Khi bà con là người sản xuất, bà con cần quan tâm đến các thông tin thị trường như nhu cầu của thị trường, giá cả và chi phí sản xuất, bán sản phẩm cho ai?, Ở đâu?, Khi nào? Cách thức vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ ra sao v.v.
Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 1/17 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NINH SƠN PHÒNG DÂN T Ộ C ***** THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM (Biên soạn theo chương trình khung của Ủy ban Dân tộc) Báo cáo viên : Lê Xuân Nuôi - Trưởng phòng Dân tộc Đối tượng học: Cán bộ Xã, Thôn Thời lượng : 4 tiết NINH SƠN THÁNG 8/2012 Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 2/17 MỤC LỤC Mục lục 2 I. Tìm hiểu về thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm 3 II. Những thông tin bà con cần biết khi tham gia thị trường và cách tìm hiểu thông tin thị trường 4 III. Sự thay đổi của giá cả và tác động của nó đến thu nhập và đời sống của bà con 6 IV. Cách tính toán chi phí tiêu thụ sản phẩm và xác định giá bán sản phẩm 8 V. Sử dụng thông tin thị trường để làm gì 10 VI. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm 14 VII. Các hoạt động mở rộng 14 Tài liệu tham khảo 17 Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 3/17 I. TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Thị trường là gì? Những ai tham gia thị trường? Tại sao phải tham gia thị trường? Bà con có thể tham gia những loại thị trường nào? Cần tìm hiểu những thông tin gì khi tham gia thị trường? Thị trường là gì? Thị trường là nơi người mua và người bán gặp gỡ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn v.v. Thị trường có một nghĩa hẹp khác là một địa điểm nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường TP. Hồ Chí Minh, v.v. Những ai tham gia thị tr ư ờ ng? Người bán được hiểu là người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường. Những sản phẩm này có thể do họ trực tiếp làm ra hoặc do mua của người khác để bán lại. Người mua là người có nhu cầu về một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định. Người mua tìm đến thị trường (chợ) hoặc người bán để tiến hành trao đổi sản phẩm theo nhu cầu của mình. Mục đích của người mua có thể để sử dụng, hoặc mua để bán lại. Người phân phối là những người mua hàng từ những nơi sản xuất để bán lại cho người tiêu dùng ở một nơi khác. Người tiêu dùng là người có nhu cầu tiêu dùng một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định. Họ tìm đến thị trường để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đó. Mỗi cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường có thể là người bán, người mua, trung gian đóng vai trò phân phối hoặc là người tiêu dùng. Những vai trò này có thể hoán đổi phụ thuộc vào đặc điểm và mục đích khi tham gia thị trường. Tại sao phải tham gia thị tr ư ờ ng? Trước đây, việc sản xuất nông nghiệp mang tính chất tự cấp tự túc, nhỏ lẻ và manh mún. Các hoạt động này chủ yếu nhằm cung cấp những nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho bản thân người sản xuất. Ngày nay, đặc trưng của nền sản xuất hàng hoá không chỉ đòi hỏi việc đáp ứng các nhu cầu cá nhân mà còn phải tính tới việc đáp ứng và làm thoả mãn nhu cầu của người khác, nhu cầu xã hội. Chỉ có sản xuất hàng hoá mới thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu thu nhập và đời sống cho bà con. Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 4/17 Bà con có thể tham gia những loại thị trường nào? Có rất nhiều loại thị trường khác nhau phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên trong tài liệu này, xin giới thiệu 2 loại thị trường chính: Thị trường bán lẻ: là thị trường được biết đến rộng rãi và rõ ràng nhất, người mua và người bán những vật phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Thị trường bán buôn: Là những thị trường không bán cho người sử dụng cuối cùng, thay vào đó, người bán buôn là "người trung gian" mua số lượng hàng hoá lớn từ người sản xuất, sau đó phân phối thành những lượng nhỏ hơn cho người bán lẻ là những người giao dịch trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng. Cần tìm hiểu những thông tin gì khi tham gia thị tr ư ờ ng? Có rất nhiều loại thông tin thị trường như sản phẩm, người bán, người mua, đối thủ cạnh tranh…Trong đó, đối với sản phẩm hàng hoá, bà con có thể quan tâm nhiều đến các thông tin như giá cả, chất lượng, mẫu mã, chi phí sản xuất, vận chuyển… Chi phí sản xuất là số tiền mà bà con phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất: Bà con trồng rau, quả để mang ra bán ngoài thị trường phải bỏ ra một số tiền nhất định để mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất…số tiền đó chính là chi phí sản xuất Việc giảm chi phí sản xuất ở mức thấp nhất sẽ giúp cho bà con tăng lợi nhuận. Khi bà con là người sản xuất, bà con cần quan tâm đến các thông tin thị trường như nhu cầu của thị trường, giá cả và chi phí sản xuất, bán sản phẩm cho ai?, Ở đâu?, Khi nào? Cách thức vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ ra sao v.v. Khi bà con là người mua, bà con nên quan đến các thông tin về giá cả vật tư nông nghiệp, giống, kĩ thuật sản xuất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm… II. NHỮNG THÔNG TIN BÀ CON CẦN BIẾT KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG VÀ CÁCH TÌM HIỂU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Các thông tin cần biết trên thị trường: giá cả, cung, cầu Các nguồn cung cấp thông tin thị trường: của Nhà nước, của nhà buôn, của bạn bè, những người nông dân khác Những thông tin bà con cần biết khi tham gia thị tr ư ờ ng: Giá cả là thông tin thị trường quan trọng nh ấ t đối với bà con nông dân khi bán sản phẩm nông sản, thông tin về giá bán là thông tin quan trọng nhất. Thông thường, khi bà con đến vụ thu hoạch một loại sản phẩm nào đó, thương lái tại địa phương sẽ đến ruộng để thu mua. Thương lái trả bà con một mức giá nhất định. Bà con làm thế nào để biết được mức giá đó là thấp hay cao? Bào con cũng không biết được mình có bị thương lái ép giá hay không? Sự hiểu biết về thông tin thị Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 5/17 trường sẽ giúp bà con có cơ hội bán sản phẩm của mình với mức giá cao hơn. Trước khi quyết định bán, bà con hãy tham khảo giá bán của hàng xóm, giá mua của các thương lái khác, hoặc giá cả hàng hoá về loại sản phẩm đó được phổ biến trong bản tin thị trường trên tivi. Biết được thông tin thị trường từ nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp cho bà con có thể quyết định giá bán một cách hợp lý, quyết định bán cho thương lái hay mang hàng đi bán tại chợ để thu được một số tiền lớn nhất. Các nguồn cung cấp thông tin thị tr ư ờ ng Thông tin thị trường của Nhà n ư ớ c Thông tin thị trường do các cơ quan nhà nước cung cấp thường được phổ biến trong các bản tin thị trường trên truyền hình. Ưu điểm của các bản tin này thường là hoạt động độc lập và có những phân tích thị trường sâu sắc, bài bản qua nhiều năm. Tuy nhiên, thông tin giá cả của những bản tin dạng này thường chung chung, và không phù hợp cho từng địa phương cụ thể, cho một loại sản phẩm cụ thể nên thường chỉ dùng để bà con tham khảo, nhận biết xu hướng tăng giảm của giá cả thị trường. Các bản tin thị trường có thể chuyển đến người người sử dụng bằng nhiều cách khác nhau. đài phát thanh và tivi là những phương tiện truyền tải thông tin thị trường nhanh chóng, giúp cho bà con có thể cập nhật các thông tin giá cả thị trường. Ngoài ra, các cơ quan báo chí trung ương và địa phương cũng là những nguồn thông tin khá quan trọng. Thương lái Thương lái thường là những người thu mua sản phẩm trực tiếp của bà con. Khi nông dân trực tiếp mang sản phẩm của mình tới các thành phố lớn để tiêu thụ hay bán cho các tư thương thì ở đó, họ cũng thu thập được các thông tin liên quan đến thị trường, đó là những thông tin mới nhất họ nhận được. Một số bà con nông dân có thể sử dụng điện thoại để tìm hiểu giá cả trước khi mang nông sản ra chợ bán. đ a số những người nông dân có thể tìm kiếm thông tin tại chợ (chủ yếu là giá cả) trước khi bán bằng cách hỏi những người nông dân khác, tuy nhiên những thông tin này cũng không thực sự đáng tin cậy. Thông tin giá cả do các thương lái địa phương cung cấp chắc chắn sẽ cập nhật hơn so với những thông tin tương tự được cung cấp bởi các dịch vụ thông tin thị trường không chỉ bởi các tư thương thường xuyên đến chợ tìm kiếm các thông tin thị trường cho chính họ, mà họ còn biết được các tin tức về thị trường thông qua những tư thương khác. Những tư thương này kết nối thông tin thị trường trực tiếp hoặc thông qua điện thoại. Tất nhiên, mục đích của tư thương khi tham gia thị trường là lợi nhuận. Lợi nhuận của họ sẽ càng lớn nếu như họ mua được sản phẩm với giá rẻ và bán được giá cao sau khi đã trừ đi chi phí thị trường. Những tư thương này sẽ cố gắng thoả thuận với người nông dân để mua được sản phẩm với giá thấp hơn thực tế. Khi thông tin thị trường rõ ràng và được phổ biến rộng rãi, tư thương sẽ chấp nhận mức giá chung của thị trường mà khó có thể ép giá đối với nông dân. Như vậy, nếu như bà con nông dân không nắm bắt được Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 6/17 thông tin thị trường, họ sẽ là người yếu thế trong việc thoả thuận bán sản phẩm. Những người nông dân khác Những nông dân khác chính là những nguồn thông tin thị trường quan trọng, đặc biệt tại các địa phương. Những thông tin này có một số đặc điểm như: Những người nông dân có thể nhớ được tổng số tiền mà họ nhận được nhưng họ không nhớ được chính xác khối lượg hàng hoá mà họ đã bán, vì lẽ đó mà họ không thể cung cấp chính xác giá cả đã bán. Những người nông dân cũng có thể nói tăng giá bán sản phẩm của họ vì họ muốn những người nông dân khác nghĩ rằng họ đã bán được giá tốt hoặc nghĩ rằng sản phẩm của họ có chất lượng tốt nên bán được giá cao. III. SỰ THAY ĐỔI CỦA GIÁ CẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA BÀ CON NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Vì sao giá cả thay đổi? Sự dao động của giá cả tạm thời Sự thay đổi giá cả lâu dài Vì sao giá cả thay đ ổi? Giá cả thay đổi khi cung và cầu của thị trường thay đổi. Những nguyên nhân chính khiến cho giá cả dao động lên xuống tại từng thời điểm nhất định phụ thuộc vào: o Số lượng hàng hoá được bán trong ngày và khối lượng bán ra trong vài ngày gần đây o Sự tăng giảm của nhu cầu thị trường đối với mặt hàng tại thời điểm đó o Cạnh tranh Khối lượng tiêu dùng Theo lẽ thông thường, giá cả bán buôn liên hệ chặt chẽ với khối lượng hàng hoá được cung cấp trong ngày. Nếu mua buôn 1.000 Kg cam vào ngày thứ 2 với giá 100.000 Kg thì chúng ta cũng có thể dự đoán rằng mua 1.000 Kg cam vào ngày thứ 3 cũng với mức giá tương tự. Tuy nhiên, trường hợp này không diễn ra liên tục. Ví dụ: Có thể không có một khối lượng cam được trao đổi vào ngày cuối cùng của tuần trước. đ iều này sẽ tạo ra một sự thiếu hụt về lượng cam cung cấp cho thị trường vào ngày thứ 2, khiến cho giá cam tăng lên. đ ến ngày thứ 3, lượng cung thị trường đã đủ đáp ứng và trở về mức bình thường khiến cho giá cả lại giảm xuống. Nông dân trong một vùng có thể cung cấp một sản phẩm cho thị trường địa phương, lúc đó giá cả tăng cao. Tuy nhiên, những người nông dân ở các khu vực khác cũng có thể mang sản phẩm cùng chủng loại đến thị trường đó bán, lúc đó giá cả giảm do cạnh tranh. Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 7/17 Ví dụ: Heo núi tại xã Ma Nới là sản phẩm đặc sản, cung cấp cho thị trường Tân Sơn, Quảng Sơn, người nông dân nuôi xẻ thịt bán rất được giá. Khi Xã Lương Sơn, Lâm Sơn cũng nuôi với số lượng lớn cung cấp ra thị trường khiến cho giá thịt heo núi giảm nhanh chóng. Sự tăng giảm của nhu cầu thị tr ư ờ ng Nếu tư thương dự đoán nguồn cung cấp hoa tươi sẽ tăng trong một vài ngày tới, họ sẽ trả giá thấp hơn khi mua vào. Theo giá thị trường, một châu Hoa cúc có thể bán được giá là 200.000 đ ồng vào ngày 23 – 25 Tết, nhưng đến thứ 28 Tết, giá mua hoa đã giảm xuống chỉ còn 50.000 đ vì nhu cầu tiêu dùng đã giảm xuống. Với những loại nông sản có thể lưu kho, bảo quản được thì mức giá sẽ ổn định hơn do ít phụ thuộc vào cung và cầu thị trường. (Măng, đâu xanh, đậu phụng…) Cạnh tranh Nếu chỉ có Chôm chôm Song pha được bán trên thị trường thì sẽ được giá. Tuy nhiên, nếu có nhiều loại hoa quả khác cũng tham gia thị trường vì thế người bán lẻ và khách hàng có thêm sự lựa chọn giữa Chôm chôm, Mít xoài hoặc Sầu riêng Như vậy, mặc dù khối lượng chôm chôm đưa ra thị trường để tiêu thụ vẫn không đổi nhưng giá vẫn giảm vì nhu cầu mua chôm chôm bị chia sẻ cho các nhu cầu về những loại hoa quả khác. Sự thay đổi giá cả lâu dài Những nhân tố chính khiến cho giá cả các sản phẩm nông sản thay đổi trong một thời gian dài bao gồm: Nguồn cung Nhu cầu thị trường Thời điểm trong năm Nguồn cung Trong khi khối lượng hàng hoá tham gia thị trường trong một ngày quyết định sự thay đổi giá cả tại thời điểm đó thì nguồn cung có tác động mạnh đến sự thay đổi giá cả hàng hoá trong thời gian dài. Những hàng hoá không thể lưu kho lâu hoặc không phù hợp để lưu kho thì yếu tố chính tác động đến giá là mùa vụ thu hoạch. Ví dụ như khi thu hoạch Dưa hấu, giá cả sẽ bị dao động mạnh tại thời điểm thu hoạch đại trà. đối với các mặt hàng nông sản chính như lúa gạo, ngô và nông sản có thể lưu kho khác như khoai tây, hành giá thị trường phụ thuộc nhiều vào nhu cầu hơn là tính chất mùa vụ của sản phẩm. Nguồn cung sản phẩm phụ thuộc vào diện tích gieo trồng, thời tiết, giá cả và khả năng đáp ứng các yếu tố của sản xuất như giống, vốn, vật tư nông nghiệp. Nhu cầu thị trư ờ ng Nhu cầu thị trường phụ thuộc nhiều vào giá cả. Nếu giả cả hàng hoá tăng cao, thương lái sẽ hạn chế tiêu dùng, đặc biệt là đối với mặt hàng hoá quả không cần thiết phải mua hàng ngày. Nhưng đối với các mặt hàng nông sản khác như gạo, ngô hay rau củ quả khó mà có thể cắt giảm nhu cầu tiêu dùng. Khi giá cả tăng, chúng ta chỉ có thể cắt giảm nhu cầu ở một mức độ không đáng kể hoặc tiêu dùng mặt hàng có chất lượng kém hơn để Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 8/17 giảm thiểu chi phí. Nếu giả cả hàng hoá giảm, người mua sẽ tăng lượng tiêu dùng, lựa chọn hàng hoá có chất lượng tốt. Song mỗi người chỉ có thể ăn một lượng gạo hay ngô nhất định, và người tiêu dùng lựa chọn những hàng hoá có chất lượng tốt, họ tiêu dùng cho những mặt hàng như rau quả, thực phẩm hơn mức bình thường. Thời điểm trong n ă m Giá cả có thể thay đổi qua tại mỗi thời điểm thu hoạch. Nếu một mặt hàng nông sản cho thu hoạch vào tháng Tư, tháng Năm, thì rất có thể tháng 11 hoặc 12 giá cả của nó sẽ tăng lên. Trong tháng Tư, bà con cũng có thể lựa chọn thu hoạch nông sản vào thời điểm đầu tháng hay cuối tháng để có được giá bán tốt nhất. Như vậy, sử dụng các thông tin thị trường giúp cho bà con biết được xu hướng giá cả dao động của mùa vụ qua các năm, từ đó có thể đưa ra quyết định đối với việc thu hoạch và bán sản phẩm để được giá tốt nhất. IV. CÁCH TÍNH TOÁN CHI PHÍ TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Các loại chi phí tiêu thụ Tính toán chi phí tiêu thụ sản phẩm Xác định giá bán sản phẩm Các loại chi phí tiêu th ụ Có sự khác nhau lớn giữa giá mua vào và bán ra của thương lái. đ iều này được giải thích bằng chi phí tiêu thụ sản phẩm, nó bao gồm một số loại chi phí cơ bản sau đây: Khâu làm sạch và đóng gói Bốc dỡ Vận chuyển Hao hụt Lưu kho, bảo quản Chế biến Vốn Thù lao, hoa hồng và các khoản phí không chính thức Lợi nhuận Khâu làm sạch và đóng gói Sau khi nhà buôn mua lại sản phẩm từ người nông dân, họ thường làm sạch và phân loại chúng, sau đó đóng gói phù hợp với việc vận chuyển đi xa và đem bán tại thị trường bán buôn hoặc thị trường khác. Khâu này bao gồm một vài chi phí như chi phí nhân công và chi phí đóng gói. Một số nhà buôn sở hữu xưởng đóng gói riêng và phải tính đến cả chi phí cho nó. Bốc d ỡ Trong tất cả các khâu của quá trình bán sản phẩm đều cần phải thực hiện các công việc đơn giản như đóng gói, tháo dỡ bao bì, khuân vác, dỡ hàng… Chi phí cho mỗi công việc riêng lẻ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng tổng cộng lại thì chi phí cũng là con số đáng kể. Vận chuyển Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 9/17 Chi phí vận chuyển phụ thuộc chủ yếu vào khoảng cách giữa người nông dân và thị trường đồng thời còn phụ thuộc vào chất lượng đường xá. Những người nông dân sống gần đường cao tốc sẽ phải bỏ ra chi phí thấp hơn cho việc vận chuyển so với những người sống ở cuối những con đường hiểm trở, khó khăn mà xe tải không thể qua được. Chi phí vận chuyển có thể tính toán dễ dàng vì người nông dân trả một mức giá nhất định cho mỗi kg sản phẩm cho người vận chuyển. Khi chi phí được tính trên mỗi xe container thì việc tính toán sẽ phức tạp hơn do tỷ lệ chứa của mỗi container là khác nhau. Chi phí sẽ còn khó tính toán hơn nữa nếu nhà buôn thuê xe tải và vận chuyển qua nhiều mùa vụ hay họ sử dụng phương tiện vận chuyển riêng. Khi mà chi phí vận chuyển không thể tính toán trực tiếp thì tốt nhất nên sử dụng tỷ lệ trên mỗi kg sản phẩm do người vận chuyển đưa ra. Hao hụt Việc hao hụt sản phẩm là chuyện phổ biến thậm chí không ai vứt đi nhưng khối lượng sản phẩm vẫn có thể bị hao hụt do việc lưu kho hay vận chuyển (Vd như bị mất nước – héo). Do đó mỗi kg sản phẩm bán lẻ không giữ nguyên như 1 kg lúc người nông dân bán ra. đôi khi tỷ lệ hao hụt là rất lớn, đặc biệt là với những loại rau và hoa quả dễ héo. Sự hao hụt có thể lên mức cao nhất trong những vụ mùa chính khi sản phẩm quá dư thừa nên bị vứt bỏ bớt mà không bán được. Sự hao hụt này không được tính vào chi phí thị trường vì nó sẽ được phản ánh thông qua giá trên thị trường. Tuy vậy, người nông dân vẫn cần phải tính lượng hao hụt khi ước lượng mức giá dự kiến của sản phẩm bán trên thị trường. Lưu kho, bảo qu ả n đây là khoản chi phí rất quan trọng khi nhà buôn cần phải lưu kho sản phẩm trong quá trình đưa từ tay người nông dân tới thị trường. Chế biến Khi người nông dân bán sản phẩm cho những người chế biến nông sản hay cho các nhà buôn để bán lại cho các nhà chế biến thì khó có thể liên hệ giữa mức giá của thành phẩm với giá bán nguyên liệu tươi (thô). Các loại lương thực như gạo và ngô cần phải được xay sát và khi tính toán chi phí thị trường cần xem xét yếu tố này cũng như giá trị của các phụ phẩm. Những người nông dân không nên quá cố gắng tính ra những chi phí này nhưng thay vào đó cần nắm được chi phí thị trường giữa nông trại của họ và nhà máy và liên hệ giữa những chi phí này với giá mua của các nhà máy. Vốn đ ể hoạt động, các nhà buôn có thể phải vay vốn của ngân hàng. Lãi suất phải trả cho khoản vay này chính là chi phí vốn. Nếu như các nhà buôn sử dụng tiền của họ thì cũng không thể nói là không mất chi phí vì họ đã không thể gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất mà sử dụng cho việc buôn bán. Chi phí đối với những người sử dụng quỹ riêng để kinh doanh chính là khoản lãi suất mà họ không được hưởng. Thù lao, hoa hồng và các khoản phí không chính thức Những khoản chi phí được nếu trên là những chi phí chính mà những người sản xuất nông sản phải đối mặt. Nhưng còn những khoản chi phí khác ví dụ như lệ phí chợ, chi Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 10/17 phí cân sản phẩm, tại một số địa phương họ còn phải đút lót trên những tuyến đường dẫn tới thị trường. Lợi nhu ậ n Các nhà buôn không đơn thuần bỏ ra thời gian và vốn liếng để đem các dịch vụ tới cho những người nông dân, họ làm điều đó vì lợi nhuận nhất định. Tính toán chi phí tiêu thụ sản ph ẩ m Những nhà buôn mua sản phẩm từ người nông dân và đem bán ra thị trường bán buôn Giả sử nhà buôn mua cà chua từ người nông dân với giá 1.800 đ ồng/Kg. Họ đóng gói trong các hộp gỗ có thể sử dụng lại được, mỗi hộp chứa 10 kg và đem ra thị trường bán buôn để bán cho những người bán lẻ với mức giá trung bình 3.000 đ ồng/Kg. Tỷ lệ hao hụt là 10%, do đó thực tế họ chỉ bán được 0.9 Kg. Lợi nhuận của nhà buôn được tính như sau: - Giá mua cà chua từ nông dân (1kg x 1.800 đ ồng) - đ óng gói (200 đ ồng ÷ hộp 10 kg) - Chi phí nhân công cho bốc dỡ: 100 đ ồng - Vận chuyển tới thị trường bán buôn (300 đ ồng/hộp ÷ 10 kg) - Phí vận chuyển với những quãng đường khó đi - Phí chợ - Phí cho các tổ chức thị trường 1.800 200 100 300 100 50 50 Tổng chi phí 2.600 Khối lượng bán (0.9 kg x 3.000 đ ồng 2 .700 Lợi nhuận của thương lái 100 Xác định giá bán sản phẩm: Lãi và lỗ Gía bán sản phẩm > Chi phí sản xuất sản phẩm: Lãi Gía bán sản phẩm < Chi phí sản xuất sản phẩm: Lỗ Gía bán sản phẩm = Chi phí sản xuất sản phẩm: Hoà vốn V. SỬ DỤNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG ĐỂ LÀM GÌ NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH đ ể xác định giá bán sản phẩm tối thiểu (thấp nhất) So sánh giá bán sản phẩm của mình với giá cả sản phẩm cùng loại trên thị trường đ ể bán được sản phẩm có giá cao hơn, quyết định nơi bán hoặc dự trữ chờ giá cao Nắm bắt xu hướng biến động giá, ra quyết định sản xuất, kinh doanh Dự tính được giá sàn Nông dân không có điều kiện bán sản phẩm của mình trực tiếp cho các nhà bán lẻ hoặc [...]... tin thị trường và các cơ quan đầu ngành VI TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Tại sao phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm Bà con nông dân nên tổ chức tiêu thụ sản phẩm như thế nào? Tại sao phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm? Nhiều bà con nông dân khi sản xuất được hàng hoá nông sản không biết bán ở đâu?, bán cho ai?, giá cả thế nào? Nhìn chung, bà con thiếu những thông tin cần thiết về thị trường. .. thông tin thị trường như vậy khiến cho thương lái địa phương ép giá, sản phẩm phải bán giá thấp hoặc bị hư hỏng do bà con để lâu chờ được giá Sản xuất của bà con còn manh mún, khối lượng hàng hoá nhỏ lẻ nên bà con khó có thể chủ động được trong việc bán sản phẩm Do vậy, bà con cần phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm Bà con nông dân nên tổ chức tiêu thụ sản phẩm như thế nào? để tổ chức tiêu thụ sản phẩm có... dân có thể sẽ không đem sản phẩm ra bán bởi họ sẽ mất toàn bộ số tiền để chi phí cho sản xuất và một phần chi phí tham gia thị trường Phần lớn, trong trường hợp này, nông dân không đưa sản phẩm tham gia thị trường ngay mà giữ lại để chờ khi giá cả tăng, trong quá trình đó chất lượng sản phẩm có thể giảm sút do bảo quản Như vậy, thông tin về giá cả thị trường và về cung thị trường có thể giúp giảm thiểu... người sản xuất rất dễ bị ép giá Hình thức bán cho người thu gom phổ biến tại các địa phương có những sản phẩm được sản xuất đại trà Bán cho người sản xuất, chế biến: Người sản xuất, chế biến thường là các doanh nghiệp, các hợp tác xã Sản phẩm hàng hoá đem bán trở thành nguyên liệu cho các hoạt động chế biến, sản xuất, sau đó được tung ra thị trường để tiêu thụ Nông dân sản xuất thường ít khi bán sản phẩm. .. lái hoặc tự xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hạn chế việc bị thương lái ép giá VII CÁC HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG Hướng dẫn tổ chức mô hình tiêu thụ sản phẩm tại địa phương Mục đích - Hiểu được các kiến thức đã học về thị trường, thông tin thị trường, người mua, người bán, cung và cầu thị trường - Học viên tham gia khoá học xác định được các sản phẩm (đặc biệt là nông - lâm sản) thế mạnh của địa phương - Thông... dân có thể thu hồi được cả chi phí sản xuất và chi phí thị trường cũng như lợi nhuận Và điều đó chắc chắn khiến cho họ quyết định đưa sản phẩm của mình tham gia vào thị trường Nếu giá thị trường chỉ có 300.000 đồng cho 100 kg ngô hạt thì người nông dân sẽ bị thua lỗ Tuy nhiên, họ vẫn phải bán vì họ sẽ thu được chi phí thị trường và một phàn chi phí sản xuất Nếu giá thị trường chỉ còn 100.000 đồng cho... vai trò quan trọng giúp cho bà con nông dân có thể bán sản phẩm của mình một cách thuận tiện v à có lợi hơn Sẽ có một vài lựa chọn như sau: Bán trực tiếp cho người tiêu dùng: đây là một trong những hình thức tiêu thụ sản phẩm phổ biến nhất, đặc biệt đối với hàng hoá nông sản Bán sản phẩm cho người tiêu dùng là hình thức mà sản phẩm từ tay người sản xuất được trao đổi trực tiếp với người sử dụng cuối... giá nông sản thấp… Khi bán sản phẩm ra thị trường cũng không đủ bù chi phí sản xuất do phải mất các chi phí vận chuyển, lưu kho, các khoản lệ phí… Ví dụ: Chi phí để người nông dân tạo ra 100 kg ngô hạt là 300.000 đồng, trong đó, chi phí tham gia thị trường là 150.000 đồng cho 150 kg Như vậy, tổng chi phí bỏ ra để người nông dân sản xuất và tiêu thụ 100 kg ngô hạt là 450.000 đồng Nếu giá thị trường là... việc tiêu thụ sản phẩm tại địa phương và gợi ý các giải pháp Lê Xuân Nuôi Trang 15/17 Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Tổ chức tham quan, học tập mô hình tiêu thụ sản phẩm Xác định mục đích tham quan Lập đề cương các vấn đề cần tìm hiểu khi đi tham quan Nhằm giúp học viên hiểu được những kiến thức cơ bản liên quan đến tiêu thụ sản phẩm một cách trực quan Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản. .. nhóm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Khi tập hợp lại, bà con sẽ có khối lượng Lê Xuân Nuôi Trang 14/17 Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng hàng hoá lớn, có thể tự mang đi tiêu thụ hoặc bán lại cho thương lái Tại các địa phương có HTX tiêu thụ sản phẩm hoặc các tổ nhóm, bà con nên tham gia Các tổ nhóm, HTX sẽ giúp cho bà con có thể thương lượng giá đối với thương lái hoặc tự xây dựng kế hoạch tiêu . giá bán sản phẩm: Lãi và lỗ Gía bán sản phẩm > Chi phí sản xuất sản phẩm: Lãi Gía bán sản phẩm < Chi phí sản xuất sản phẩm: Lỗ Gía bán sản phẩm = Chi phí sản xuất sản phẩm: Hoà. VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Thị trường là gì? Những ai tham gia thị trường? Tại sao phải tham gia thị trường? Bà con có thể tham gia những loại thị trường. thông tin thị trường và các cơ quan đầu ngành. VI. TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Tại sao phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm Bà con nông dân nên tổ chức tiêu thụ sản phẩm