1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nỗi buồn chiến tranh

47 591 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 206,5 KB

Nội dung

Phần một: Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 1.1- Bảo Ninh là một trong những nhà văn điển hình và xuất sắc nhất của Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975. Bảo Ninh tham gia kháng chiến từ khi còn rất trẻ và đã phụng sự hết mình cho cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Hoà bình lập lại, ông bắt tay vào sự nghiệp viết văn. Sáng tác của Bảo Ninh không nhiều. Ngoài một số truyện ngắn đặc sắc: Trại bảy chú lùn, Khắc dấu mạn thuyền, Bội phản ông có duy nhất cuốn tiểu thuyết định mệnh: Nỗi buồn chiến tranh (1987). Mặc dù Bảo Ninh đợc coi là nhà văn "một cuốn", nhng với Nỗi buồn chiến tranh, ông đã có đóng góp to lớn cho nền văn học thời kì đổi mới trong việc cách tân nghệ thuật, đổi mới t duy tiểu thuyết ở nhiều phơng diện: đề tài, ngôn ngữ, cốt truyện, nhân vật 1.2- Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Tiểu thuyết thể hiện cách nhìn mới mẻ của Bảo Ninh về cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta dới góc độ số phận con ngời. Xét về mặt nghệ thuật, "đó là thành tựu cao nhất của Văn học đổi mới" (Nguyên Ngọc) với nhiều nét nghệ thuật đặc sắc nh: không gian, thời gian, ngôn ngữ, kết cấu Đặc biệt, thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh vô cùng phong phú, đa dạng. Họ phần đông là những ngời lính đi qua cuộc chiến tranh trở về đối diện với muôn mặt cuộc sống thời hậu chiến. Nhà văn thờng đặt nhân vật của mình vào cuộc sống với thời gian "hai chiều": hiện tại - quá khứ, luôn trăn trở, đau đớn, băn khoăn đi tìm lẽ sống cuộc đời Chính thế giới nhân vật nhiều kiểu dáng, biểu hiện phong phú, đa dạng là yếu tố quan trọng giúp nhà văn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con ngời và góp phần không nhỏ làm nên thành công cho cuốn tiểu thuyết ở trong nớc và ngoài nớc. Năm 1991, tác phẩm đợc tặng giải thởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1994, tác phẩm đợc dịch sang tiếng Anh dới tựa: The Sorrow of War. Tác phẩm đ- ợc giới phê bình phơng Tây ca ngợi là một trong những cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh cảm động nhất mọi thời đại. 1.3- Do Bảo Ninh ít sáng tác và ít tham gia phê bình văn học, Nỗi buồn chiến tranh tái bản ở Việt Nam không nhiều nên tên tuổi Bảo Ninh vẫn còn mới mẻ đối với công chúng văn học cả nớc. Mặc dù, tác phẩm của Bảo Ninh không đợc trích dạy trong nhà trờng phổ thông nhng việc nghiên cứu tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về 1 nền tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu phơng diện: "Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh" để phần nào thấy đợc những nét đặc sắc trong t duy nghệ thuật của nhà văn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1- Tình hình nghiên cứu tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Kể từ khi ra đời (1987), rồi đạt giải thởng của Hội nhà văn Việt Nam (1991) dới nhan đề Thân phận của tình yêu, cho đến nay, cuốn tiểu thuyết đã đợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bình giá trong các cuộc hội thảo, trên các tạp chí và trong một số chuyên đề: Báo Thể thao - Văn hoá số ra 28.10.2006, Nguyễn Quang Thiều có nhận xét: "Nỗi buồn chiến tranh" đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại, đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình yêu và của chiến tranh. Trong Thi pháp học hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội - 2000, ở phần III, Phê bình truyện, Đỗ Đức Hiểu có bài viết riêng về Nỗi buồn chiến tranh. Tác giả đã đối chiếu mô hình tiểu thuyết của Bảo Ninh với một số tiểu thuyết Châu Âu thế kỉ XX nh Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Prourt. Trong Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử, NXB Đại học s phạm, 2003 do GS-TS Trần Đình Sử chủ biên có đăng bài viết của TS. Nguyễn Đăng Điệp với tựa đề Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bài viết khám phá kĩ thuật dòng ý thức qua việc nghiên cứu những giấc mơ đứt gãy, trạng thái ngủ "mở mắt" của nhân vật Kiên Từ đó, tác giả cũng rút ra kết luận về sức hấp dẫn của thiên tiểu thuyết: Văn Bảo Ninh hấp dẫn ngời đọc ở chính khoảng lặng của ngôn từ, ở màu sắc các biểu tợng đợc dệt lên từ những giấc mơ, những độc thoại của con ngời về mình và về chính cõi ngời [11; 408] Đào Duy Hiệp trong Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, NXB Giáo dục, 2007 đã nghiên cứu thời gian trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Một trong những kết luận quan trọng mà tác giả đã rút ra là: Chính những thủ pháp "sai trật, ngoái lại, đón trớc" ở đây đã dệt nên trong tác phẩm của Bảo Ninh một mạng lới tâm lí truyện kể đợc "xem nh một ý thức về thời gian hoàn toàn rõ rệt và những mối liên hệ không mập mờ giữa quá khứ, hiện tại và tơng lai"[4; ] Nhìn chung, qua những tài liệu nghiên cứu mà chúng tôi tập hợp đợc thì vấn đề về nội dung, nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết đã đợc các nhà nghiên cứu đa ra bàn luận sôi nổi trong mấy năm trở lại đây. Tuy vậy, việc khẳng định 2 giá trị của cuốn tiểu thuyết vẫn là công việc lâu dài của giới phê bình và công chúng văn học. 2.2- Tình hình nghiên cứu về vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (cb), NXB Giáo dục, 2005 có in hai bài nghiên cứu về vấn đề nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh. Th.s Phạm Xuân Thạch với "Nỗi buồn chiến tranh" viết về thời kì hậu chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp đã chia thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh thành ba tuyến chạy song song với cuộc đời nhân vật Kiên: những ngời phụ nữ, những ngời đồng đội, những ngời thân. Trong Hình tợng con ngời - nạn nhân chiến tranh trong hai tiểu thuyết "Một nỗi đau riêng" và "Nỗi buồn chiến tranh", Th.s Nguyễn Thị Mai Liên đã so sánh hai tác phẩm trên ở ba phơng diện: con ngời dị dạng nhân hình, con ngời tha hoá về nhân tính, con ngời khắc khoải về một xứ sở bình yên nhng không trốn chạy thực tại. Trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số tháng 10.2008, Đinh Thị Huyền đã đa ra một số đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết hậu chiến nói chung: nhân vật tha hoá về nhân tính, nhân vật suy t chiêm nghiệm "sống với thời gian hai chiều", nhân vật tự nhận thức Nh vậy, ở một số công trình nghiên cứu, vấn đề nhân vật của Nỗi buồn chiến tranh đã đợc đề cập. Những bài viết này mới đề cập đến một khía cạnh, cha có công trình nào có tính hệ thống. Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân loại hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Từ đó, giúp ngời đọc tiếp cận dễ dàng hơn với tác phẩm từ góc độ thi pháp. 3. Đối tợng nghiên cứu Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, NXB Văn học, 2006. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1- Khảo sát thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. 4.2- Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát và phân loại thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Còn nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của tiểu thuyết sẽ đợc phát triển thành khoá luận nếu có điều kiện. 5. Phơng pháp nghiên cứu. 3 Trong chuyên luận này, để đạt kết quả, chúng tôi đã sử dụng một số ph- ơng pháp nghiên cứu sau đây: 5.1- Phơng pháp thống kê, phân loại. Phơng pháp này giúp cho việc phân tích, lí giải, đối chiếu có hiệu quả cao. Đồng thời, phơng pháp này còn giúp cho ngời nghiên cứu nắm đợc tần số các tín hiệu nghệ thuật để đi đến nhận xét, đánh giá có tính thuyết phục. 5.2- Phơng pháp đối chiếu so sánh. Phơng pháp này giúp cho việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm có chiều sâu, nhận ra nét riêng biệt, đặc trng của đối tợng nghiên cứu trong thế so sánh với những tác phẩm trớc - sau - cùng thời. 5.3- Phơng pháp nghiên cứu theo đặc trng loại thể. Mỗi thể loại văn học có những đặc trng riêng về đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, kết cấu. Tiểu thuyết cũng có những đặc trng riêng. Vì vậy chúng ta cần phải sử dụng phơng pháp này để nhằm đảm bảo tính khoa học cho tác phẩm. 5.4- Phối hợp với một số phơng pháp khác. Đó là các phơng pháp bổ trợ nh phơng pháp phân tích, phơng pháp tổng hợp khái quát Trên cơ sở những số liệu đã thống kê, kết quả của sự so sánh đối chiếu chúng tôi đi sâu lí giải, cắt nghĩa, tổng hợp lại rồi rút ra những kết luận cần thiết. 6. Cấu trúc nội dung chính của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và th mục tham khảo, nội dung chính của đề tài đợc triển khai trong hai chơng: 6.1- Chơng 1: Những vấn đề chung 6.2- Chơng 2:Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. 4 Phần hai: Nội dung Chơng 1: Những vấn đề chung 1. Khái niệm nhân vật trong văn học. 1.1 Khái niệm nhân vật. Văn học là sự phản ánh đời sống xã hội thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của ngời nghệ sĩ. Nhân vật chính là "phơng tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tợng" [2; 126]. Qua việc xây dựng hệ thống nhân vật, nhà văn "thể hiện t tởng thái độ đối với đời sống, ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời, lên án nhân vật là lên án đời, xót xa nhân vật là xót xa đời. Do vậy, tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu cuộc đời và con ngời" [12; 26]. Thuật ngữ "nhân vật" đợc lấy từ tiếng Pháp và có nguồn gốc Latinh. Ngời ta gọi bằng "persona" - "cái mặt nạ mà diễn viên đeo vào mặt và về sau gọi là nhân vật đợc miêu tả một cách nghệ thuật trong tác phẩm" [9; 17]. Sách Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa: Nhân vật Văn học là "đối tợng (thờng là con ngời) đợc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm Văn học, nghệ thuật" [8; 881]. "Nhân vật là con ngời đợc miêu tả trong văn học bằng phơng tiện văn học" [5; 277]. Nhng "các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con ngời sống" (Brech)[9; 18] mà nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ớc lệ "thờng đợc quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con ngời, những con ngời có tên hoặc không tên, đợc khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con ngời, đợc dùng nh những phơng thức khác nhau để biểu hiện con ngời. [2; 126]. "Nhân vật văn học thể hiện quan điểm nghệ thuật và lí tởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngời. Vì thế, nhân vật luôn luôn gắn chặt với chủ đề tác phẩm Nhân vật văn học đợc miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại( ) cho nên nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện. Nhờ đ- ợc miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn nên khác với hình tợng hội hoạ và điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động có tính cách đợc bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất quá trình " [3; 236]. Số lợng nhân vật trong tác phẩm văn học (tự sự, kịch) không có giới hạn, đặc biệt trong tiểu thuyết, sử thi số lợng nhân vật có thể đếm đợc hàng chục hay hàng trăm. 5 Các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng tạo thành hệ thống hoàn chỉnh. Hệ thống nhân vật là "sự sắp xếp mối tơng quan của các nhân vật( ) sao cho các nhân vật ấy có thể tơng phản nhau, đối chiếu nhau hoặc bổ sung cho nhau, tôn nhau lên" (Trần Đình Sử). Các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật "hình nh đều liên can nhau, không chỉ móc nối nhau bằng tiến trình sự kiện đợc miêu tả (không phải bao giờ cũng thế) mà suy đến cùng, còn bằng lôgic t duy nghệ thuật của nhà văn." [9; 20]. Hệ thống nhân vật bộc lộ nội dung của tác phẩm, nhng tự nó lại là "một trong các phơng diện kết cấu tác phẩm"[9; 20], "đem lại cho hình thức nghệ thuật của tác phẩm sự thống nhất và tính chỉnh thể." [9; 22] Nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, tính cách nhân vật đợc bộc lộ dần trong không gian, thời gian và mang tính chất quá trình, bởi vậy nhà văn phải đào sâu, khai thác để phát hiện ra những bình diện mới trong chỉnh thể nhân cách con ngời, khám phá "con ngời trong con ngời" (Đôxtôiepxki) để tìm hiểu những quy luật của đời sống, thể hiện "những ớc ao, kì vọng của con ngời" [5; 279]. Nh vậy, nhân vật trớc hết là con ngời đợc miêu tả trong tác phẩm bằng hình tợng nghệ thuật, đồng thời "nhân vật là công cụ" (Phêđin) giúp nhà văn thể hiện những quan điểm nghệ thuật về cuộc sống nhân sinh. Nhân vật là cầu nối dẫn dắt độc giả bớc vào khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn, để hiểu rõ hơn đời sống xã hội trong một thời kì lịch sử nhất định. 1.2- Nhân vật trong tiểu thuyết Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. [3; 328] Bêlinxki đã chỉ ra: tiểu thuyết bắt đầu phát sinh từ lúc vận mệnh con ng- ời, mọi mối liên hệ của nó với đời sống nhân dân đợc ý thức( ). vì vậy đời sống cá nhân bất luận nh thế nào cũng không thể là nội dung của anh hùng ca Hi Lạp, nhng có thể là nội dung của tiểu thuyết [5; 387]. Tiểu thuyết đã thay thế anh hùng ca khi ý nghĩa cuộc sống đã trở nên mơ hồ. Hay nói nh Jean- Yves Tadie: Tiểu thuyết là anh hùng ca của thế giới không còn Chúa trời. So với các thể loại khác, tiểu thuyết có nhiều đặc trng khu biệt. Các đặc trng đó đều liên quan đến phơng thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết. - Đặc điểm tiêu biểu nhất của tiểu thuyết là cái nhìn đời sống từ phơng diện đời t. Đặc điểm này phân biệt tiểu thuyết với ngụ ngôn, sử thi. "Ngòi bút 6 tiểu thuyết một mặt đi sâu vào những biểu hiện sâu kín, bí ẩn nhất của đời t con ngời, mặt khác lại nâng cao sức khái quát về các hình thức tồn tại của con ngời và thế giới." [5; 390] - Thứ hai, "chất văn xuôi" khu biệt tiểu thuyết với truyện thơ, trờng ca, anh hùng ca. Chất văn xuôi tạo nên bởi sự tái hiện cuộc sống chân thực, không thi vị hoá, lí tởng hoá Tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó tất cả yếu tố ngổn ngang, bề bộn gồm cái cao cả lẫn cái tầm thờng, nghiêm túc và buồn c- ời, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ [3; 330] - Thứ ba, nhân vật tiểu thuyết là con ngời nếm trải, t duy, chịu khổ đau, dằn vặt của cuộc đời [3; 330]. Nhân vật của tiểu thuyết hiện đại "chủ yếu xuất hiện qua một tâm trạng hoặc những mảnh tâm trạng"[1; 54]. Nhân vật trong sử thi, kịch, truyện trung cổ thờng là nhân vật hành động. - Thứ t, thành phần chính của tiểu thuyết không chỉ là cốt truyện và tính cách nhân vật nh ở truyện vừa và truyện ngắn trung cổ. Ngoài hệ thống sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách, "tiểu thuyết phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tờng tận về tiểu sử nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa ngời và ngời, về đồ vật, môi trờng, nội thất " [3; 330] - Thứ năm, tiểu thuyết xoá bỏ khoảng cách về giá trị giữa ngời trần thuật và nội dung trần thuật của anh hùng ca để miêu tả hiện thực nh cái hiện tại đ- ơng thời của ngời trần thuật [3; 330]. Chính đặc điểm này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, cho phép ngời trần thuật có thể có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình. Nh vậy, nhân vật của tiểu thuyết là con ngời đợc miêu tả với đời sống riêng t phong phú, những mối quan hệ phức tạp. "Nhân vật tiểu thuyết là hạt nhân của sự sáng tạo nghệ thuật, là trọng điểm để nhà văn lí giải tất cả những vấn đề của đời sống xã hội". [2; 191] "Nhân vật tiểu thuyết có thể chỉ là sự hoá thân, là hình bóng, là mộng t- ởng của chính tác giả, nh trong tiểu thuyết lãng mạn, cũng có thể đợc xây dựng từ những nguyên mẫu của đời sống kết hợp với năng lực h cấu sáng tạo riêng của nhà văn nh trong tiểu thuyết hiện thực. Nhân vật có thể là nạn nhân của một hoàn cảnh xã hội, cũng có thể là chủ nhân chân chính của lịch sử, đủ khả năng làm chủ vận mệnh của mình Điều quan trọng là nhân vật ấy phải là điểm xuất phát và trung tâm của sự mô tả nghệ thuật." [2; 191-192] Do có cấu trúc linh hoạt nên tiểu thuyết có thể phản ánh dung lợng thông tin khổng lồ trong chiều rộng của không gian và chiều dài của thời gian. Vì vậy, nhân vật của tiểu thuyết đợc khai thác toàn diện, tỉ mỉ, mới mẻ, hấp dẫn ngời đọc. 2. Cơ sở để phân loại nhân vật trong văn học 7 2.1- Dựa vào vị trí và vai trò trong việc tổ chức tác phẩm, nhân vật văn học đợc chia thành "nhân vật chính" và "nhân vật phụ" - Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiền đề tài, chủ đề và t tởng của tác phẩm. [3;226] Nhân vật chính xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm và đợc nhà văn khắc hoạ đầy đặn bằng nhiều loại chi tiết( ). Chính vì thế, nhân vật chính thờng thể hiện rõ nét những cách tân nghệ thuật của nhà văn. [3; 226] - Nhân vật phụ là nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn biến của cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện t tởng và chủ đề của tác phẩm. [3; 231] Nhân vật phụ thờng gắn liền với những tình tiết, những sự kiện, t tởng có tính chất phụ trợ, bổ sung. Nhng trong nhiều trờng hợp, nhân vật phụ lại hàm chứa những t tởng quan trọng của tác phẩm( ). Đồng thời, nhân vật phụ còn là bộ phận không thể thiếu đợc nhà văn miêu tả nhằm tạo nên một bức tranh đời sống hoàn chỉnh, độc đáo và sinh động cho tác phẩm. [3; 232] 2.2- Dựa vào phơng diện hệ t tởng, quan hệ với lí tởng, nhân vật có thể đ- ợc chia ra thành "nhân vật chính diện", "nhân vật phản diện" - Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con ngời đợc nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm t t- ởng, một lí tởng xã hội- thẩm mĩ nhất định. [3; 227] - Nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) là những nhân vật văn học mang bản chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tởng của con ngời, đợc nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu lên án, phủ định. - Nhân vật phản diện và nhân vật chính diện là hai loại hình nhân vật luôn luôn đối lập với nhau.[3; 230] 2.3- Dựa vào phơng thức xây dựng nhân vật, có thể chia nhân vật văn học thành "nhân vật chức năng", "nhân vật loại hình", "nhân vật tính cách" - Nhân vật chức năng (nhân vật mặt nạ) là nhân vật có các đặc điểm, phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó đóng trong tác phẩm. [3; 228] - Nhân vật loại hình là nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm chất tính cách nào đó của con ngời hoặc các phẩm chất tính cách, đạo đức của một loại ngời nhất định của một thời đại.[3; 229] 8 Nhân vật loại hình đợc thể hiện trong tác phẩm qua những chi tiết chân thực, sinh động của đời sống( ) có khả năng khái quát cao, nhng ít hay nhiều đều mang tính chất lợc đồ. [3; 230] - Nhân vật tính cách là loại nhân vật đợc mô tả nh một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi bật. (4; 288) Loại nhân vật này rất phức tạp, thờng có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lí, những chuyển hoá, và chính vì vậy, tính cách thờng có một quá trình tự phát triển, và nhân vật không đồng nhất, giản đơn vào chính nó. [5; 288-289] Các nhân vật văn học cụ thể trong thực tế văn học hết sức đa dạng nên các cách phân chia trên đây chỉ mang tính chất tơng đối. Tuỳ thuộc vào mục đích tìm hiểu thế giới nhân vật cụ thể trong tác phẩm mà ta lựa chọn các cách phân loại nhân vật cho thích hợp. Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng nhiều căn cứ để phân loại, trong đó lấy phơng thức xây dựng nhân vật làm cơ sở chính. 3. Tác giả Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. 3.1- Tác giả Bảo Ninh 3.1.1- Cuộc đời Bảo Ninh tên thật là Hoàng ấu Phơng, sinh năm 1952 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình trí thức. Năm 1969, ông vào bộ đội (khi 17 tuổi), tham gia chiến đấu ở mặt trận B3-Tây Nguyên. Năm 1975, đất nớc hoàn toàn giải phóng, ông giải ngũ và bắt đầu đi học Đại học ở Hà Nội(1976-1981). Sau đó ông làm việc tại viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984 đến 1986, Bảo Ninh học khoá II Trờng viết văn Nguyễn Du và bắt đầu tham gia sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết. Hiện nay, Bảo Ninh làm việc ở Báo Văn nghệ trẻ và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ 1997) 3.1.2- Sự nghiệp sáng tác Hiện tại, Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết định mệnh ám ảnh toàn bộ cuộc đời sáng tác của Bảo Ninh. Thế giới trong truyện ngắn của Bảo Ninh chỉ là những mảnh vỡ của tiểu thuyết hoặc phản chiếu, hoặc soi sáng thế giới tiểu thuyết. Trong truyện ngắn đầu tay Trại bảy chú lùn (1987), Bảo Ninh đã để ý tới những số phận bị bỏ quên trong cuộc chiến. Không nhìn cuộc sống theo lăng kính sử thi, nhà văn có ý thức tạo ra cách ứng xử nghệ thuật riêng: quân 9 tâm tới những mặt khuất tối của hiện thực, cố gắng nhìn những vùng mờ tâm linh sâu thẳm của con ngời. Cảm quan hiện thực này đợc Bảo Ninh thể hiện xuất sắc trong Nỗi buồn chiến tranh. Hà Nội lúc không giờ, Khắc dấu mạn thuyền, Rửa tay gác kiếm, Giang thể hiện những mất mát lớn của tuổi trẻ, tình yêu trong chiến tranh. La Macxay, Tiếng vĩ cầm của kẻ tử thù là kí ức về thời thuộc địa và những con ngời thời thuộc địa. Lá th từ Quý Sửu, Thời tiết của kí ức là sự tiếp nối và mở rộng về sự suy t về lịch sử dân tộc và sự hàn gắn những chia rẽ của con ngời sau bão táp lịch sử. Đối chiếu thế giới truyện ngắn với thế giới của tiểu thuyết, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn Nỗi buồn chiến tranh cũng nh nội dung chủ đạo của toàn bộ sự nghiệp sáng tác văn học của Bảo Ninh. Đó là cái nhìn đầy suy t, chiêm nghiệm nhng cũng hết sức mới mẻ về cuộc sống hiện tại cũng nh quá khứ hào hùng của dân tộc. Qua đó, chúng ta nhận thấy tình cảm trân trọng đối với quá khứ cùng tình yêu cuộc sống hiện tại tha thiết của nhà văn. 3.2- Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Ngay từ khi ra đời, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh cùng với một loạt các tác phẩm văn xuôi đơng thời: Thơì xa vắng(Lê Lựu), Ngời đi vắng, Trí nhớ suy tàn (Nguyễn Bình Phơng), Mùa lá rụng trong vờn, Ngợc dòng nớc lũ (Ma Văn Kháng), Phố, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Mảnh đất lắm ngời nhiều ma (Nguyễn Khắc Trờng), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân) đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, bao quát đợc những vấn đề cơ bản của đời sốg xã hội và số phận con ngời. Về phơng diện thi pháp, Nỗi buồn chiến tranh mang ý thức cách tân nghệ thuật tiểu thuyết của Bảo Ninh. "Xét về mặt nghệ thuật, đây là thành tựu cao nhất của thời kì đổi mới" (Nguyên Ngọc). Tác phẩm góp phần đổi mới t duy nghệ thuật tiểu thuyết ở nhiều phơng diện: đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ Đề tài: Nỗi buồn chiến tranh viết về đề tài chiến tranh cách mạng. Nhng Bảo Ninh không tiếp cận cuộc chiến tranh theo những hớng đi quen thuộc, từ góc độ của ngời làm nên chiến thắng mà ở góc độ thân phận cá nhân con ngời. Bảo Ninh đi sâu vào thể hiện những hồi ức chiến tranh, hiện thực cuộc sống thời hậu chiến đa dạng, phức tạp nhng cuối cùng nhà văn hớng ngời đọc vào hệ quy chiếu: thân phận nhỏ bé của con ngời càng trở nên nhỏ nhoi hơn trớc vòng quay tàn bạo của chiến tranh. Tác phẩm, vì vậy là lời tố cáo chiến tranh đanh thép, hùng hồn, đồng thời thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc của nhà văn. 10 [...]... lớn lao nữa nhng buồn thì khôn nguôi nỗi buồn truyền kiếp" Đó là cái buồn trớc sự tàn phá của chiến tranh đối với cái đẹp, cái giá đau đớn của một cuộc chiến Nh vậy trớc khi chiến tranh đến với Kiên, và thế hệ của anh thì "nỗi buồn chiến tranh" cùng nỗi ám ảnh về sự huỷ diệt đã tồn tại trong tâm hồn thế hệ trớc đó Số phận của họ là số phận của thời đại một đi không trở lại Nỗi buồn của họ để lại... nghìn năm qua là lịch sử đấu tranh chống xâm lợc để bảo vệ nền độc lập tự chủ, và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nớc cũng chải là một trong những cuộc chiến đau thơng mà dân tộc ta phải gánh chịu "Nỗi buồn chiến tranh" vì vậy đâu phải chỉ tồn tại trong những thế hệ trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh mà cả những thế hệ trớc và sau đó cũng mang một nỗi buồn sâu lắng Nỗi buồn của họ là hệ quả của những... thở Chiến tranh đã đi qua hơn chục năm nhng con ngời nào hết đau đớn: "ớc gì có cách nào tự chết ngay cho chóng cuộc đời Thân phận những thắng bị thơng nh mình, bị chiến tranh tớc đoạt mất tự do có khác nào thân phận nô lệ " [7;82] Chiến tranh giáng hoạ lên sự sống đẩy sự sống trở thành gánh nặng Chiến tranh, vì vậy là sự ngang trái bất công nhất trên trái đất Chiến tranh không những gieo tai ơng, nỗi. .. cuộc chiến tranh đã qua với một niềm nhớ nhung thơng tiếc và đắng cay ngậm ngùi Với anh "muôn thuở chỉ có duy nhất chỉ có cuộc chiến tranh kia, một cuộc chiến tranh chẳng những mãi mãi đè nặng, mãi mãi là ám ảnh mà về thực chất nó còn là nguyên nhân của mọi khúc đoạn và mọi nông nỗi của đời anh, kể cả hạnh phúc, kể cả đau khổ, niềm vui và nỗi buồn, tình yêu và oán hờn Với anh ấy là cuộc chiến tranh. .. hoạt uyển chuyển góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật đặc sắc, hiện đại cho tác phẩm Nhân vật: Nỗi buồn chiến tranh đặt ra vấn đề thân phận con ngời với những nỗi đau mất mát do chiến tranh để lại Đó là những nhân vật nh Kiên, Sinh, Vợng, Phán, Hiền, Hoà, Liên, Phơng Số phận mỗi cá nhân trong Nỗi buồn chiến tranh có quan hệ mật thiết với số phận cộng đồng Đằng sau mỗi thân phận nhỏ bé, Bảo Ninh đề cập... nức nở Chiến tranh hay sự ngợc đời làm đảo lộn mọi giá trị cuộc sống bình yên: sống-chết, phúc-hoạ Con ngời chiến đấu vì sự sống nhng cái chết là cuộc sống khác mà nhiều lúc con ngời đi qua chiến tranh vơn tới Có nhiều ngời từ chiến tranh thoát chết trở về nhng chiến tranh vẫn ngấm ngầm gieo nỗi đau, những vết thơng trên thể xác và trong tâm hồn mãi theo họ về với cuộc sống đời thờng Hiền- chiến sĩ... nom Bảo quá buồn Đôi mắt buồn Nụ cời hiền hậu cũng buồn khôn xiết, buồn đến nỗi khi bắt gặp nụ cời ấy, ai nấy không khỏi thấy lòng mình se lại" Nh vậy, qua một lớp ngời thoáng hiện ttong tác phẩm, mỗi ngời có một hoàn cảnh éo le riêng, nhng đều mang trong mình một nỗi buồn sâu thẳm mà nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến cuộc chiến tranh vừa đi qua Càng những thế hệ sau, nỗi buồn càng... trong chiến tranh, ngời lính đã rơi vào bi kịch "đúp": bi kịch chiến tranh của ngời tham chiến, bi kịch của ngời mang danh nghĩa chiến thắng nhng bế tắc giữa thời bình Văn học sau 1975 đã phản ánh chân thực bi kịch của ngời lính qua hàng loạt tác phẩm: Thời xa vắng (Lê Lựu), Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bạc (Chu Lai), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Tớng về hu (Nguyễn Huy Thiệp) Trong Nỗi buồn chiến tranh, ... hôm nay đây "Sau cuộc chiến tranh ấy, chẳng còn gì nữa trong đời anh Chỉ còn mộng mị, hão huyền Sau cuộc chiến tranh ấy, anh dờng nh chẳng ở một kênh với mọi ngời Càng ngày Kiên càng có cảm giác rằng mình đang sống mà là đang mắc kẹt trên cuộc đời này" [7;88] Cuộc sống của Kiên sau chiến tranh có quá nhiều nỗi đau Bom đạn chiến tranh vẫn không ngừng dội về, mang đến cho tam hồn anh nỗi ám ảnh về biết... mà là khát vọng hạnh phúc của cả cộng đồng vừa bớc ra từ cuộc chiến tranh đẫm máu Cùng với Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, nhiều nhà văn khác cũng đi vào phản ánh số phận cá nhân cộng đồng nh: Mùa lá rụng trong vờn (Ma Văn Kháng), Ngợc dòng nớc lũ, Tớng về hu (Nguyễn Huy Thiệp), Phố, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Đặc biệt, Nỗi buồn chiến tranh bớc đầu tiếp cận với phần sau thế giới hiện thực, đó là . có in hai bài nghiên cứu về vấn đề nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh. Th.s Phạm Xuân Thạch với " ;Nỗi buồn chiến tranh& quot; viết về thời kì hậu chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi. ngữ Đề tài: Nỗi buồn chiến tranh viết về đề tài chiến tranh cách mạng. Nhng Bảo Ninh không tiếp cận cuộc chiến tranh theo những hớng đi quen thuộc, từ góc độ của ngời làm nên chiến thắng mà. nhận cuộc chiến tranh này là của riêng anh, anh tự nhủ " ;Chiến tranh, tình yêu của tôi " [7;210] Chiến trận nổ ra. Kiên và bao thanh niên xả thân vào vòng binh lửa. Nỗi buồn chiến tranh

Ngày đăng: 04/07/2014, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w