1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kiem tra HKII SH9

6 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 78,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN EAH’LEO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN: SINH HỌC THỜI GIAN: 45 Phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 1: Câu 1 (2 điểm): Có một sơ đồ mô tả giới hạn chịu đựng của hai loài đối với nhân tố nhiệt độ như sau: Mức độ sinh trưởng t 0 C 0 5 15 25 30 45 a/ Xác định tên gọi mỗi giá trị nhiệt độ sau: 5 0 C; 15 0 C; 25 0 C; 30 0 C; 45 0 C và các khoảng nhiệt độ: Trên 5 0 C đến dưới 25 0 C; Trên 15 0 C đến dưới 45 0 C của loài A và loài B. b/ Qua sơ đồ hãy xác định: - Loài nào chịu nhiệt độ cao và loài nào chịu nhiệt độ thấp? - Loài nào có khả năng phân bố rộng hơn? Câu 2 (2.5 điểm): Nêu các dấu hiệu để nhận biết một quần thể sinh vật? Trong một quần thể sinh vật có những mối quan hệ nào? Ý nghĩa của những mối quan hệ đó? Câu 3 (3 điểm): Thế nào là ô nhiễm môi trường? Hãy nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường? Em đã và sẽ làm gì trong việc hạn chế, chống ô nhiễm môi trường? Câu 4 (2.5 điểm): Có những dạng tài nguyên chủ yếu nào? Theo em nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là gì? Giải thích? - HẾT - Loài B Loài A ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ 1 Câu 1(2 điểm): a/ Gọi tên của mổi giá trị nhiệt độ: - Loài A: (0.5đ) + 5 0 C Giới hạn dưới(điểm gây chết). + 15 0 C điểm cực thuận. + 25 0 C Giới hạn trên(điểm gây chết). + Khoảng từ 5 0 C đến 25 0 C giới hạn chịu đựng về nhiệt độ. - Loài B: (0.5đ) + 15 0 C Giới hạn dưới(điểm gây chết). + 30 0 C điểm cực thuận. + 45 0 C Giới hạn trên(điểm gây chết). + Khoảng từ 15 0 Cđến 45 0 C giới hạn chịu đựng về nhiệt độ. b/ Qua sơ đồ xác định được: - Loài B chịu được nhiệt độ cao hơn loài A. (0.5đ) - Loài B có khả năng phân bố về nhiệt độ rộng hơn loài B. (0.5đ) Câu 2 (2.5 điểm): * Các dấu hiệu để nhận biết quần thể sinh vật: - Tập hợp các cá thể cùng loài. (0.25đ) - Cùng sống trong một không gian nhất định. (0.25đ) - Sống tại một thời điểm nhất định. (0.25đ) - Giữa các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau để sinh sản tạo ra thế hệ mới.(0.25đ) * Quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong quần thể: - Quan hệ hổ trợ. (0.5đ) - Quan hệ cạnh tranh. (0.5đ) * Ý nghĩa của mối quan hệ: - Về quan hệ hổ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn. (0.25đ) - Về quan hệ cạnh tranh: Ngăn ngừa sự ra tăng số lượng cá thể, cạn kiệt nguồn thức ăn. (0.25đ) Câu 3 (3 điểm): * Khái niệm: (0.75đ) Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. * Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường: - Do tự nhiên: + Hoạt động của núi lửa, thiên tai lũ lụt. (0.25đ) + Vi sinh vật gây bệnh phát triển. (0.25đ) - Do con người: + Ô nhiễm do các chất khí thải độc hại (0.25đ) + Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hoá học (0.25đ) + Ô nhiễm do chất thải rắn (0.25đ) + Ô nhiễm do các chất phóng xạ (0.25đ) + Ô nhiễm do các vi sinh vật gây bệnh. (0.25đ) * Em đã làm những việc hạn chế ô nhiễm môi trường: (0.5đ) + Vệ sinh trường,lớp. + Tham gia dọn vệ sinh môi trường. + Trồng và chăm sóc cây xanh. + Tuyên truyền, vận động. Câu 4(2.5 điểm): * Các dạng tài nguyên chủ yếu: - Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần. (0.5đ) - Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu được quản lí tốt. (0.5đ) - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là năng lượng sử dụng mãi mãi và không gây ô nhiễm môi trường. (0.5đ) * Nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai và giải thích: - Nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là những nguồn năng lượng vĩnh cữu không gây ô nhiểm môi trường. (0.5 đ) - Vì tương lai con người nâng cao nhận thức về nạn ô nhiểm môi trường. Ngoài ra các nguồn năng lượng tự nhiên cũng ngày càng cạn kiệt, khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. (0.5 đ) PHÒNG GD & ĐT HUYỆN EAH’LEO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN: SINH HỌC THỜI GIAN: 45 Phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 2: Câu 1 (3 điểm): Giữa các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? Lấy ví dụ cho mỗi mối quan hệ? Câu 2 (2 điểm): Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa quần thể người với quần thể sinh vật? Tại sao có sự khác nhau đó? Câu 3 (2 điểm): Cho các chuổi thức ăn sau: 1. Thực vật → thỏ → cáo → vi sinh vật. 2. Thực vật → thỏ → cú → vi sinh vật. 3. Thực vật → chuột → cú → vi sinh vật. 4. Thực vật → sâu hại thực vật → ếch nhái → rắn → vi sinh vật. 5. Thực vật → sâu hại thực vật → ếch nhái → rắn → cú → vi sinh vật. a/ Hãy xây dựng lưới thức ăn từ các chuổi thức ăn trên? b/ Chỉ ra mắt xích chung nhất của lưới thức ăn? c/ Giả sử mắt xích sản xuất trong lưới thức ăn bị mất, thì điều gì sẽ xảy ra? Câu 4 (3 điểm): Thế nào là ô nhiễm môi trường? Hãy nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường? Em đã và sẽ làm gì trong việc hạn chế, chống ô nhiễm môi trường? - HẾT - ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ 2 Câu 1 (3 điểm): Quan hệ khác loài và ví dụ minh hoạ: Quan hệ (0.5đ) Đặc điểm (1.25đ) Ví dụ (1.25đ) Hỗ trợ (0.25đ) Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. (0.25đ) Vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu.(0.25đ) Hội sinh Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. (0.25đ) Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. (0.25đ) Đối địch (0.25đ) Cạnh tranh Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. (0.25đ) Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. (0.25đ) Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu từ sinh vật đó. (0.25đ) Giun đũa sống trong ruột người. (0.25đ) Sinh vật ăn sinh vật khác Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ (0.25đ) Cây nắp ấm bắt côn trùng. (0.25đ) ( Phần ví dụ tùy học sinh nêu, nếu đúng cho điểm tối đa) Câu 2 (2 điểm): - Sự khác nhau cơ bản giữa quần thể người với quần thể sinh vật: (1.25đ) Quần thể người có những đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có như: + Pháp luật. + Kinh tế. + Hôn nhân. + Giáo dục. + Văn hóa. - Có sự khác nhau đó là do: Con người có lao động, tư duy nên con người có khả năng điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. (0.75đ) Câu 3(2 điểm): a/ Lưới thức ăn : (1đ) thỏ cáo Thực vật chuột cú vi sinh vật sâu ăn thực vật ếch nhái rắn b/ Mắt xích chung nhất là Cú. (0.5đ) c/ Nếu mắt xích là sinh vật sản xuất trong lưới thức ăn bị mất thì lưới thức ăn sẽ không tồn tại. (0.5đ) Câu 4(3 điểm): * Khái niệm: (0.75đ) Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. * Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường: - Do tự nhiên: + Hoạt động của núi lửa, thiên tai lũ lụt. (0.25đ) + Vi sinh vật gây bệnh phát triển. (0.25đ) - Do con người: + Ô nhiễm do các chất khí thải độc hại. (0.25đ) + Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hoá học. (0.25đ) + Ô nhiễm do chất thải rắn. (0.25đ) + Ô nhiễm do các chất phóng xạ. (0.25đ) + Ô nhiễm do các vi sinh vật gây bệnh. (0.25đ) * Em đã làm những việc hạn chế ô nhiễm môi trường: (0.5đ) + Vệ sinh trường, lớp. + Tham gia dọn vệ sinh môi trường. + Trồng và chăm sóc cây xanh. + Tuyên truyền, vận động. . (0.5đ) - Quan hệ cạnh tranh. (0.5đ) * Ý nghĩa của mối quan hệ: - Về quan hệ hổ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn. (0.25đ) - Về quan hệ cạnh tranh: Ngăn ngừa sự. (0.25đ) Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. (0.25đ) Đối địch (0.25đ) Cạnh tranh Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường. Các loài. kiệt, khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. (0.5 đ) PHÒNG GD & ĐT HUYỆN EAH’LEO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN: SINH HỌC THỜI GIAN: 45 Phút ( không kể thời gian phát

Ngày đăng: 04/07/2014, 15:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w