1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÚP HỌC SINH YẾU LỚP HAI HỌC ĐỌC, HỌC VIẾT

7 302 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu lớp 2 học đọc, học viết góp phần giảm thiểu học sinh lưu ban ĐỀ TÀI GIÚP HỌC SINH YẾU LỚP HAI HỌC ĐỌC, HỌC VIẾT GÓP PHẦN GIẢM THIỂU HỌC SINH LƯU BAN. 1/ Lý do chọn để tài: Cuộc vận động của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân về việc “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” như một làn gió mới làm thay đổi cách nhìn, cách đánh giá về thực trạng chất lượng giáo dục hiện nay. Cũng chính từ đó ngành Giáo dục có những động thái tích cực cho chất lượng sắp tới và các thầy cô giáo có cơ hội được dạy đúng lương tâm của mình, họ không bị sức ép của bệnh thành tích từ nhiều phía, các em học sinh được đánh giá công bằng, chính xác. Nhưng cũng phải thẳng thắn mà nói rằng: Hậu quả của bệnh thành tích những năm qua bây giờ chúng ta phải gánh chịu. Như trên truyền hình báo chí nhiều nơi đã đưa tin, một bộ phận không nhỏ học sinh đang ngồi nhầm lớp. Hiện tượng học sinh lớp bảy, lớp tám không biết đọc là nỗi đau âm ĩ mà những ngày qua ngành Giáo dục phải chịu trước những phán xét của dư luận. Thực trạng về chất lượng là vấn đề đáng quan tâm, mà đánh giá đúng chất lượng học sinh lại càng đáng quan tâm. Sẽ có nhiều học sinh không theo kịp chương trình, lưu ban, bỏ học, không thể chối cãi điều đó. Một bên là chất lượng, một bên là quyền được học của các cháu! Trước tình hình đó Sở Giáo duc & Đào tao Bình Thuân đã có công văn số 176/SGD&ĐT-TH ngày 02/10/2006 về việc giảm thiểu học sinh lưu ban và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở cấp tiểu học. Để thực hiện sự chỉ đạo của Sở, đội ngũ cốt cán tiến hành khảo sát chất lượng học sinh các khối lớp đặc biệt khối lớp hai để tìm ra giải pháp giúp các em tránh nguy cơ ở lại lớp. Từ những lý do trên tổ cốt cán hình thành sáng kiến kinh nghiệm: GIÚP HỌC SINH YẾU LỚP HAI HỌC ĐỌC, HỌC VIẾT GÓP PHẦN GIẢM THIỂU HỌC SINH LƯU BAN. 2/ Nội dung: Trong thời gian qua, trên các thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương hoặc trên các diễn đàn hội nghị, chúng ta nghe nói nhiều đến thực chất chất lượng dạy và học thúc giục mọi người không thể thờ ơ trước thực trạng của học sinh bị sa sút, hoặc học sinh chưa biết đọc biết viết khi đã hoàn thành chương trình bậc tiểu học. Thật ra trong những năm gần đây tỉ lệ học sinh lớp 1, 2, 3, 4 lưu ban của toàn một năm học như sau: Theo số liệu thống kê chất lượng những năm gần đây của Sở Giáo dục & Đào tạo. - Năm học 2004 – 2005: 1.869/119.390; tỉ lệ: 1,56% - Năm học 2005 – 2006: 2.127/111.305; tỉ lệ: 1,91% Trang 1 Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu lớp 2 học đọc, học viết góp phần giảm thiểu học sinh lưu ban Tuy nhiên, các thành viên trong tổ Tiếng Việt đã khảo sát thống kê thực trạng số học sinh lớp hai có nguy cơ lưu ban của các Huyện đầu năm học 2006-2007 như sau: Tuy Phong : 202 – 7,8% Hàm Thuận Nam: 157 – 8,4% Bắc Bình: 220 – 9,1% Hàm Tân: 99 – 6,9% Hàm Thuận Bắc: 217 – 6,9% La Gi: 96 – 4,9% Phan Thiết: 304 – 9,3% Tánh Linh: 307 – 15,0% Đức Linh: 146 – 5,9% Phú Quý: 54 – 10,6% Từ số liệu đầu năm học 2006 – 2007 và các năm về trước, chúng tôi đã xác định nguyên nhân thực trạng như sau: - Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề nông, làm biển kinh tế khó khăn nên ít quan tâm đến việc học của con em mình. Nghề nông và nghề biển thường sử dụng lao động ở lứa tuổi học sinh tiểu học trong việc phụ giúp gia đình nên các em không có thời gian học tập, học tập không chuyên cần, nhận thức về giáo dục của người dân tộc thiểu số còn hạn chế. Học sinh là dân tộc thiểu số chưa thông thạo tiếng phổ thông nên tiếp thu bài còn chậm nhất là môn công cụ Tiếng Việt. Ngoài ra mạng lưới trường mẫu giáo còn mỏng nên tỉ lệ học sinh vào lớp 1 đã qua lớp lá chỉ chiếm 88,4% (theo thống kê năm học 2005-2006). Do việc hiểu và vận dụng đánh giá học sinh bằng nhận xét chưa phù hợp. Theo qui định của Quyết định số 30, phải tổ chức có thể nhiều lần cho học sinh yếu được kiểm tra lại và được lên lớp, mang tính hình thức bắt buộc gây cho học sinh, phụ huynh chủ quan và làm cho giáo viên “mệt mỏi” nên tâm lí cho điểm “rộng” để học sinh được lên lớp khỏi “phiền hà”. Cũng theo Quyết định 30, điểm trung bình cuối năm mặc dù dưới 5 nhưng nếu điểm thi từ 5 trở lên cũng được lên lớp. Do vậy các em chỉ ở mức trung bình yếu nên khi lên lớp 2 rất mau “đuối”. Nhận thức về xã hội hóa giáo dục trong một số bộ phận người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa cao, còn mang nặng sự ỷ lại, sự trợ cấp của Nhà nước. Tinh thần của đồng bào dân tộc còn mê tín dị đoan, nhiều tập tục lạc hậu chưa được bãi bỏ, hiện tượng tảo hôn còn nhiều, nhiều học sinh đang học có vợ (chồng) nên phải nghỉ học. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất chưa được đảm bảo, thiết bị và đồ dùng dạy học chưa đáp ứng với nội dung yêu cầu của chương trình, phòng học, bàn ghế chưa đúng quy cách, các phòng chức năng chưa được xây dựng kịp thời. - Nguyên nhân chủ quan: Trong tình hình chung, một số ít cha mẹ học sinh quá khó khăn, lo bươn chải trong cuộc sống nên thường không quan tâm đến việc học của con. Một số em lại lười học, chán học hoặc có đi học cũng chỉ lấy lệ; đến trường không chăm chú tham gia xây dựng bài, học không nhớ …. Bên cạnh đó, trình độ của giáo viên không đồng đều, phương pháp dạy học còn mang nặng về thuyết giảng, chưa chú trọng đến mức độ tiếp thu của học sinh để có biện pháp cải tiến, thay đổi phương pháp dạy học theo từng đối Trang 2 Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu lớp 2 học đọc, học viết góp phần giảm thiểu học sinh lưu ban tượng học sinh để hướng dẫn học sinh nắm được bài tại lớp. Ngoài ra, việc vận dụng thiết bị, đồ dùng dạy học của một vài giáo viên có khi chưa chính xác, thao tác không đúng, thậm chí còn có giáo viên dạy chay. Phương pháp học tập của học sinh còn thụ động, không khoa học, học “vẹt”, thiếu khả năng suy luận. Công tác quản lý chỉ đạo chưa được chú trọng đúng mức, cũng chưa có nhiều giải pháp trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Việc kiểm tra vẫn còn coi nhẹ, hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa mang tính chính xác khách quan. Trong quản lý điều hành còn mang nặng tính hành chính, coi trọng hình thức, chỉ tiêu, số lượng. Đối với số học sinh ngồi nhầm lớp, tuy không nhiều nhưng những em này gần như hỏng kiến thức ở lớp dưới khá nặng nề, ngay cả một số âm vần đơn giản cũng không nhận biết được. Vào giữa tháng 10, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số lớp ở các huyện mà dự kiến sẽ thử nghiệm như sau: (Xem phụ lục I) Riêng số học sinh có nguy cơ lưu ban nhiều hơn, nhìn chung các em yếu đều các môn nhất là Tiếng việt và Toán. Thay vì học hết chương trình lớp 1, các em phải đọc đúng và rõ ràng một bài văn đơn giản (tốc độ khoảng 30 tiếng/1phút), hiểu nghĩa các từ thông thường và ý các câu đã học. Viết đúng chữ thường, chép đúng chính tả đoạn văn khoảng 30 chữ/15phút. Nghe hiểu lời giảng và hướng dẫn học tập của giáo viên. Nói rõ ràng, trả lời được câu hỏi đơn giản Vậy mà hiện nay, các em đọc viết yếu (90/117em tỷ lệ 76.9%), thậm chí còn phải đánh vần lại những vần có 2 âm (47/117em, tỷ lệ 40.2%), đọc sai và bỏ tiếng còn nhiều (59/117em,tỷ lệ 50.4%). Tốc độ đọc rất chậm không đảm bảo yêu cầu (75/117em , tỷ lệ 64.1%). Từ chỗ đọc yếu dẫn đến hiểu nghĩa của những từ đơn giản, thông thường cũng như hiểu nghĩa các câu cũng rất hạn chế (86/117em , tỷ lệ73.5%). Các em viết cũng rất yếu, ngoài việc viết sai các tiếng, từ địa phương, các em còn viết sai cả những chữ đơn giản (46/117em ,tỷ lệ 39.3%). Ngoài ra, các em còn mặc cảm với bạn bè, sợ bạn bè chế nhạo, giáo viên chê trách nên các em càng tự ti hơn trong học tập và giao tiếp với mọi người. - Biện pháp: Được sự chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo Ngành, của ban giám hiệu trường, khoảng giữa tháng 10, khi nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên chủ nhiệm cần coi và chấm thi nghiêm túc, tránh tình trạng để học sinh xem bài nhau từ đó chúng ta không có căn cứ đánh giá năng lực trình độ học tập sát đối tượng học sinh. Sau khi phân loại đối tượng yếu một cách chính xác, giáo viên báo cáo ban giám hiệu cụ thể hoàn cảnh gia đình từng em, đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu và mức độ “hỏng” kiến thức. Giáo viên chủ nhiệm cần mời cha mẹ học sinh lên để trao đổi riêng và cùng phối hợp giáo dục. Có nhiều gia đình các em quá khó khăn không đủ điều kiện để các em có đầy đủ dụng cụ học tập, chúng ta cần đề nghị ban giám hiệu trường, địa phương giúp đỡ. Trường hợp thiếu sự quan tâm nhắc nhở, chúng ta cần thẳng thắn yêu cấu phải kết hợp giúp đỡ các em ở nhà, cần phải thường xuyên kiểm tra việc học ở nhà, không sai vặt khi các em ngồi học, tránh làm các em không được tập trung Trang 3 Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu lớp 2 học đọc, học viết góp phần giảm thiểu học sinh lưu ban Giáo viên lên kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu ngay tại lớp bằng cách bổ sung kiến thức hỏng, các em phải được quan tâm đặc biệt khi học sinh tiếp thu kiến thức mới và luyện tập thực hành. Thường cho học sinh khá giỏi đọc, viết trước để học sinh yếu phần nào nắm được, giáo viên có cách dạy cụ thể để các em tiếp thu bài một cách toàn diện và dành thời gian luyện tập nhiều hơn cho các em. Hằng ngày, chúng ta cần sử dụng tốt 15 phút đầu giờ, phân công cho các em giỏi, khá giúp đỡ các em học sinh yếu về đọc, viết. Ở lớp trong giờ dạy phân môn tập đọc, chúng ta cần phân công các em đọc tốt học cùng nhóm với các em yếu giúp các em yếu đọc ở những bước đọc trong nhóm; khi gặp những chữ bạn không đọc được, các em sẽ dùng bút chì gạch chân, sau khi đọc qua một lượt, những em khá giỏi sẽ chỉ lại những chữ khó và yêu cầu bạn phân tích để biết được bạn không đọc được vì âm khó hay vần khó sau đó giúp bạn đọc vần, tiến đến đọc trơn. Song song với việc làm đó, để củng cố cho chắc chắn bạn khá sẽ ghi âm hoặc vần khó vào vở trắng ngay đầu dòng, sau đó giáo viên sẽ yêu cầu các em về nhà đọc lại âm, vần khó đó và viết lại mỗi âm, mỗi vần, mỗi chữ đó một dòng. Ngày mai học sinh khá sẽ kiểm tra đọc, viết của em yếu. Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra đôi bạn học tập này có thực hiện như yêu cầu của bài học hay không. Sau đó giáo viên chủ nhiệm kiểm tra và ghi những âm, vần, chữ khó ấy lên một tờ giấy rôki hoặc giấy Ao đính sẵn ở lớp, vào lúc nghỉ giữa tiết các em khá sẽ chỉ lộn xộn những âm, vần, chữ ấy và đề nghị bạn đọc, nếu đọc được các bạn khác sẽ vỗ tay hoan hô Ngoài ra, với đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 2 các em rất thích vui học, học vui, giáo viên có thể làm những thẻ từ, thẻ âm, vần, gồm những từ học sinh không nắm chắc trong tuần (mỗi em một bộ) đến tiết sinh hoạt tập thể tổ chức cho các em vui chơi (thi đua). Một em khá đọc âm (hoặc vần hoặc chữ) các em sẽ nhặt âm, vần, chữ ra và đọc to lên, em nào làm đúng, nhanh sẽ được vỗ tay hoan hô, khen ngợi luôn cả em khá giỏi được phân công kèm em yếu. Cuối tuần thực hiện và sơ kết tháng, được biểu dương, khen thưởng cả 2 em (đôi bạn học tập). Chúng ta có thể vận dụng một số chương trình được trình chiếu trên truyền hình sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh: thích được vui học - học vui, như tổ chức trò chơi “Nhìn hình đoán chữ” cho học sinh xem một số hình hoặc ngay cả nhờ học sinh thực hiện cũng được để các em học sinh yếu đoán và ghi chữ đã đoán. Ví dụ: một em “cười” và chúng ta yêu cầu bạn học sinh yếu đoán xem bạn đang làm gì? Nếu bạn yếu đoán bạn kia đang cười chúng ta lại yêu cầu bạn yếu viết chữ ấy lên bảng … Nếu đoán đúng sẽ được các bạn khác vỗ tay tán thưởng. Với những trò chơi nho nhỏ như thế này chúng ta chỉ cần sử dụng thời gian nghỉ giữa tiết cũng đã đủ. Ngoài ra học sinh rất thích đọc truyện kèm theo tranh ảnh màu sắc đẹp, giáo viên mượn có chọn lọc những quyển truyện ngắn cho các em đọc thường xuyên, trao đổi với các em để biết trong truyện có những chữ nào không đọc được, sau đó sẽ gần gũi thân mật hỏi các em thích nhân vật nào, ghét nhân vật nào, vì sao? Có thể nêu một vài câu hỏi nhỏ về nội dung để khuyến khích các em đọc và hiểu nhớ nội dung. Trang 4 Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu lớp 2 học đọc, học viết góp phần giảm thiểu học sinh lưu ban Trong quá trình đọc cho các em viết chính tả, chúng ta cũng cần có cách đọc riêng cho các em một chút như đọc nhỏ, chậm lại và có thể đánh vần ở một số từ khó để học sinh yếu viết được. Thường xuyên theo dõi quá trình viết để giúp các em điều chỉnh, chấm chữa bài cho các em và yêu cầu các em nếu viết sai chữ nào thì viết lại một dòng chữ ấy. Giúp các em viết đúng chính tả, chúng ta giao bài trước để các em ở nhà đọc và chép trước một bước, lên lớp các em có thể theo kịp bạn bè, thường xuyên nhắc nhở các em mẹo viết chính tả thường gặp (cách viết âm c, k, qu, gh, ngh ) và bước đầu viết đúng theo nghĩa của từ. Để giúp các em viết đúng và đẹp, giáo viên cho các em khá giỏi viết chữ đẹp viết mẫu vào vở trắng. Nếu trường có giáo viên dạy chuyên nhạc, họa, giáo viên chủ nhiệm có thể dùng một số tiết này để kèm riêng thêm cho các em. Nói chung, giáo viên chủ nhiệm cần tạo một không khí học tập thân thiện, gần gũi tạo niềm tin của các em đối với tập thể nhỏ, giúp các em không tự ti, mặc cảm vì mình là học sinh yếu. Riêng đối với Ban giám hiệu: chúng ta cũng biết rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu vì gia đình các em còn quá khó khăn, không đủ tiền để mua đầy đủ các đồ dùng học tập, sách vở…. Do vậy chúng ta cần vận dụng quỹ “Vòng tay bạn bè”, quỹ “Vì bạn nghèo”, dự án trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để cấp học bổng giúp các em không còn bị áp lực bởi sự thiếu thốn về vật chất. Ngoài ra, Ban giám hiệu còn tổ chức cho các giáo viên chủ nhiệm lớp có đối tượng học sinh yếu kém tập huấn về chuyên đề này; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cách dạy lớp ghép. Thường xuyên dự giờ giám sát giáo viên dạy theo phân luồng kiến thức, khuyến khích giáo viên dạy phụ đạo vào những buổi không chính quy với tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Ở các trường có giáo viên dự khuyết, phân công giáo viên dôi dư hợp lý, kèm cặp riêng cho các em này ngoài giờ học chính quy. Luôn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực tế sự tiến độ của học sinh ở từng thời điểm để có hướng giúp đỡ kịp thời. Trích quỹ phúc lợi tặng thưởng giáo viên giúp học sinh yếu tiến bộ vững chắc cũng như “đôi bạn” đã từng gắn bó giúp đỡ nhau. Mỗi tháng họp hội đồng, Ban giám hiệu phải nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến chất lượng cụ thể ở mỗi lớp để cùng nhau thống nhất kế hoạch và biện pháp cho tháng tiếp theo. 3/ Kết quả: Sau gần một năm thử nghiệm, bước đầu đã có được kết quả khả quan: Tinh thần, thái độ học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt, chất lượng đọc, viết chuyển biến tốt, giảm đáng kể số học sinh có nguy cơ lưu ban (Số học sinh yếu chỉ còn 35/117em, tỷ lệ 29.9%). Xem bảng phụ lục II. Tinh thần, ý thức trách nhiệm, lương tâm của nhà giáo được nâng lên rõ rệt, củng cố lòng tin của mọi giới đối với giáo dục tỉnh nhà. Giáo viên đã có cách dạy linh hoạt, phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh. Bản thân của giáo viên không còn bứt rứt vì phải đối phó với các chỉ tiêu số lượng và các danh hiệu thi đua. Ban giám hiệu đi sâu vào chất lượng kiểm tra. Trang 5 Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu lớp 2 học đọc, học viết góp phần giảm thiểu học sinh lưu ban * Bài học kinh nghiệm: Đầu năm giáo viên chủ nhiệm phân loại đúng mức độ kiến thức và kĩ năng của từng học sinh yếu. Điều tra hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập ở nhà của học sinh, thường xuyên liên hệ, tạo sự phối kết hợp gia đình, địa phương, các đoàn thể để có sự hưởng ứng, hỗ trợ. Phân công các đối tượng học sinh khá, giỏi kèm cặp theo sự giao việc cụ thể của giáo viên, nhất là phải có sự theo dõi thường xuyên, kiểm tra mức độ tiến bộ của từng học sinh. Trong việc giảng dạy trên lớp, giáo viên phải nghiên cứu nhiều hình thức học tập, tăng cường là và sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức các hoạt động vui – học, học – vui để các học sinh yếu được tham gia, hứng thú hoạt động tạo cho trẻ sự tự tin. Giáo viên phải giao việc và kiểm tra cụ thể việc học tập ở nhà như tập đọc các bài tập đọc, tập chép các bài chính tả trước và sau khi học, đọc truyện thiếu nhi, câu đố do giáo viên lựa chọn, cung cấp. Luôn luôn động viên, khen thưởng khi có sự tiến bộ của học sinh dù nhỏ trong học tập. Giáo viên đặt ra chỉ tiêu, thời gian cụ thể để dứt điểm mức độ cần rèn cho học sinh, lập kế hoạch tiếp theo để giáo viên và học sinh có hướng phấn đấu hoặc khắc phục. Dạy học sinh học đọc, học viết là một công việc quan trọng và có quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau. Chính nhờ đọc để hiểu, nhờ sự hiểu học sinh mới diễn đạt ý nghĩ của mình qua văn bản bằng chữ viết. Học đọc, học viết đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp hai nói riêng là cái gốc, hay nói đúng hơn đó chính là nền tảng để giúp các em học các môn học khác. Các em có đọc đúng, đọc hiểu các đề toán thì các em mới hiểu và làm đúng bài toán Trong thực tế với nhiều lí do, một số giáo viên đã không chú trọng việc dạy đọc cho học sinh, từ đó đã có trường hợp học sinh không đọc thông sẽ dẫn đến việc viết cũng không thạo Vậy lao động của giáo viên trong việc dạy đọc, dạy viết là quá trình tạo lập nên nền tảng cơ bản trong việc truyền thụ tri thức cho học sinh. Do vậy giáo viên phải bám sát đối tượng, giáo viên phải tham gia nhiều hoạt động sư phạm và mọi vấn đề phải được giải quyết trên cơ sở của ba yếu tố: Kiến thức – phương pháp – con người. Có như vậy quá trình dạy và học mới có thể có hiệu quả tốt, nâng cao từng bước năng lực học tập của học sinh. Trên đây là một số vấn đề mà tổ cốt cán chúng tôi đã kiểm chứng với thực tế giảng dạy trong năm qua và cùng nhau trao đổi, bàn bạc đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế học sinh lớp hai có nguy cơ lưu ban. Rất mong sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ có ý nghĩa lí luận mà còn có tác dụng thực tế khi được đem thực hiện đại trà. Trang 6 Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu lớp 2 học đọc, học viết góp phần giảm thiểu học sinh lưu ban Trang 7 . Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu lớp 2 học đọc, học viết góp phần giảm thiểu học sinh lưu ban ĐỀ TÀI GIÚP HỌC SINH YẾU LỚP HAI HỌC ĐỌC, HỌC VIẾT GÓP PHẦN GIẢM THIỂU HỌC SINH LƯU BAN. 1/ Lý. pháp dạy học theo từng đối Trang 2 Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu lớp 2 học đọc, học viết góp phần giảm thiểu học sinh lưu ban tượng học sinh để hướng dẫn học sinh nắm được bài tại lớp. Ngoài. bản bằng chữ viết. Học đọc, học viết đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp hai nói riêng là cái gốc, hay nói đúng hơn đó chính là nền tảng để giúp các em học các môn học khác. Các

Ngày đăng: 04/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w