TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG ĐIỂM SÁNG GIÁO DỤC CỦA HUYỆN ĐAM RÔNG Xã Đạr Sal – Huyện Đam Rông – Lâm Đồng Đến với Đam Rông, huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Lâm Đồng, nơi có sự đan xen của nhiều thung lũng và các dãy núi trùng điệp hòa trong màu xanh ngắt của bầu trời. Bên đường, những cô thôn nữ cõng gùi trên lưng trong tiết trời se lạnh của rừng chiều làm cho vẻ đẹp tây nguyên như trở nên thơ mộng và có chút gì đó huyền bí. Cũng trong chuyến công tác này, chúng tôi được lãnh đạo Phòng GD huyện Đam Rông giới thiệu ghé thăm Trường THCS Lê Hồng Phong, một đòa chỉ giáo dục có tiền thân được chuyển đổi tên gọi từ trường THCS Rô Men, thành lập từ năm 1999. Nằm trên vùng đất có vò trí đầu mối kinh tế của huyện Đam Rông và một số xã lân cận của tỉnh Đăk Lăk, nơi mà hình ảnh cây cà phê đã tạo nên sự ấm no cho mọi người dân. Chính vì thế, trường THCS Rô Men xưa và THCS Lê Hồng Phong hôm nay đã sớm vượt qua những khó khăn, nhất là về điều kiện dân trí để không ngừng lớn mạnh, tạo ra được phong trào “Dạy tốt – Học tốt” xuyên suốt 10 năm qua. Đến nay trường THCS Lê Hồng Phong đã có một hệ thống cơ sở vật chất kiên cố. Ngoài số lượng phòng học, trường còn được đầu tư một số phòng chức năng, mua sắm nhiều thiết bò phục vụ tốt việc dạy và học theo yêu cầu đổi mới. Hàng năm, nhà trường có lưu lượng học sinh khoảng 500 em, biên chế trong 16 lớp và 35 CB-GV-CNV. Đóng vai trò là trung tâm văn hoá của xã, để giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường thường xuyên triển khai các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và cải tiến công tác soạn giảng. Đội ngũ giáo viên của trường luôn tích cực tự học, tự nghiên cứu và tham gia học tập nâng cao trình độ. Cho đến nay trong số 28 giáo viên đứng lớp, 100% đều có trình độ đạt chuẩn. Hầu hết giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, khá, trong đó có 11 giáo viên đạt trình độ Đại học và nhiều giáo viên đang học Đại học. Mỗi năm trường đều có giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và ngày càng nhiều cá nhân vươn lên trở thành hạt nhân nòng cốt trong mọi phong trào của nhà trường. Chúng tôi xin ghi ra đây một số tên cụ thể như: Cô Nguyễn Thò Kim Thi, Thầy Nguyễn Quang Chính, Thầy Hoàng Văn Khuyên Giáo viên trường THCS Lê Hồng Phong mặc dù hầu hết từ các nơi khác đến và có khoảng ½ phải ở nội trú, nhưng tất cả đều thể hiện được tinh thần nhiệt huyết với nghề, tận tâm say sưa với chuyên môn. “Đã là giáo viên phải là người tiên tiến, là phương châm sống hành động”. Mặc dù sống trên đòa bàn có vò trí đầu mối kinh tế của huyện “Thương trường là chiến trường” nhưng không khí của nhà trường luôn trong lành, giáo viên luôn có tinh thần đoàn kết, tự học, tự bồi dưỡng để trau dồi nghề nghiệp, họ luôn nhận rõ trách nhiệm và vinh dự của mình. Có được tố chất ham học của các thế hệ học sinh trên đòa bàn, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ thầy cô giáo, thời gian qua trường THCS Lê Hồng Phong đã thu được những kết quả khả quan trong công tác trồng người: Trước hết là công tác duy trì só số, luôn đạt cao nhất huyện, tỉ lệ giao động từ 95 – 98,5%; Kết quả tốt nghiệp luôn giữ mức ổn đònh cao trên 92%, có năm học 2007 - 2008 đạt 100%; tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt khoảng 90%, sau thi lại đạt trên 95%, riêng năm qua có đến 36,3% học sinh có học lực giỏi - khá. Trong những năm gần đây phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường luôn đạt kết quả khá cao. Trong truyền thống của mình, trường THCS Lê Hồng Phong nhiều năm liền có HSG cấp huyện và cả HSG cấp tỉnh. Ngoài ra, trường còn có một đặc điểm khá ấn tượng, đó là bất chấp điều kiện phải vượt qua hàng vài chục km đường đèo dốc, mỗi năm đều có đến 90% học sinh sau tốt nghiệp lớp 9 lại tiếp tục theo học THPT, góp phần nâng tầm dân trí cho một quê hương vùng cao. Đa số học sinh nhà trường đều chăm ngoan, biết lễ phép với mọi người, biết vượt khó để học tập, không có học sinh vi phạm pháp luật cũng như nội quy của nhà trường, được thể hiện qua hạnh kiểm khá - tốt của học sinh đạt 96,7%, không có hạnh kiểm yếu. Trong 10 năm thành lập và phát triển, trường THCS Lê Hồng Phong đã có được sự đồng bộ về chất lượng đội ngũ, mỗi giáo viên đều được BGH bố trí công tác hợp lý và phát huy được sở trường của mình. Trong phong trào đào tạo chất lượng mũi nhọn cũng như công tác phụ đạo học sinh yếu đều có được sự hăn hái, nhiệt tình của giáo viên cùng sự phối hợp có hiệu quả của phụ huynh học sinh. Với tâm niệm “Tri thức và sức khỏe là vốn hành trang cho các em bước vào đời”, nhà trường luôn phát động các phong trào ngoại khóa, các phong trào rèn luyện thân thể như: Tổ chức TDTT, phong trào giao lưu văn hóa văn nghệ, các buổi thuyết trình, thi tìm hiểu về Đảng, về Bác, về Đoàn … nhằm giúp cho các em có đònh hướng rõ ràng và tích cực, yêu quê hương, yêu chủ nghóa xã hội, rèn luyện nhân cách, phẩm chất để là một người có ích cho gia đình và xã hội. Đặc biệt trong phong trào thi đấu TDTT, HKPĐ, các năm qua nhà trường luôn được đánh giá là một trong những đơn vò nổi bật của huyện Đam Rông. Với những kết quả đạt được, trường THCS Lê Hồng Phong luôn được các cấp lãnh đạo đánh giá cao và được nhân dân tin tưởng. Riêng năm học 2008 – 2009 nhà trường đã được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. Bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo, chính quyền đòa phương, sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT, thì từ trong nội lực, trường THCS Lê Hồng Phong đã không ngừng cố gắng vươn lên để tự khẳng đònh được mình trong bức tranh giáo dục huyện Đam Rông nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung. . tôi được lãnh đạo Phòng GD huyện Đam Rông giới thiệu ghé thăm Trường THCS Lê Hồng Phong, một đòa chỉ giáo dục có tiền thân được chuyển đổi tên gọi từ trường THCS Rô Men, thành lập từ năm 1999 năm, nhà trường có lưu lượng học sinh khoảng 500 em, biên chế trong 16 lớp và 35 CB-GV-CNV. Đóng vai trò là trung tâm văn hoá của xã, để giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường. động”. Mặc dù sống trên đòa bàn có vò trí đầu mối kinh tế của huyện “Thương trường là chiến trường nhưng không khí của nhà trường luôn trong lành, giáo viên luôn có tinh thần đoàn kết, tự học, tự