1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

2 738 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 34 KB

Nội dung

Mục đích yêu cầu: - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng; chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật chú hề, nàng công chúa nhỏ và lời người dẫn chuyện.. - Hiểu ND: Cách ng

Trang 1

TẬP ĐỌC RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG SGK/ 168 - Thời gian dự kiến: 40 phút

I Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng; chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện

- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục HS biết lắng nghe suy nghĩ của các em nhỏ của mình

II Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ, SGK

- SGK

III Các hoạt động dạy học:

1 Hoạt động 1:

- GV gọi lần lượt 3 HS đọc bài “Rất nhiều mặt trăng” (phần đầu), trả lời câu hỏi:

+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? (công chúa muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng)

+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa? (

Họ nói đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được)

+ Nêu nội dung bài:

- Nhận xét – ghi điểm Nhận xét sự chuẩn bị bài cũ của lớp

2 Hoạt động 2:

a) HĐ2.1: Giới thiệu bài:

- HS quan sát tranh, nêu nội dung của bức tranh, gọi 2 HS nêu, GV chốt: Bức tranh có nàng công chúa đang nằm trên gường nâng niu mặt trăng nàng đang đeo trên cổ, bên ngoài có 1 mặt trăng trên trời đang chiếu qua cửa sổ, chú hề đang ngồi cạnh gường trò chuyện cùng nàng công chúa Vậy để biết cuộc trao đổi giữa chú hề và nàng công chúa như thế nào thì hôm nay các

em sẽ được tìm hiểu phần tiếp theo của câu chuyện “Rất nhiều mặt trăng” – ghi bảng

b) HĐ2.2: Luyện đọc:

- GV chia đoạn: bài này chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: Sáu dòng đầu

+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp

+ Đoạn 3: Phần còn lại

- Gọi 3 HS lần lượt đọc bài (2 lượt)

- GV theo dõi kết hợp sửa lỗi phát âm (một số từ: vằng vặc, thất vọng, vầng trăng, toả sáng,

dây chuyền, hươu, ) GV giải thích từ khó: vằng vặc (nghĩa là rất sáng, không một chút gợn, trăng sáng như ban ngày), rón rén (Từ gợi tả dáng điệu của động tác đi cố làm cho thật nhẹ

nhàng, thong thả vì sợ gây tiếng động)

- Học sinh luyện đọc theo cặp - GV bao quát lớp

- 1 HS khá đọc cả bài

- GV đọc bài

c) HĐ2.3: Tìm hiểu bài.

- GV nêu câu hỏi:

Câu 1: Nhà vua lo lắng về điều gì?

- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 – TLCH Cả lớp, GV nhận xét chốt: Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật thì nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại

Câu 2: Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?

(Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được)

Trang 2

Câu 3: Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về 2 mặt trăng để làm gì? Lớp đọc thầm 2 đoạn còn

lại (Chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa)

Câu 4: (Thảo luận nhóm đôi) – Cách giải thích của cô công chúa nói lên điều gì? Chọn câu trả

lời hợp lý với ý em nhất (HS có thể chọn câu a, b, c), tuỳ từng nhóm HS, GV chốt: Ý nào cũng đúng cả nhưng câu c có ý sâu sắc hơn

d) HĐ2.4: Luyện đọc diễn cảm.

- GV mời 3 HS khá đọc cả bài theo cách phân vai (người dẫn truyện, chú hề, nàng công chúa)

GV và cả lớp theo dõi, GV nhận xét động viên khích lệ

- GV nói: Qua phần thể hiện giọng đọc của nhân vật 3 em vừa rồi, lớp ta sẽ chọn 1 đoạn trong bài để đọc diễn cảm (đoạn 3) GV đính bảng phụ lên bảng và gạch chân những từ cần nhấn giọng, hướng dẫn đọc

- Gọi HS đọc bài (bằng nhiều hình thức) mời bạn đọc, đọc theo hàng

3 Hoạt động 3:

- Bài này nói lên điều gì? (HS trả lời GV chốt: đính bảng phụ nội dung bài lên bảng ) HS nêu lại 1 lượt

- Liên hệ: Trẻ em còn nhỏ, nên thường có những suy nghĩ không được thấu đáo như người lớn

Các em nhìn thế giới xung quanh và giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn Vì vậy khi em nhỏ của mình nhỏng nhẽo, nũng nịu, đòi hỏi những cái ta không đáp ứng được thì các em phải biết dùng cách giải thích, dỗ dành để làm em bé vui, không nên la mắng em nhỏ

- Nhận xét tiết học

IV Bổ sung:

Ngày đăng: 04/07/2014, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w