường biến động làm cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở cũng không ổn định ít gắn bó với địa phương. Do đó phong trào Cách mạng ở Lâm Đồng cũng chịu ảnh hưởng của nhân tố khách quan. Nhưng ngoài nhân tố khách quan, phong trào Cách mạng ở Lâm Đồng phát sinh và phát triển còn do những nhân tố chủ quan. Đó là chủ nghĩa thực dân Pháp đặt ách thống trị của chúng ở Lâm Đồng tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa thực dân Pháp với nhân dân Việt Nam và mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản thực dân với giai cấp công nhân. Do vậy cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc và áp bức giai cấp đã diễn ra gay gắt. Nhân dân Lâm Đồng chẳng những cần cù lao động mà còn giầu tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột. Giai cấp công nhân hình thành sớm và đấu tranh liên tục với giai cấp tư sản thực dân, đồng bào dân tộc ít người có tinh thần bất khuất chống thực dân Pháp cướp đất, bắt xâu, bắt thuế. Các cuộc đấu tranh này là miếng đất rất tốt để cho hạt giống Cách mạng bắt rễ, sinh sôi và nảy nở. Chính do những nhân tố chủ quan đó là nhân tố cơ bản nhất, nên tỉnh Lâm Đồng có phong trào Cách mạng và cơ sở Đảng sớm (1930), tuy có lúc phong trào Cách mạng bị đứt quãng nhưng nhân dân ở địa phương vẫn tiếp tục tham gia ba cao trào Cách mạng trong nước. Từ 1936 đến 1938 tuy chưa có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo nhưng giai cấp công nhân ở Lâm Đồng đã tham gia và làm nòng cốt trong phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương, đã có những cán bộ trực tiếp chỉ đạo phong trào Cách mạng của quần chúng. Mặt khác, thực tiễn Cách mạng 15 năm qua cho thấy phong trào Cách mạng ở Lâm Đồng là kết quả của sự kết hợp hữu cơ giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố khách quan không chỉ có ảnh hưởng tích cực và nhân tố chủ quan không chỉ có ảnh hưởng tiêu cực. Trái lại, nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan đều có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với Lâm Đồng. Điều này thể hiện rất rõ trong quá trình phát triển của phong trào Cách mạng và tổ chức Đảng ở Lâm Đồng. Từ khi có Đảng đến tháng 8- 1945, tổ chức ở đó hoạt động, đứt quãng là do ảnh hưởng của cả nhân tố khách quan và chủ quan. Nhân tố chủ quan có đủ điều kiện mới tiếp thu được nhân tố khách quan và khi nhân tố khách quan rất mạnh có thể bù đắp cho nhân tố chủ quan còn yếu. Ví như: năm 1930 ở Lâm Viên có phong trào Cách mạng do tác động của cán bộ, đảng viên từ ngoài đến, đồng thời do bản thân Lâm Viên đã có phong trào công nhân. Cũng có lúc phong trào cả nước đang mạnh và lên cao thì ở Lâm Viên trước Cách mạng tháng Tám phong trào mới nhen nhóm, còn Đồng Nai Thượng thì chưa có phong trào đấu tranh Cách mạng (trừ phong trào công nhân Cầu Đất và một số đồn điền khác). Như vậy phong trào đấu tranh Cách mạng Lâm Đồng có chịu ảnh hưởng to lớn của các nhân tố khách quan, nhưng bản thân Cách mạng Lâm Đồng còn những nhân tố chủ quan rất cơ bản quyết định sự phát sinh, phát triển của mình. Nếu chỉ có tác động của khách quan thì không thể có phong trào Cách mạng, hoặc nếu có phong trào cũng chỉ tạm thời. Do đó , việc xây dựng thực lực Cách mạng và tổ chức Đảng ở địa phương - nhân tố chủ quan - là điều rất cơ bản, mới có điều kiện, có cơ sở để phát huy ảnh hưởng của phong trào Cách mạng của cả nước và các nơi khác - nhân tố khách quan - một cách thuận lợi. . thay đổi diện mạo. Nhiều công trình lớn của Đà Lạt như nhà ga, khách sạn Palace, trường Grand Lycée (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm) được xây dựng ngay sau đó. Thời kỳ cao điểm, đã có 14 đầu