Bài 23: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG? I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế 1 thí nghiệm đơn giản HS phát hiện được có hiện tượng hô hấp ở cây. - Nhó được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây. - Giải thích vài ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến hiện tượng hô hấp ở cây. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, tìm kiến thức. - Tập thiết kế thí nghiệm. 3. Thái độ - Giáo dục lòng say mê môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - GV: Có điều kiện làm thí nghiệm 1 trước 1 giờ. Các dụng cụ để làm thí nghiệm 2 như SGK. - HS: Ôn lại bài quang hợp, kiến thức tiểu học về vai trò của khí oxi. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu khái niệm quang hợp? - Không khí thiếu oxi có duy trì sự cháy được không? 3. Bài học MB: Như SGK trang 77. Hoạt động 1: Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây? Mục tiêu: HS nắm được các bước tiến hành thí nghiệm, tập thiết kế thí nghiệm để rút ra kết luận. a. Thí nghiệm 1: nhóm Lan và Hải Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 77, nắm cách tiến hành, kết quả của thí nghiệm. - GV cho 1 HS trình bày lại thí nghiệm trước lớp. - GV lưu ý HS pahỉ giải thích lớp váng trắng đục ở cốc A dày hơn là do - HS đọc thí nghiệm quan sát hình 23.1 ghi lại tóm tắt thí nghiệm gồm: chuẩn bị , tiến hành, kết quả. - HS đọc thông tin SGk trang 77, thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGk trang 77. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm có nhiều khí cacbonic thì GV nên hỏi thêm: Vậy ở chuông A do đâu mà lượng khí cacbonic nhiều lên? - GV giúp HS hoàn thiện đáp án và rút ra kết luận. khác nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS nêu được lượng khí CO 2 trong chuông A tăng lên chỉ có thể do cây thải ra. Tiểu kết: - Khi không có ánh sáng cây đã thải ra nhiều khí cacbonic. b. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm của An và Dũng Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS thiết kế được thí nghiệm dựa trên những dụng cụ có sẵn và kết quả của thí nghiệm 1. - GV cho HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: Các bạn An và Dũng làm thí nghiệm nhằm mục đích gì? - GV yêu cầu nhóm thiết kế thí nghiệm, GV đi tới các nhóm quan sát, hưỡng dẫn, gợi ý cách bố trí thí nghiệm. - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 23.2 trang 78 và tra lời câu hỏi. - GV lưu ý: nếu HS trong lớp có học lực trung bình thì các em có thể không biết bố trí thí nghiệm, GV phải hướng dẫn tỉ mỉ từng bước. - GV nhận xét giúp HS hoàn thiện thí nghiệm và giải thích rõ: khi đặt cây vào cốc thuỷ tinh rồi đạy miếng kính lên, lúc đầu trong cốc vẫn còn O 2 của khôgn khí, đến khi khẽ dịch tấm kính để đưa que đóm đang cháy vào, đóm tắt ngay chứng tỏ trong cốc không còn khí O 2 và cây đã nhả CO 2 . - GV thử kết quả thí nghiệm đã chuẩn bị cho cả lớp quan sát, chốt lại kiến thức cho cả 2 thí nghiệm, HS nhắc lại. - HS trong nhóm cùng tiến hành thảo luận từng bước của thí nghiệm. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe và bổ sung vào bài của mình những chỗ chưa đúng. Tiểu kết: - Cây nhả khí cacbonic và hút khí oxi. Hoạt động 2: Hô hấp ở cây Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm hô hấp và ý nghĩa của hô hấp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập với SGK, trả lời câu hỏi: ? Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây? ? Những cơ quan nào của cây tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài? ? Cây hô hấp vào thời gian nào? ? Người ta đã dùng biện pháp nào để giúp rễ và hạt mới gieo hô hấp? - GV gọi 2 HS tra lời 4 câu hỏi SGK, HS khác nổ sung. - GV chốt lại kiến thức và chú ý nếu HS trả lời: ban đêm cây mới hô hấp thì GV giải thích. - GV yêu cầu HS trả lời mục SGK - HS đọc thông tin SGK trang 78, 79 suynghĩ trả lời 4 câu hỏi. - Yêu cầu nêu được: + Viết được sơ đồ sự hô hấp. + Mô tả các cơ quan của cây đều hô hấp. + Biện pháp làm tơi xốp đất - Một HS trả lời các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu, trao đổi nhanh trong nhóm đưa ra biện pháp như; trang 79. - GV giải thích các biện pháp kĩ thuật cho cả lớp nghe cho HS rút ra kết luận. ? Tại sao khi ngủ đêm trong rừng ta thấy khó thở, còn ban ngày thì mát và dễ thở? cuốc, tháo nước khi ngập. Tiểu kết: - Cây hô hấp suốt ngày đêm, tất cả cá cơ quan đều tham gia. 4. Củng cố - HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Yêu cầu HS giải thích: Một hòn đất nỏ bằng 1 giỏ phân. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Ôn lại bài: Cấu tạo trong của phiến lá. . Bài 23: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG? I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế 1 thí nghiệm đơn giản HS phát hiện được có hiện tượng hô hấp ở cây. - Nhó. giản về hiện tượng hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây. - Giải thích vài ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến hiện tượng hô hấp ở cây. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan. hấp ở cây Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm hô hấp và ý nghĩa của hô hấp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập với SGK, trả lời câu hỏi: ? Hô hấp là gì? Hô