1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

21 5,4K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 343 KB

Nội dung

Lực lượng quân khu Trị Thiên Huế B5 cũ có mặt trên địa bàn gồm các trung đoàn bộ binh 4, 46, 271, tiểu đoàn bộ binh độc lập số 21, 6 tiểu đoàn quân địa phương, một trung đoàn pháo binh c

Trang 1

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

Một phần của Chiến dịch mùa xuân năm 1975

Kỳ đài thành Huế

Thời gian 5/3 - 2/4/1975

Địa điểm Huế, Đà Nẵng và

các tỉnh Trung Trung Bộmiền Nam Việt Nam

Kết quả Chiến thắng quyết định của QĐNDVN

Tham chiến

Trang 2

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Mặt trận Dân tộc Giải phóng

Miền Nam Việt Nam

Việt Nam Cộng hòa

Chỉ huy

Nguyễn Hữu An

Lê Tự Đồng

Chu Huy Mân

Ngô Quang Trưởng

Lực lượng

Quân đoàn 1 QLVNCH

134000 quân, 449 xe tăng, xe bọc thép,

64 xe bọc thép M-42 gắn súng máy phòng không, 418 khẩu pháo lớn 105-

175 ly, 373 máy bay, 165 tàu xuồng các loại.[1]

Chiến dịch Huế-Đà Nẵng là một chiến dịch trong các chiến dịch lớn của cuộc Tổng

tấn công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 do Quân đội nhân dân Việt Nam phát động, dẫn đến kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam Chiến dịch này bắt đầu từ ngày 5 tháng 3 đến ngày 29 tháng 3 năm 1975 sau khi chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu được một ngày Diễn biến các hoạt động quân sự của chiến dịch bao gồm ba chiến dịch nhỏ hơn được tiến hành gối nhau về thời gian: Chiến dịch Trị Thiên 1975 Chiến dịch Nam-Ngãi và Chiến dịch Đà Nẵng Giống như ở Tây Nguyên, sự can thiệp của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu với chiến lược "cố thủ" mới của ông ta cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến việc Quân khu I thất thủ Kết quả của chiến dịch này là Quân đoàn I Quân lực Việt Nam Cộng hoà phải rút bỏ Quân khu I Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, Quân đoàn II phải bỏ lại toàn bộ địa bàn ven biển miền Trung Trung bộ Hai quân đoàn này sau đó đã phải giải thể Những đơn vị còn lại được sáp nhập vào Quân đoàn III Tuyến phòng thủ của QLVNCH đã lùi từ mức 1 (giữ Huế-Đà Nẵng trở vào) xuống dưới mức 5 (giữ Ninh Thuận trở vào), làm phá sản những dự kiến hồi tháng 8 năm 1974 trong bản Kế hoạch quân sự Lý Thuờng Kiệt 1975 cũng như kế

Trang 3

hoạch phòng thủ 5 mức đã được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vạch ra ngày 11 tháng

3 năm 1975 Quân đội Nhân dân Việt Nam có thời cơ để đẩy nhanh sự tan rã của QLVNCH và sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà

Lực luợng các bên

Quân đội Nhân dân Việt Nam

Binh lực

Tại Trị Thiên Huế và Đà Nẵng: Tháng 3 năm 1975, lực lượng Quân đội nhân dân Viêt

Nam trên địa bàn Trị Thiên Huế có Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang (thành lập tháng 5 năm 1974) gồm các sư đoàn bộ binh 304, 324, 325; sư đoàn phòng không 673;

lữ đoàn pháo binh 164; lữ đoàn xe tăng 203; lữ đoàn công binh 219; trung đoàn thông tin 463 Lực lượng quân khu Trị Thiên Huế (B5 cũ) có mặt trên địa bàn gồm các trung đoàn bộ binh 4, 46, 271, tiểu đoàn bộ binh độc lập số 21, 6 tiểu đoàn quân địa phương, một trung đoàn pháo binh cơ giới, một trung đoàn cao xạ, một trung đoàn công binh, một tiểu đoàn đặc công, một tiểu đoàn vận tải cơ giới.[2]

Tại địa bàn phía Bắc khu 5, sư đoàn bộ binh 2 chủ lực khu sau chiến dịch Nông Sơn -

Thượng Đức, trung đoàn 141 (sư đoàn 3), các trung đoàn pháo binh 368 và 572, lữ đoàn bộ binh 52, trung đoàn địa phuơng 96 (Quảng Đà), trung đoàn địa phương 94 (Quảng Ngãi), các tiểu đoàn địa phương 70 và 72 (Quảng Nam) đã đứng chân trên các bàn đạp chiến lược tại khu vực Trung Phước - Quế Sơn, đối diện với tuyến phòng thủ của sư đoàn 2 QLVNCH ở Tiên Phước-Phước Lâm-Suối Đá[3][4]

Chỉ huy

Quân đoàn 2

Tư lệnh quân đoàn 2 (từ tháng 2 năm 1975): Thiếu tướng Nguyễn Hữu An Chính ủy quân đoàn: Thiếu tướng Lê Linh

Phó tư lệnh: Đại tá Hoàng Đan

Phó chính uỷ: Đại tá Nguyễn Công Trang

Sở chỉ huy Quân đoàn đóng tại Động Truồi (Tây Nam Huế) [5]

Quân khu Trị-Thiên

Tư lệnh kiêm chính uỷ: Thiếu tướng Lê Tự Đồng

Phó chính uỷ: Nguyễn Văn Thanh

Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng: Nguyễn Chi

Trang 4

Tham mưu phó: Nguyễn Mạnh Thoa

Sở chỉ huy Quân khu đóng tại Cốc Ba Bó.[6]

Bộ tư lệnh khu 5

Tư lệnh: Thiếu tướng Chu Huy Mân

Chính uỷ: Võ Chí Công

Phó Tư lệnh: Nguyễn Chơn

Phó Chính uỷ: Thiếu tướng Đoàn Khuê

Sở chỉ huy quân khu đóng tại Trà My

Quân lực Việt Nam Cộng hoà

Binh lực

Đầu năm 1975, Quân khu I - Quân đoàn I Quân lực Việt Nam Cộng hòa là đơn

vị có biên chế mạnh nhất trong các quân khu, biệt khu Do nằm ở địa bàn đối diện với miền Bắc, Quân đoàn này có ba sư đoàn bộ binh 1, 2 và 3; sư đoàn dù và sư đoàn thuỷ quân lục chiến thuộc lực lượng tổng trù bị với biên chế mỗi sư đoàn có 4 lữ doàn; bốn liên đoàn biệt động quân 11, 12, 14, 15; năm thiết đoàn xe tăng, xe bọc thép 4, 7, 11,

17, 20; 13 chi đội xe bọc thép tăng phái cho các sư đoàn bộ binh; 21 tiểu đoàn pháo binh; sư đoàn không quân số 1; một tiểu đoàn cao xạ tự hành; hai hải đoàn tuần duyên

và một giang đoàn; 50 tiểu đoàn và 5 đại đội bảo an; 6 đại đội cảnh sát dã chiến Quân đoàn này cũng nắm trong tay và sở hữu một khối lượng binh lực, vũ khí, phương tiện chiến tranh và dự trữ hậu cần rất lớn gồm 134.000 sĩ quan và binh sĩ, trong đó có 84.000 quân chủ lực và 50.000 quân địa phương; 449 xe tăng, xe bọc thép; 418 khẩu pháo lớn có cỡ nòng từ 105mm đến 175mm; 27 xe bọc thép M-42 gắn cao xạ 40 mm 2 nòng; 37 xe cùng loại gắn súng máy 6 nòng loại Vulcan; 373 máy bay, trong đó có 96 máy bay chiến đấu; 165 tàu, xuồng các loại.[7]

Chỉ huy chiến trường

Tư lệnh Quân khu I - Quân đoàn I: Trung tướng Ngô Quang Trưởng

Chỉ huy không quân: Chuẩn tướng Nguyễn Văn Khánh

Chỉ huy quân dù: Thiếu tướng Lê Quang Lưỡng

Chỉ huy thủy quân lục chiến: Thiếu tướng Bùi Thế Lân

Chỉ huy hải quân: Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại

[ sửa ] Ý đồ quân sự - chính trị của các bên

Phương án tấn công của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trang 5

ở Nông Sơn - Thượng Đức để chuẩn bị tấn công Đà Nẵng từ phía Tây Riêng trung đoàn 95 (sư đoàn 325) đã được điều động đến Nam Tây Nguyên từ tháng 1 năm 1975, không tham gia chiến dịch Trên địa bàn khu 5, sư đoàn 2 (chủ lực khu) đang chiếm lĩnh các vị trí thuận lợi ở Tiên Phước, Trà My, Trà Bồng nối liền với vùng Đắc Tô - Tân Cảnh [8]

Ngày 21 tháng 2 năm 1975, Bộ tư lệnh mặt trận Trị Thiên có sự tham sự của các chỉ huy Quân doàn 2 và Quân khu Trị Thiên đã thông qua kế hoạch hành động quân sự xuân hè 1975 (mật danh K175) dự kiến từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1975 và kế hoạch chiến dịch mùa thu 1975 dự kiến từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1975 Với lực luợng tổng cộng 7 trung đoàn trên hướng Trị-Thiên và 4 trung đoàn trên hướng Đà Nẵng, Bộ tư lệnh mặt trận Trị-Thiên vạch kế hoạch ban đầu cho chiến dịch với mục tiêu trước mắt

là đánh chiếm toàn bộ tỉnh Quảng Trị, bao vây cô lập Huế và nếu có điều kiện phát triển thì đánh chiếm toàn bộ địa bàn Trị Thiên Huế.[9]

Để thực hiện ý đồ trên đây, hướng tấn công chính của Quân đoàn 2 được điều chỉnh từ Tây Bắc Huế (tuyến đường 12) xuống Tây Nam Huế (tuyến đường 14 nhằm mục tiêu

cô lập toàn bộ cánh Bắc của Quân đoàn 2 QLVNCH với cánh Nam ( Đà Nẵng và Quảng Nam-Quảng Ngãi) Toàn bộ địa bàn Trị Thiên được chia thành 5 khu vực tấn công gồm: Khu vực Quảng Trị (từ Nam Sông Thạch Hãn đến sông Mỹ Chánh); khu vực Bắc Thừa Thiên (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà); khu vực thành phố Huế

và ngoại vi; Khu vực đồng bằng Nam Huế Phú Vang, Hương Thuỷ; các trọng điểm giao thông trên đuờng số 1 tại Phú Lộc và bắc Hải Vân.[10]

Hướng Nam-Ngãi

Sau khi chia cắt Huế với Đà Nẵng, Bộ tư lệnh khu V sẽ phối hợp tổ chức chiến dịch Nam-Ngãi tại địa bàn hai tỉnh này nhằm chia cắt Đà Nẵng với địa bàn ven biển miền Trung Trung bộ (thuộc Quân khu II-QLVNCH) Do hai trung đoàn bộ binh 2, 12

và trung đoàn pháo binh 368 (thiếu) của sư đoàn 3 Sao Vàng đang hoạt động phối hợp với Quân đoàn 3 ở hướng đường 19 - An Khê trong khuôn khổ chiến dịch Tây

Nguyên; các lực lượng tham gia chiến dịch của Bộ tư lệnh Khu 5 chỉ còn sư đoàn 2, trung đoàn 141 (sư đoàn 3), các trung đoàn pháo binh 368 và 572, lữ đoàn bộ binh 52, trung đoàn địa phương 96 (Quảng Đà), trung đoàn địa phương 94 (Quảng Ngãi), các

Trang 6

tiểu đoàn địa phương 70 và 72 (Quảng Nam) Mục tiêu của chiến dịch là cụm quân của sư đoàn 2, thiết đoàn 11 và Liên đoàn bảo an 912 QLVNCH tại khu vực Tiên Phước, Phước Lâm, Suối Đá, phát triển xuống Tam Kỳ, Quảng Ngãi Nếu có thời cơ thì đánh chiếm toàn bộ địa bàn tỉnh Bình Định, bao gồm cả thành phố Quy Nhơn.[11]

Hướng Đà Nẵng

Phưwng án ban đầu là bao vây, cô lập Đà Nẵng với các vùng xung quanh; chia cắt cụm quân Đà Nẵng với cụm quân phía Bắc và phía Nam của Quân đoàn I - Quân lực Việt Nam Cộng hoà, không cho các lực lượng này co về cố thủ Đà Nẵng Sau đó tùy tình hình, có thể tổ chức tiến công vào căn cứ liên hợp hải - lục - không quân tại

Đà Nẵng trong hành tiến.[12]

Phương án phòng thủ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Sơ đồ Quân khu I của QLVNCH

Căn cứ vào "Kế hoạch quân sự Lý Thuờng Kiệt 1975", cùng với kinh nghiệm thực hành phản kích tại chiến trường Trị Thiên năm 1972 và các tin tức tình báo thu thập được, khối binh lực của Quân đoàn II được trung tướng Ngô Quang Trưởng bố trí thành ba tuyến với ba hướng phòng thủ cơ bản của quân khu

Các tuyến phòng thủ

Tuyến "da cam": Theo kế hoạch của tướng Ngô Quang Trưởng, tuyến này có ý nghĩa

như tuyến phòng thủ biên giới quốc gia; là tuyến tổng tiền đồn tiếp giáp với đối

phương, vừa là tuyến bàn đạp để tấn công, vừa là tuyến ngăn chặn đầu tiên mọi cuộc tấn công của đối phương Tuyến này được bố trí binh lực và hỏa lực mạnh; được tăng cuờng các lực lượng có khả năng đột kích sâu như thiết giáp, biệt động

Trang 7

Tuyến "xanh lục": Còn gọi là tuyến trì hoãn; tuyến phòng thủ này có nhiệm vụ tiếp tục

ngăn chặn nếu đối phương vượt qua tuyến "da cam"; có nhiệm vụ tiêu hao lực lượng đối phương, kéo dài thời gian và tạo cơ hội cho tuyến sau có thêm thời gian tổ chức phòng thủ hoặc tiến hành phản kích

Tuyến "xanh dương": Có nhiệm vụ chốt giữ các khu phòng thủ đã được phân định,

tiêu hao, tiêu diệt đối phương đã suy yếu khi vượt qua hai tuyến trước, tổ chức phản kích đẩy đối phương ra ngoài [13]

Các hướng phòng thủ

Hướng Trị Thiên Huế (Kế hoạch phòng thủ có mật danh X.28): Gồm sư đoàn bộ

binh 1, sư đoàn thủy quân lục chiến, các liên đoàn biệt động quân 4 và 15, các liên đoàn bảo an 913, 914; các thiết đoàn số 17 và 20; 10 tiểu đoàn pháo binh; 1 tiểu đoàn cao xạ tự hành; 1 phi đoàn trực thăng; 2 phi đội trinh sát; hải đoàn duyên phòng 106 Các lực lượng này chịu trách nhiệm phòng thủ phần còn lại của tỉnh Quảng Trị và toàn

bộ tỉnh Thừa Thiên, từ Nam sông Thạch Hãn đến sườn phía Bắc dãy núi Bạch Mã Chỉ huy hướng này là trung tướng Lâm Quang Thi, Phó tư lệnh Quân đoàn I, đóng Sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn tại Huế

Hướng Đà Nẵng (Kế hoạch phòng thủ có mật danh Z.36): Gồm sư đoàn bộ binh 3; sư

đoàn dù; các thiết đoàn số 4 và 7; các liên đoàn biệt động quân 11 và 14; liên đoàn bảo

an 911; sư đoàn 1 không quân; 8 tiểu đoàn pháo binh; 1 hải đoàn duyên phòng và 2 giang đội Các lực lượng QLVNCH trên hướng này chịu trách nhiệm phòng thủ thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Tín từ sườn phía Nam dãy Bạch Mã đến bờ Bắc sông Vu Gia; do đích thân trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn I trực tiếp chỉ huy Bộ Tư lệnh quân đoàn I đặt tại Đà Nẵng

Huớng Quảng Nam-Quảng Ngãi (Kế hoạch phòng thủ có mật danh X.36): Gồm sư

đoàn bộ binh 2, liên đoàn 12 biệt động quân, thiết đoàn 11, 3 tiểu đoàn pháo binh, liên đoàn bảo an 912, 1 hải đoàn duyên phòng và 1 giang đội Các lực lượng trên hướng này chịu trách nhiệm phòng thủ phần còn lại của tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi

từ bờ Nam sông Vu Gia đến đèo Bình Đệ dưới quyền chỉ huy của chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, tư lệnh sư đoàn bộ binh 2 Bộ tư lệnh sư đoàn đặt tại căn cứ Chu Lai [14][15]

Diễn biến các chiến dịch

Chiến dịch Trị Thiên Huế

Binh lực chủ yếu tại cánh quân phía Bắc của Quân đoàn I - QLVNCH đóng ở Trị Thiên Huế được bố trí thành 7 khu vực phòng thủ:

Trang 8

• Khu vực từ Thị xã Quảng Trị đến sông Mỹ Chánh có các lữ đoàn 258 và 369 thủy quân lục chiến, liên đoàn 913 bảo an, thiết đoàn 17 (thiếu) và lực lượng địa phương quân của các chi khu quân sự Hải Lăng, Triệu Phong, Mai Lĩnh

• Khu vực từ bờ nam sông Mỹ Chánh đến cửa ngõ phía Bắc thành phố Huế có lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến, thiết đoàn 20, các cụm pháo binh tại Đồng Lâm,

An Lỗ, 2 tiểu đoàn của liên đoàn bảo an 914 và lực lượng địa phương quân của các chi khu quân sự Quảng Điền, Phong Điền

• Khu vực Tây Bắc thành phố Huế do trung đoàn bộ binh 51 (sư đoàn 1) và địa phuơng quân của chi khu quân sự Hương Trà phòng thủ

• Khu vực thành phố Huế: Tại cửa Thuận An có hải đoàn 106, các duyên đoàn 11

và 12 Tại Thành phố Huế có 3 tiểu đoàn bảo an, 5 đại đội cảnh sát dã chiến; giang đoàn 32 đóng tại bến Tòa Khâm

• Khu vực đồng bằng sông Hương từ Tây Nam Huế đến Phú Lộc có binh lực mạnh nhất gồm các trung đoàn bộ binh 1, 3 và 54 (sư đoàn 1), một chi đoàn của thiết đoàn 17, liên đoàn 15 biệt động quân, 3 tiểu đoàn của liên đoàn bảo an 914

và địa phương quân của tiểu khu Thừa Thiên, các chi khu quân sự Hương Thuỷ, Phú Vang, Phú Thứ, Nam Hoà

• Khu vực ven biển từ Phú Lộc đến Bắc đèo Hải Vân do lữ đoàn dù số 2, 3 tiểu đoàn của liên đoàn bảo an 914 và địa phương quân thuộc chi khu quân sự Phú Lộc phòng thủ Ngoài ra còn có một hải đội và hai giang đội đóng tại cửa Tư Hiền.[16]

Để thực hiện kế hoạch tấn công, Bộ tư lệnh mặt trận Trị Thiên sử dụng 2 sư đoàn 324 và 325 (thiếu trung đoàn 95), ba trung đoàn, 2 tiểu đoàn địa phương và trung đoàn pháo cơ giới của Quân khu Trị Thiên, trung đoàn pháo binh 164, hai trung đoàn cao xạ của sư đoàn phòng không 673 và lữ đoàn xe tăng 203 tấn công Trị Thiên Huế Trong giai đoạn đầu của chiến dịch tạm thời chỉ sử dụng một đại đội xe tăng Hướng tấn công chủ yếu từ Tây Nam Huế do Quân đoàn 2 phụ trách, các hướng khác do Quân khu Trị Thiên đảm nhận.[17]

Các trận đánh chia cắt vòng ngoài

Một ngày sau khi chiến dịch Tây Nguyên mở màn; ngày 5 tháng 3 năm 1975, chiến dịch xuân hè 1975 tại Trị Thiên được phát động bằng trận phục kích chặn đánh đoàn xe tiếp vận của QLVNCH trên đèo Hải Vân và trận đánh sập cầu An Lỗ trên đường số 1 ở phía bắc Huế Các cứ điểm của liên đoàn bảo an 913 tại Động Ông Do

và điểm cao 367 bị vây ép Căn cứ pháo binh Đồng Lâm và sân bay Phú Bài bị pháo kích Lợi dụng QLVNCH đang bận đối phó tại các điểm bị tấn công, Quân đoàn 2 QĐNDVN đã bí mật chuyển các sư đoàn bộ binh 324, 325 và trung đoàn 9 (sư đoàn 304) từ phía Tây và Bắc Quảng Trị vào phía Tây và Tây Nam Huế đồng thời điều các trung đoàn 46 và 271 của Quân khu đến thay thế cho hai đơn vị vừa di chuyển Các cuộc liên lạc điện đài của trung đoàn 46 sử dụng mật danh của sư đoàn 308 và các

Trang 9

cuộc diễn tập thực binh có xe tăng và pháo tham gia được tổ chức rầm rộ ở Cửa Việt, Thanh Hội, Ái Tử đã gây lúng túng và nhầm lẫn cho cơ quan tình báo và tham mưu Quân đoàn I QLVNCH trong việc phán đoán hướng tấn công chính của QĐNDVN.[18]

Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 3, chi khu quân sự Mai Lĩnh và 11 phân chi khu khác bị bốn tiểu đoàn địa phương QĐNDVN tại Quảng Trị đánh chiếm Trong khi tướng Lâm Quang Thi đang đòi tướng Ngô Quang Trưởng tăng viện cho Quảng Trị thì

5 giờ 45 phút sáng ngày 8 tháng 3, sư đoàn 324 bắt đầu tấn công căn cứ Mỏ Tàu, các điểm cao 75, 76, 224, 273 và 303 ở Tây Nam Huế Đến ngày 10 tháng 3, hai tiểu đoàn của các trung đoàn 1 và 54 (sư đoàn 1 QLVNCH) bị loại khỏi vòng chiến đấu tại các điểm cao 224 và 273; chi đoàn thiết giáp 47 ở Núi Nghệ bị trung đoàn 1 (sư đoàn 324) tiêu diệt Căn cứ Phổ Lại do tiểu đoàn bảo an 130 đóng giữ bị trung đoàn 4 (Quân khu Trị Thiên) tấn công tiêu diệt với sự chi viện của trung đoàn pháo binh 223 của quân khu Ngày 13 tháng 3, tướng Lâm Quang Thi điều liên đoàn 15 biệt động quân, tiểu đoàn 2 (trung đoàn 54), các chi đoàn thiết giáp 27 và 37 mở cuộc phản kích và chia đôi điểm cao 224 với đối phương sau 7 ngày giao chiến Trong một tuần đẫm máu tại điểm cao 224, cả hai bên đã bắn vào đây hơn 8.000 phát đại bác QLVNCH cũng sử dụng hơn 60 phi vụ oanh tạc nhằm cản bước tiến của Quân đoàn 2 QĐNDVN.[19]

Trong khi chiến sự tại địa bàn Quân khu I đang diễn tiến với mức độ ác liệt gia tăng thì ngày 13 tháng 3 năm 1975, trung tướng Ngô Quang Truởng đuợc triệu tập về họp tại Sài Gòn Trong cuộc họp cùng ngày, Ngô Quang Trưởng không thể tin ở tai mình khi nghe một mệnh lệnh đột ngột từ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu bỏ lại phần lớn Quân khu I, rút về phòng thủ vùng duyên hải miền Trung Riêng sư đoàn

dù phải đuợc rút ngay về bảo vệ Biệt khu Thủ đô Tướng Trưởng cố sức chứng minh rằng Quân đoàn I có thể giữ vững địa bàn quân khu; rằng với hai sư đoàn dù và thủy quân lục chiến chưa sử dụng đến, quân đoàn có thể tổ chức lấy lại những địa bàn đã mất Nhưng mọi sự thuyết phục của tướng Trưởng đều vô hiệu Giống như trường hợp chỉ thị cho tướng Phú rút quân khỏi Tây Nguyên, tổng thống Thiệu một lần nữa coi quyết định của mình là tối hậu Trở lại Quân đoàn I vào chiều hôm đó, tướng Trưởng vẫn chưa dám phổ biến ngay quyết định của Thiệu Một mặt ông muốn chứng minh cho Thiệu thấy là mình đúng do còn có thời gian và binh lực chưa bị nhiều tổn thất; mặt khác, ông cũng không muốn gây hoang mang cho cấp dưới khi chiến cuộc còn chưa ngã ngũ.[20][21] Nhận thấy mặt Nam của Quân khu cũng bị đe doạ, Ngô Quang Trưởng cũng điều chỉnh lại kế hoạch phòng thủ theo mô hình một gốc hai cành; lấy

Đà Nẵng làm trung tâm phòng ngự (gốc), cánh Bắc là Trị Thiên, cánh Nam là Quảng Nam, Quảng Ngãi Do phải trả sư đoàn dù về Sài Gòn, ông ra lệnh rút lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến vào Quảng Nam thay thế lữ dù 3, điều lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến về đèo Phú Gia (Bắc Hải Vân) thay thế lữ dù 2 Việc này làm cho trung tá Đỗ

Kỷ, tiểu khu trưởng Quảng Trị lập tức kháng nghị vì việc rút hai lữ đoàn này cũng có nghĩa là rút kèm theo hai tiểu đoàn pháo binh và một chi đoàn thiết giáp tăng phái

Trang 10

Tướng Trưởng chỉ còn có thể giải thích rằng đây là lệnh của tổng thống và chấp thuận tăng cuờng cho hướng Quảng Trị liên đoàn biệt động quân 14 lấy từ Đà Nẵng.[22][23]

Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 3, trung đoàn 6 Quân khu Trị Thiên mở một loạt trận đánh vào các cứ điểm Chúc Mao, La Sơn, điểm cao 551 và điểm cao 300 ở phía Tây Huế, buộc trung đoàn 3, sư đoàn 1 QLVNCH phải bỏ khu vực phía Tây đường số 12, rút về phòng thủ khu vực Động Tranh, Bình Điền Ngày 17 tháng 3, xuất phát từ phán đoán QLVNCH sẽ co cụm về phòng thủ các thành phố Huế, Đà Nẵng, Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN đã phát điện khẩn yêu cầu Bộ Tư lệnh mặt trận Trị Thiên nhanh chóng cắt đường số 1 ở bắc Huế, vô hiệu hóa sân bay Phú Bài, cô lập Huế với

Đà Nẵng về đường không; Quân đoàn 2 phải đánh chiếm ngay quận lỵ Phú Lộc, cắt đường số 1 ở Nam Huế, cô lập Huế với Đà Nẵng trên bộ Chấp hành lệnh này, Bộ tư lệnh mặt trận Trị Thiên vạch kế hoạch tấn công trên hướng Bắc Quảng Trị Mũi chủ yếu từ Thanh Hội theo đuờng số 68 và từ Tích Tuờng, Như Lệ theo đuờng số 1 đánh vào Mũi vu hồi từ hướng Tây đánh thẳng ra An Lỗ Mũi vu hồi phía Nam đánh ra đường số 1 tại Lương Điền, Đá Bạc, vòng qua các điểm cao 224 và 303 Cánh bắc của Quân đoàn 2 (sư đoàn 324) hướng đòn tấn công chính vào quận lỵ Phú Lộc và đèo Phú Gia [24] Ngày 18 tháng 3, các đơn vị thuộc Quân khu Trị Thiên đồng loạt tấn

công Ở cánh Bắc, tỉnh Quảng Trị bị QĐNDVN đánh chiếm toàn bộ lúc 18 giờ 30 phút ngày 19 tháng 3 Trung tá Đỗ Kỷ dẫn một bộ phận biệt động quân còn lại rút về Huế và bị truy kích dọc theo đuờng số 1 đến An Lỗ Đang ở Sài Gòn xin phê chuẩn kế hoạch phòng thủ mới, tướng Ngô Quang Trưởng vội bay ra vùng I và gấp rút tổ chức lại tuyến phòng thủ ở cánh Bắc của Quân đoàn I Tại tuyến Mỹ Chánh - Thanh Hương

- Kế Môn - Vân Trình có lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến; các tiểu đoàn 77, 121, 126 biệt động quân; liên đoàn bảo an 913 và thiết đoàn 17 Lữ đoàn 480 thủy quân lục chiến được điều từ Đà Nẵng ra Tây Bắc Huế để triển khai từ Sịa đến Lương Điền Sư đoàn 1 bộ binh, liên đoàn 15 biệt động quân và thiết đoàn 7 bố trí thành vòng cung từ Núi Gió, Hòn Vượn qua Bình Điền đến Mỏ Tàu ôm lấy phía Tây và Tây Nam Huế Lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến và liên đoàn bảo an 914 giữ đường số 1 nối Huế với Đà Nẵng ở Phú Lộc.[25] Thiết đoàn 20 giữ sân bay Phú Bài Tổng số binh lực có 27.500 quân chủ lực, 19.000 quân bảo an và 36.000 quân phòng vệ dân sự.[26]

Tấn công thành phố Huế

Trong khi tướng Ngô Quang Trưởng đang ở Huế để thị sát và đốc thúc cấp duới thực hiện kế hoạch phòng thủ co cụm thì ngay trong ngày 20 tháng 3, Bộ Tư lệnh mặt trận Trị Thiên đã hoàn thành bản kế hoạch tấn công thành phố Huế với phương châm không cho QLVNCH co cụm phòng ngự trong nội đô Lúc 14 giờ 30 phút ngày

20 tháng 3, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điện cho Quân đoàn I: "Vì eo hẹp phương tiện và không quân, hải quân nên chỉ cho phép yểm trợ một enclave (vùng đất bị bao vây), vậy mener (dẫn dắt) tuyến trì hoãn chiến về Hải Vân nếu điều kiện cho phép".[27]

5 giờ 40 phút sáng ngày 21 tháng 3, sư đoàn 325 (thiếu) tấn công và tràn ngập các

Ngày đăng: 04/07/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w