Đề đề nghị Olympic 16 - Sinh 10

6 282 2
Đề đề nghị Olympic 16 - Sinh 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP (TỈNH): HẬU GIANG TRƯỜNG : THPT CHUYÊN VỊ THANH KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30 - 4 LẦN THỨ 16 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH ; LỚP :10 Câu hỏi 1: ( 4 điểm) Câu I. a.Phân biệt giới khởi sinh và giới nguyên sinh. b. Vì sao nấm được tách ra khỏi giới thực vật? c. Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của sự sống? d.Những điểm khác biệt giữa động vật có xương sống và động vật không có xương sống. Đáp án câu 1: a./-Giới khởi sinh gồm những sinh vật đơn bào nhân sơ, giới nguyên sinh gồm những sinh vật đơn bào hoặc đa bào bào nhân thực (0.25) -Giới khởi sinh gồm các nhóm vi khuẩn, giới khởi sinh gồm thực vật nguyên sinh, động vật nguyên sinh và nấm nhày.(0.25) b/ Thành tế bào của nấm có vách kitin. (0.25) -Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. (0.25) -Tế bào không có chứa lục lạp. (0.25) -Sinh sản bàng bào tử, một số nảy chồi, phân cắt . . . (0.25) c/ Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản chức năng của tất cả cơ thể sống. (0.25) -Tất cả các vi khuẩn, nguyên sinh vật, động thực vật, nấm đều được cấu tạo từ đơn vị tế bào. (0.25) -Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào. (0.25) -Các quá trình sinh trưởng, sinh sản . . . đều bắt nguồn từ đơn vị tế bào. (0.25) d./Những điểm khác nhau giữa động vật có xương sống và không xương sống. Động vật không xương sống Động vật có xương sống -Kích thước nhỏ -Không có bộ xương trong, bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin. -Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí. -Hệ thần kinh dạng lưới, hạch hoặc bằng chuỗi hạch ở mặt bụng -Đại diện: Thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, thân mềm, giun đốt, chân khớp,da gai. -Kích thước lớn hơn. (0.25) -Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với cột sống làm trụ. (0.25) -Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi. (0.25) -Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng. (0.25) -Đại diện: Nửa dây sống, các miệng tròn, cá sụn, cá xương, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. (0.5) Số phách Số phách Câu hỏi 2: ( 4 điểm) Câu II. a.Trong tế bào có những loại hợp chất hữu cơ nào? Những chất hữu cơ nào là thành phần cơ bản của sự sống?Vì sao? b. Các thành phần nào tham gia cấu tạo nên màng tế bào và nêu vai trò của các thành phần đó. c. +Trong tế bào thực vật có những bào quan nào chứa axit nucleic? +Phân biệt các loại axit nucleic trong các loại bào quan đó. +Cho biết vai trò của các loại bào quan đó. Đáp án câu 2: a/-Saccarit,lipit, prôtêin, axit nuclêic, . . . (0.25) -Prôtêin và axit nuclêic là thành phần cơ bản của sự sống vì: (0.25) + Prôtêin có các vai trò sau: Cấu trúc, dự trữ axit amin, vận chuyển các chất, bảo vệ cơ thể, điều hòa hoạt động cơ thể, xúc tác các phản ứng hóa học, thụ thể, vận động, . . . (0.25) + Axit nuclêic : Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.(ADN), Truyền đạt thông tin di truyền( m ARN), Vận chuyển aa ( t ARN), cấu tao ribôxôm ( r ARN). (0.25) b/-Lớp kép phôtpholipit: Giũ nước cho tế bào, vận chuyển các chất không phân cực hòa tan trong lipit, giúp màng có tính khảm động. (0.25) -Protein xuyên màng và protein bám màng: Vận chuyển các chất qua màng có tính chọn lọc, góp phần vào tính khảm động của màng. (0.25) -Chôlestêrôn: Tăng cường sự ổn định của màng (tế bào động vật). (0.25) -Glicoprotein:“Dấu chuẩn” nhận biết tế bào quen và liên kết lại thành mô. (0.25) c/-Nhân, lục lạp và ti thể và ribôxôm. (0.25) -Axit nucleic của nhân chủ yếu là ADN mạch thẳng xoắn kép có két hợp với protein histon. Ngoài ra còn có một ít ARN ( 0,25) -Axit nucleic của ti thể và lục lạp là ADN dạng vòng không kết hợp với protein (0,25) -Axit nucleic của ribôxôm là ARN riboxom (0,25) -Nhân: Chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt đồng của tế bào(0,25) -Ti thể: Hô hấp nội bào cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào và cơ thể( 0,25) -Lục lạp: Thực hiện quang hợp tổng hợp chất hữu cơ ( 0,25) -Riboxom: Tổng hợp protein cho tế bào.( 0,25) Câu hỏi 3: ( 4 điểm) a. ATP là gì? Vì sao ATP được gọi là “Tiền tệ năng lương” của tế bào? b.Cho biết cơ chế và ý nghĩa của quá trình quang phân li nước trong quang hợp. c. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. + Trong pha tối của quang hợp sử dụng ATP của pha sáng để khử CO 2 thành chất hữu cơ. +Trong các con đường cố định CO 2 thì con đường C 3 là phổ biến cho thực vật ở vùng khô, nóng, sáng. +Hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP. d. Cho 3 mô thực vật (1,2,3)cùng loại có kích thước và khối lượng bằng nhau vào ba môi trường khác nhau: -Mô 1 vào môi trường chứa nước cất. -Mô 2 vào môi trường chứa dung dịch nước muối ưu trương. -Mô 3 vào môi trường chứa dung dịch muối đẳng trương. Sau vài giờ thì 3 mô thực vật trên có thay đổi như thế nào? Giải thích sự thay đổi đó. Đáp án câu 3: a/-ATP: +Ađênôzintriphôtphat (Phân tử ribôzơ làm khung để gắn với ađênin và ba nhóm phôtphat. (0.25) +Mọi cơ thể sống đều sử dụng năng lượng ATP. (0.25) +Quá trình sinh năng lượng biến đổi ADP thành ATP, quá trình tiêu thụ năng lượng biến đổi ATP thành ADP. (0.25) -Cơ chế: Dưới tác dụng của ánh sáng: 4H 2 O  4H + + 4e - + 4 0H - 4 0H -  2H 2 O 2  2 H 2 O + O 2 . (0.25) -Ý nghĩa: +Cung cấp O 2 cho môi trường. (0.25) +Cung cấp H + cho NADP + tạo chất khử NADPH 2 . (0.25) +Bù e - cho diệp lục bị mất. (0.25) +Sai. Vì trong pha tối của quang hợp còn sử dụng NADPH 2 của pha sáng. (0.25) +Sai. Vì Thực vật phân bố ở vùng khô, nóng, sáng có con đường cố định C 4 hay CAM. (0.25) +Đúng. Vì hô hấp là quá trình chuyển năng lượng tích lũy trong các chất hữ cơ thành năng lượng ATP. (0.25) -Mô 1: Trương nước, kích thước và khối lượng lớn hơn ban đầu . (0.25) -Giải thích: Do nước cất là môi trường quá nhược trương nên nước thẩm thấu vào mô thực vật làm cho mô này trương nước. (0.25) -Mô 2: Mềm, kích thước và khối lượng nhỏ hơn ban đầu. (0.25) -Giải thích: Trong môi trường ưu trương nước thẩm thấu từ trong mô thực vật ra ngoài gây cho tế bào co nguyên sinh nên mô thực vật này bị mềm và teo lại. (0.25) -Mô 3 không có hiện tượng gì. (0.25) -Giải thích: Trong môi trường đẳng trương thì nồng độ trong dịch bào và ngoài môi trường bằng nhau nên không xảy ra sự trao đổi chất qua màng. (0.25) Câu hỏi 4: ( 4 điểm) Câu IV:a. +So sánh quá trình lên men rượu từ nguyên liệu đường và quá trình lên men lactic. +Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo cơ thể, hình thức sống và sinh sản của 2 nhóm vi sinh vật là tác nhân gây nên 2 quá trình trên. b.Vì sao trong quá trình làm rượu không nên mở nắp bình rượu thường xuyên? c. Cấu tạo và hoạt động sống của virut có những đặc điểm nào khác so với các nhóm sinh vật khác? Nêu một số ứng dụng và tác hại của virut. Đáp án câu 4: -Giống nhau: +Đều do tác động của vi sinh vật. (0.25) +Nguyên liệu glucôzơ. (0.25) + Trong điều kiện kị khí. Điều qua giai đoạn đường phân. (0.25) -Khác nhau: Lên men từ nguyên liệu đường Lên men lactic -Tác nhân: Nấm men -Sản phẩm: Rượu êtilic, CO 2 .Qua chưng cất mới thành phẩm. -Phương trình phản ứng: C 6 H 12 O 6  2C 2 H 5 OH + 2CO 2 + Q -Tác nhân: Vi khuẩn lactic. (0.25) -Sản phẩm: Axit lactic. Không qua chưng cất. (0.25) -Phương trình phản ứng: C 6 H 12 O 6  2C 3 H 6 O 3 + Q . (0.25) Sự khác nhau giữa 2 nhóm vsv này: Nấm men Vi khuẩn lactic -Tế bào nhân thực -Không có vỏ nhầy. Nhân hoàn chỉnh, tế bào chất có nhiều bào quan. -Dị dưỡng hoại sinh -Sinh sản theo kiểu nảy chồi, bào tử hữu tính. -Tế bào nhân sơ. (0.25) -Có vỏ nhầy.Nhân chưa có màng.Tế bào chất chưa có nhiều bào quan. (0.25) -Tự dưỡng, dị dưỡng, có dạng di động . (0.25) -Sinh sản chủ yếu phân đôi. (0.25) Vì nấm men có khả năng hô hấp hiếu khí và thự hiện quá trình lên men. -Khi không có O 2 nấm men thực hiện quá trình lên men phân giải đường thành rượu. (0.25) -Khi có O 2 nấm men chuyển sang hô hấp hiếu khí phân giải glucozo thành CO 2 và H 2 O đồng thời kho có O 2 thì rượu bị ôxi hóa thành giầm. Do 2 quá trình này làm cho nồng độ rượu giảm và bị chua. (0.25) -Có kích thước nhỏ nhất, chưa có cấu tạo tế bào. (0.25) -Chỉ chứa 1 loại và axit nucleic và protein, chưa có bào quan nào.Sống kí sinh bắt buộc. (0.25) -Ở ngoài tế bào ở trạng thái phi sinnh vật Không mẫn cảm với chất kháng sinh. (0.25) -Hình thức sinh sản phải nhờ vào tế bào chủ. (0.25) . CHUYÊN VỊ THANH KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30 - 4 LẦN THỨ 16 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH ; LỚP :10 Câu hỏi 1: ( 4 điểm) Câu I. a.Phân biệt giới khởi sinh và giới nguyên sinh. b. Vì sao nấm được. nguyên sinh, động vật nguyên sinh và nấm nhày.(0.25) b/ Thành tế bào của nấm có vách kitin. (0.25) -Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. (0.25) -Tế bào không có chứa lục lạp. (0.25) -Sinh. 1: a./-Giới khởi sinh gồm những sinh vật đơn bào nhân sơ, giới nguyên sinh gồm những sinh vật đơn bào hoặc đa bào bào nhân thực (0.25) -Giới khởi sinh gồm các nhóm vi khuẩn, giới khởi sinh gồm

Ngày đăng: 04/07/2014, 17:00