1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Học tập chuyên đề 2010

28 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

HỘI NGHỊ HOC TẬP CHUYÊN ĐỀ "Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh "là đạo đức, là văn minh"" gắn với công tác tổ chức và tiến hành đại hội đảng các cấp trong năm 2010 Kính thưa đồng chí , thưa toàn thể các đồng chí! Thực hiện Kế hoạch số 58 - KH/ThU ngày 26 tháng 2 năm 2010, của BCĐ Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Thị xã Cửa Lò về việc tổ chức học tập chuyên đề năm 2010. Đối với các tổ chức cơ sở đảng là các cơ quan, doanh nghiệp và trường học chúng tôi đã tổ chức 4 lớp vào các ngày 20 - 21/3/2010 còn đối với các tổ chức cơ sở đảng là các phường, xã thì chúng tôi có phương án báo cáo tại cơ sở. Kính thưa các đồng chí! Ngày 07/11/2006, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân, bắt đầu từ ngày 03/02/2007 và tổng kết vào ngày 03/02/2011, có sơ kết hàng năm vào dịp sinh nhật Bác (19/5). Như vậy là, thực hiện Chỉ thị 06 - CT/TW của Bộ Chính trị, thì: - Năm 2007, chúng ta đã được học tập và nghiên cứu chuyên đề “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được nghiên cứu 2 tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” và “Di chúc” của Người. - Năm 2008, chúng ta được học tập và nghiên cứu chuyên đề “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hố Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” và tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. - Năm 2009, chúng ta được học tập và nghiên cứu chuyên đề "Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân" gắn với Kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác và riêng Nghệ An chúng ta còn gắn với 40 năm thực hiện bức thư cuối cùng người gửi BCH đảng bộ tỉnh Nghệ An. - Và năm nay 2010, chúng ta được nghiên cứu học tập chuyên đề “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”” gắn với công tác tổ chức và tiến hành đại hội đảng các cấp trong năm 2010. Đây là chủ đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, nội dung phong phú, đặc biệt là năm mà đất nước ta có những ngày kỷ niệm lớn: 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2010); 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2010); 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010); 65 năm cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2010) và quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2010); 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (Theo chính sử nước ta, Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng, kết thúc 1000 năm Bắc thuộc. Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa - Đông Anh (nay thuộc HN) sau khi Ngô Quyền mất (944) Dương Tam Kha em vợ của Ngô Quyền cướp ngôi, tự lập mình làm vua, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944 - 968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt (968) đặt kinh đô ở Hoa Lư. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh và con là Đinh Liễn bị ám hại (980), và cũng năm đó Lê Hoàn lên làm vua sau khi dành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm luợc lập ra nhà Tiền Lê. Nhà Tiền Lê làm vua được 29 năm (980 - 1009), truyền ngôi được 3 đời. Sau khi nhà Lê mất Lý Công Uẩn lên làm vua (1009) lập ra nhà Lý và Mùa thu năm Canh Tuất (1010), Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên kinh thành là Thăng Long, nay là Hà Nội, năm 2010, thủ đô hà Nội tròn 1000 năm tuổi, đây là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử Việt Nam (Nhà Lý làm vua được 216 năm, truyền ngôi được 9 đời, chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới có 8 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225). Đặc biệt 2010 là năm diễn ra đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của. Đây là đợt sinh hoạt chính trị toàn diện, rộng lớn và sâu sắc. Việc học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh “là đạo đức, là văn minh” là dịp để các tổ chức Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên ôn lại và nâng cao nhận thức lý luận về xây dựng Đảng, nhìn lại công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ qua, đánh giá đúng những kết quả cũng như những khuyết điểm, tồn tại để nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, góp phần vào thành công Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI diễn ra vào nửa đầu tháng 01 năm 2011 sắp tới. Về tài liệu học tập: 2 Trung ương có biên soạn 2 cuốn tài liệu: một cuốn tài liệu là Đề cương học tập chủ đề: Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh "Là đạo đức, là văn minh" và một cuốn tài liệu để phục vụ tức là giới thiệu những lời dạy và những tấm gương đạo đức của Bác. Tài liệu Tham khảo: 1. Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc". Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết xong vào tháng 10/1947 với bút danh X.Y.Z, vào lúc cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của nhân dân ta chống thực dân Pháp mới bắt đầu. Đảng ta trở thành đảng cầm quyền được hơn hai năm. Sự nghiệp cách mạng đang đứng trước nhiều thử thách. Qua thực tiễn Bác nhận thấy trong hàng ngũ cán bộ cách mạng đã sớm bộc lộ những nhược điểm, sai sót trong phương thức, lề lối làm việc. Nếu chậm khắc phục sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và sự nghiệp cách mạng. Nhằm vạch ra những sai lầm khuyết điểm; chấn chỉnh lại nhận thức tư tưởng, nâng cao trình độ chính trị, lý luận, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác của cán bộ, đảng viên, Bác Hồ đã viết tác phẩm này. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc… vừa có tính lý luận, tính nguyên tắc, vừa có tính chỉ đạo thực tiến sâu sắc về xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, chăm lo cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh. 2. Bản di chúc của Bác. Bác Hồ bắt đầu viết di chúc vào lúc 9h ngày 10 - 15/5/1965, tựa đề bên ngoài ban đầu là "Tài liệu tuyệt đối bí mật", vào thời điểm cả nước đang lập thành tích chào mừng sinh nhật lần thứ 75 của Bác, và thời gian này cũng là thời gian mà Bác có sức khỏe tốt nhất trong những năm gần đó. Như vậy là Năm 1965, khi cảm thấy sức khỏe giảm sút hơn nhiều năm trước, Bác bắt đầu viết Di chúc, những năm 1966, 1967 Bác đọc lại Di chúc và suy nghĩ rất nhiều nhưng không viết gì thêm, đến năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm 6 trang viết tay. Năm 1969, bác bổ sung và sửa chữa bản Di chúc và ngày 19/5, Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969. Bác xem lại tài liệu lần cuối và xếp vào phong bì cất đi. Sau khi Bác mất, Bản Di chúc được công bố và đã gây một sự xúc động lớn, một niềm cảm phục sâu sắc, không chỉ đối với toàn thể nhân dân Việt Nam mà với tất cả các dân tộc đang đấu tranh cho hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội trên khắp các lục địa. 3 Kính thưa các đồng chí! Một câu hỏi đặt ra là: Vì sao Trung ương Đảng phát động cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cuộc vận động lớn trong suốt 4 năm, từ 2007 đến 2010? Kính thưa các đồng chí! Như các đồng chí đã biết, năm 1858, thực dân Pháp đã ngang nhiên nổ súng tiến công xâm lược Việt Nam. Sự nhu nhược trước kẻ thù của triều đình Huế lúc đó đã tạo cơ hội cho thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến. - Về chính trị: thực dân Pháp trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; biến một số địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực, tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai, làm cho nhân dân ta mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ - Về kinh tế: thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa. - Về văn hoá, xã hội: thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô dịch, sùng Pháp, duy trì các thủ tục lạc hậu nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. - Phong trào Cần Vương (phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo) đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896). - Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. - Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. 4 Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, thì ngày 05/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Người đã đi qua nhiều nước của Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và đã phát hiện ra chân lý: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các thuộc địa. - Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước duy nhất đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: Luận cương đến Bác Hồ và người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin Bác reo lên một mình như nói cùng đất nước “Cơm áo là đấy, hạnh phúc đây rồi” Hình của Đảng lồng trong hình của nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười. - Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (2/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó là một sự kiện lịch sử trọng đại đánh dấu bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. - Từ đây, người ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vào Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Vệt Nam đã giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, và ngay sau khi ra đời Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta dành chính quyền với 3 cao trào cách mạng đó là: Cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh; Cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939) và Cao trào giải phóng dân tộc dẫn tới Cách mạng Tháng Tám 1945 (1939 - 1945) và dẫn đến sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) - Nhà nước công nông đầu tiên ở Châu Á. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các 5 dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi, với 5000 đảng viên, đã lãnh đạo cách mạng thành công, nắm chính quyền toàn quốc. (24 tuổi đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, làm nên một "Điện Biên chấn động địa cầu" ; 45 tuổi đánh bại chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, giành độc lập và thống nhất, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội). Trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng ta, Bác Hồ đã đưa ra một hình tượng về Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. "Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao, Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình. Đảng ta là đạo đức, là văn minh, Là thống nhất, độc lập, là hòa bình, ấm no. Công ơn Đảng thật là to, Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng” Để biết ơn Đảng, biết ơn Bác Hồ kính yêu, ngày 07/11/2006, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân, bắt đầu từ ngày 03/02/2007 và tổng kết vào ngày 03/02/2011, có sơ kết hàng năm vào dịp sinh nhật Bác (19/5), đây là lý do thư nhất. Lý do thứ hai là: Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi toàn diện đất nước theo định hướng XHCN, nhân dân ta đã dành được những thắng lợi rất to lớn có ý nghĩa lịch sử, những thắng lợi về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, anh ninh, đối ngoại đã tạo ra thế và lực mới của cách mạng Việt Nam. Có thể nói chưa bao giờ tiềm lực của đất nước mạnh như bây giờ, chưa bao giờ vị thế của đất nước chúng ta cao như bây giờ (vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên một bước). Trên mặt trận đối ngoại. Chưa bao giờ chúng ta bình thường hóa và có vị thế cao trong quan hệ với tất cả các nước như bây giờ. Quan hệ với Nga, quan hệ với Trung Quốc, quan hệ với Mỹ, Quan hê với Nhật Bản, quan hệ với Tây Âu Trong quan hệ lịch sử ta với Trung Quốc, chúng ta thiết lập quan hệ từ những năm 1950, nhưng từ 1950 - 1993 chưa một lần người lãnh đạo cao nhất Trung Quốc chịu đi thăm Việt Nam mặc dù có nhận lời, từ Mao Trạch Đông; Hoa Quốc Phong; Hồ Diệu Bang; Triệu Tử Dương tất cả những người đứng đầu này đều có nhận lời mời nhưng chưa đi thăm Việt Nam. Nhưng năm 1994 khi Mỹ ký quyết định xóa cấm vận Việt Nam thì giữa năm 1994 Tổng Bí thư Chủ 6 tịch nước TQ lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam đó là Giang Trạch Dân đã đi thăm Việt Nam và cuối nhiệm kỳ thứ hai của mình Chủ tịch Giang Trạch Dân thăm Việt Nam lần thứ hai. Vào năm 1999 khi Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đi thăm Bắc Kinh thì lãnh đạo hai nước đã xác định phương châm 16 chữ vàng (Lãng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) trên tinh thần tin cậy lẫn nhau. Sau đó, bổ sung tinh thần 4 tốt (Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt). Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khi thay Chủ tịch Giang Trạch Dân thì đi nước ngoài đầu tiên là thăm Việt Nam và tháng 11/2006 Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Việt Nam lần thứ hai. Năm 2008, lãnh đạo hai nước đã định vị quan hệ Việt - Trung là "quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện". Tôi muốn nói vị thế trong quan hệ hai nước. Hoặc ta với Liên Xô, chúng ta cũng thiết lập quan hệ ngoại giao từ những năm 1950, trong chiến tranh Đảng và nhân dân Liên Xô đã giúp đỡ chúng ta hết sức to lớn và chúng ta rất biết ơn, nhưng về mặt quan hệ vị thế đó là từ năm 1950 - 2000 chưa bao giờ người đứng đầu Liên Xô và nước Nga chịu đi thăm Việt Nam từ Ma-Len-Cốp; Bun-Ga-Lin; Khơ-Rút-Shốp; Chéc-Nen-Cô đến cả Góc-Ba-Chốp với tư cách là tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đều không đi thăm Việt Nam dù có nhận lời, trong thời kỳ Ông EnXin (8 năm làm Tổng thống) thì quan hệ ta với Nga còn xấu hơn, lúc đó Chính phủ Nga liên tục đòi nợ Việt Nam. Nhưng cho đến năm 2000 khi Tổng thống Mỹ Bin-Cờ-Rin-Tơn sang thăm chính thức Việt Nam thì giữa năm 2001 Tổng thống PuTin quyết định chính thức đi thăm Việt Nam và cuộc thăm ấy tại Hà Nội PuTin đã ký với Chủ tịch nước Trần Đức Lương một cam kết nguyên tắc quan hệ Việt - Nga là Đối tác chiến lược (muốn nói đến vị thế quan hệ của ta với Nga). Nhật Bản cũng thế. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Nhật Bản thì cái cam kết rất quan trọng về mặt nguyên tắc quan hệ đó là hướng tới đối tác chiến lược, ổn định lâu dài trong quan hệ Việt - Nhật vì hòa bình ổn định và phát triển, và cũng lần đầu tiên trong chuyến thăm này Chính phủ Nhật đã ký với Chính phủ ta 3 hợp tác cực kỳ lớn đó là viện trợ để chúng ta xây dựng toàn bộ tuyến đường cao tốc Bắc Nam; đường sắt hiện đại Bắc Nam và đầu tư để chúng ta xây dụng khu công nghệ cao ở Hòa Lạc. Bằng những thắng lợi hơn 20 năm qua đã tạo ra thế và lực mới của cách mạng Việt Nam, cộng với xu thế của thế giới đó là xu thế Hòa bình, hợp tác, phát triển, xu thế toàn cầu hóa và phát triển mạnh mẽ của KHCN nên Đại Hội X đã đưa ra quyết định là Đảng sẽ lãnh đạo nhân dân Việt Nam trong vòng 5 năm xóa bằng được cái nhục của nước nghèo kém phát triển trở thành nước 7 trung bình (tức là nước đang phát triển) và phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước Công nghiệp theo hướng hiện đại. Để lãnh đạo được như vây đòi hỏi Đảng ta phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng, như Bác Hồ đã nói Đảng là đạo đức, là văn minh. Đây là lý do thứ 2 mà TW phát động cuộc vận động này, đặc biệt là năm nay chúng ta học tập chuyên đề Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”. Lý do thứ 3. Sau những năm lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta đã có những bước trưởng thành rất lớn, nhưng Đảng ta cũng đối mặt với một nguy cơ và thách thức lớn không kém đó là: Thứ nhất, sự suy thoái về đạo đức, lối sống và tư tưởng chính trị trong cán bộ, Đảng viên có xu hướng tăng cả về số lượng và phạm vi từ chỗ chỉ có ở “một bộ phận” thì nay đã diễn ra ở “một bộ phận không nhỏ”. Trong đó có cả cán bộ Đảng viên có chức, có quyền. Trước kia diễn ra ở một số cán bộ, Đảng viên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, thì nay xảy ra tất cả các ngành, các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hóa, thực hiện chính sách xã hội, tổ chức cán bộ, công tác tham mưu, hoạch địch chính sách cụ thể… Thứ hai, Bệnh cơ hội, chạy chọt có chiều hướng gia tăng. Chạy danh; chạylợi; “chạy chức”, trước khi bầu cử; “chạy quyền” trước khi bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác cán bộ; “chạy chỗ”, tìm “chỗ thơm”, “chỗ ngon”, chỗ kiếm được nhiều lợi (chẳng những cho bản thân mà còn cho cả người thân, người nhà); “chạy tội” cho bản thân cho người thân, có trường hợp cho cả những tên tội phạm. Đó là chưa nói đến “chạy bằng cấp”; “chạy tuổi” để được đề bạt… Thứ ba, Tình trạng nói nhiều làm ít, nói nhưng không làm, làm không đến nơi đến chốn còn diễn ra ở nhiều nơi. điều này trái với lời dạy của Bác Hồ là “nói phải đi đôi với làm”, “dù khó khăn đến mấy cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng”. Thứ tư, Bệnh quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật, nhận xét cán bộ chung chung, thậm chí sai lệch. Vụ tham nhũng và tha hóa đạo đức, lối sống của một số cán bộ Đảng viên ở PMU 18 hết sức nghiêm trọng vậy mà Phó bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ vẫn 8 khẳng định: “Trước khi bị khởi tố, họ đều là Đảng viên tốt”. Khẳng định như vậy thì “thật là quan liêu, vô trách nhiệm và không thể chấp nhận được”. Trong vòng 10 năm từ 1996 - 2006, Ban quan lý dự án PMU 18 đã thực hiện tất cả 15 dự án bằng vốn ODA tức là vốn vay của nước ngoài với tổng số tiền là 29.669 tỷ đồng và 5 dự án bằng vốn đầu tư ở trong nước với tổng số tiền là 3.213 tỷ đồng tổng lại là 32.882 tỷ đồng, nếu những người lãnh đạo ở đây chỉ xà xẻo chừng 10% số tiền trên đã là rất nhiều, nhưng trên thực tế thì lên tới 15% - 30%, như vậy con số tham nhũng nó sẽ lên tới là bao nhiêu, mà nước không phải có một PMU 18 mà có hàng ngàn PMU tức là có hàng ngàn Ban quản lý dự án trực thuộc bộ, trực thuộc tỉnh, trực thuộc Thành phố, thế thì nếu nhân lên 1000 lần của con số gần 33.000 tỷ đồng thì con số tham ô, thất thoát nó sẽ lên tới bao nhiêu. Đây là lý do thứ 3 mà TW phát động cuộc vận động này để thực sự ngăn chặn từng bước đẩy lùi và tiến tới làm chuyển biến thật rõ rệt tình hình suy thoái này Lý do thứ 4. Trước đó chúng ta đã tiến hành nhiều cuộc vận động, đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Rút kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm của những cuộc vận động trước đó, Trung ương mới đưa ra cuộc vận động lần này là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động lần này được đánh giá là cuộc vận động có quy mô và chất lượng nhất từ trước đến nay. Đó là 4 lý do mà Ban Chấp hành trung ương phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và trong những năm tiếp theo có thể chúng ta sẽ triển khai giảng dạy và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các nhà trường, Tổng Bí thư đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương cần rà soát lại đề cương có chỉnh lý phù hợp, đi vào nội dung thiết thực, phù hợp với từng đối tượng cụ thể từ bậc Tiểu học cho đến bậc THPT./. 9 Trong chuyên đề “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”” có hai thuật ngữ Đảng ta Bác Hồ không chỉ nói với tư cách cộng sản và những người cộng sản nói về Đảng của mình mà Bác Hồ còn muốn nói là Đảng quần chúng nhân dân, là Đảng của dân tộc, của nhân loại. Thật sự là thực hành trong đời sống, trong công tác xây dựng Đảng. Cái thật ở đây là đối lập với cái giả, cái không thật, cái hình thức. Trong Di chúc Bác nói: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Trong chuyên đề này tôi sẽ trình bày với các đồng chí một số nội dung chính sau: I. Một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh” II. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh" III. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh" IV. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh" trong giai đoạn hiện nay. NỘI DUNG I. Một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”. Quan điểm của Bác Hồ về xây dựng Đảng Trước hết là truyền thống đoàn kết. Trong Di chúc Bác viết Trước hết nói về Đảng: Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Như vậy Bác khẳng định truyền thống đoàn kết là truyền thống của Đảng và của dân tộc và đoàn kết trong Đảng nó có quan hệ chặt chẽ tới sự thống nhất và vững mạnh của Đảng. Chính vì vậy trong Di chúc Bác yêu cầu các cán bộ 10 [...]... trị đề ra 4 yêu cầu lớn) - Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh" phải trực tiếp phục vụ cho việc tổ chức tốt đại hội các cấp theo quy định của Điều lệ Đảng - Trong Báo cáo chính trị trình đại hội các cấp phải gắn kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ chính trị với kiểm điểm việc thực hiện Cuộc vận động "Học tập và... được Quốc hội chấp thuận b Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách 20 - Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách là nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng - Tập thể lãnh đạo là để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người - Cá nhân phụ trách là để xác định rõ trách nhiệm thực hiện, nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân - Cần chống thói dựa dẫm tập thể, không dám làm, không dám chịu... cho ĐH, các cấp không được sao nhãng những hoạt động khác, phải giải quyết các vấn đề lớn, tồn đọng và những vấn đề bức xúc của XH b Nội dung của đại hội Đảng các cấp (thực hiện 4 nội dung chính) - Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2005 -2010 ở cấp mình và xác định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010- 2015; 25 - Thảo luận góp ý vào dự thảo các Văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp trên... thiêng liêng và gần gũi Thông qua chuyên đề này, chúng ta cần rút ra 5 bài học lớn và coi đó là phương châm sống, là mục tiêu phấn đấu: Thứ nhất là đặt việc công trên việc tư; Thứ hai là nói viết ngắn gọn súc tích; Thứ ba là gần gũi, gắn bó với cơ sở; Thứ tư là sống hòa nhã thân ái; Thứ năm là suốt đời cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” 26 Kính thưa tất cả các đồng chí! Học và làm theo tấm gương đạo... triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, chung tay xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh" Với nhận thức chung đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng hiện nay cần tập trung vào những nội dung, công việc chính sau đây 1 Quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, thực sự coi xây đựng Đảng là nhiệm vụ then chốt ở tất cả các cấp,... chí, Quốc hội Các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn đề an ninh quốc phòng, hiệu quả kinh tế, hậu quả xã hội, vấn đề môi trường, công nghệ Trung Quốc lạc hậu, việc sử dụng ồ ạt lao động phổ thông của Trung Quốc tại khu vực Tây Nguyên trái với Luật lao động Việt Nam Thậm chí đã có thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về những vấn đề liên quan đến các dự án khai thác quặng bô xít... hành để khẳng định năng lực Tuyển chọn cán bộ phải là những người có tài, có đức, phải hồng thắm, chuyên sâu Người có tài phải: 16 + Có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân + Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân + Luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt Người có đức phải: + Suốt đời phấn đấu hy sinh cho mục tiêu,... hội Từ tháng 4 đến tháng 10 /2010 sẽ diễn ra đại hội đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng diễn ra vào nửa đầu tháng 1/2011 d Kế hoạch tuyên truyền Đại hội các cấp (có 4 đợt) - Đợt 1 từ cuối năm 2009 đến thời điểm hoàn thành đại hội đại biểu các tỉnh, thành phố và các cấp đảng ủy trực thuộc Trung ương vào cuối tháng 10 /2010 - Đợt 2 từ cuối tháng 10 /2010 đến trước khi khai mạc... biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt qua tất cả khó khăn gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ đã để lại - Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam (thế hệ Măng non) Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, học hành la ngoan Chẳng may vận nước gian nan Trẻ em củng phải lầm than, cực... không sót một ai trong dân tộc này hết, đó là những con người nào? Đó là những cán bộ, những binh sỹ, những dân quân, 22 những du kính, những thanh niên xung phong là những người có công, đều phải có chế độ đối với họ, đều phải quan tâm họ - Đối với các liệt sỹ Bác Hồ nói: mỗi địa phương, thành phố, làng xã cần xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước của nhân dân ta, . Lò về việc tổ chức học tập chuyên đề năm 2010. Đối với các tổ chức cơ sở đảng là các cơ quan, doanh nghiệp và trường học chúng tôi đã tổ chức 4 lớp vào các ngày 20 - 21/3 /2010 còn đối với các. hiện Chỉ thị 06 - CT/TW của Bộ Chính trị, thì: - Năm 2007, chúng ta đã được học tập và nghiên cứu chuyên đề “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được nghiên cứu 2 tác phẩm. vào nửa đầu tháng 01 năm 2011 sắp tới. Về tài liệu học tập: 2 Trung ương có biên soạn 2 cuốn tài liệu: một cuốn tài liệu là Đề cương học tập chủ đề: Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây

Ngày đăng: 04/07/2014, 15:00

Xem thêm: Học tập chuyên đề 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w