PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH TRẦN THỊ TÂM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH VIỆC LÀM MỚI Tên việc làm mới: SOẠN GIẢNG THEO CHUẨN KIẾN THỨC- KĨ NĂNG Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thành Chức vụ: Giáo viên Công việc được giao: Dạy các lớp 1A, 2A, 5A. 1. Lí do chọn việc làm mới: -Năm đầu tiên thực hiện soạn-giảng theo chuẩn KTKN, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy tôi đăng kí việc làm này để đối chiếu với việc soạn giảng theo mục tiêu bài dạy theo SGV của BGD&ĐT 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện soạn- giảng theo chuẩn KT-KN: a) Thuận lợi: -Mục tiêu của từng bài dạy được trình bày một cách cụ thể, dễ hiểu, gắn với từng nội dung, từng bài tập cụ thể của tiết dạy. -Mức độ yêu cầu cần đạt theo chuẩn KT-KN ở một số tiết nhẹ nhàng hơn so với SGV, đảm bảo tính vừa sức. Hệ thống bài tập cần hoàn thành phần lớn ít hơn so với trình bày của SGK. Do vậy, giáo viên dễ dàng phân chia bài tập cho học sinh làm bài ở lớp và làm ở nhà, dễ dàng quản lí việc học ở nhà của học sinh. -Phân chia mức độ cần đạt cho các đối tượng học sinh rạch ròi hơn, giúp cho việc đánh giá của giáo viên dễ dàng hơn, chính xác hơn. b) Khó khăn: -Ở một số tiết, phần mục tiêu và hệ thống bài tập cần giải quyết trên lớp chưa phù hợp. Chẳng hạn: Môn toán lớp 2: tuần 14, bài "Luyện tập" trang 70 SGK: phần "Yêu cầu cần đạt ghi: Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết". Nhưng ở phần bài tập thì chỉ cần giải quyết bài 3b (tìm số hạng), không giải quyết bài 3c. Trong lúc đó, bài 3c là bài toán yêu cầu tìm số bị trừ. -Với môn Khoa học lớp 5: *Nội dung yêu cầu ở từng tiết và nội dung yêu cầu phần ôn tập trong môn khoa học lớp 5 có chỗ chưa thống nhất. Cụ thể là: Bài 38-39, tuần 19- 20: "Sự biến đổi hóa học", mục "yêu cầu cần đạt của CKTKN ghi: "Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng". Qua yêu cầu cần đạt của bài học nói trên, có thể hiểu rằng, học sinh chỉ cần có kĩ năng (nêu ví dụ về biến đổi hóa học), có thể không cần nhớ lí thuyết. Nhưng ở bài 49-50, phần ôn tập ở tuần 25 SGK, có những câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ lí thuyết: "Sự biến đổi hóa học là gì?" lại không được bỏ. *Bài 46-47, tuần 23-24: "Lắp mạch điện đơn giản", mục "yêu cầu cần đạt" ở CKTKN ghi: "Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn". Thực tế, chỉ riêng bài 46 đã thực hiện được yêu cầu này. Nội dung dạy học bài 47 trình bày trong SGK là tìm vật dẫn điện, vật cách điện và làm cái ngắt điện là không cần thực hiện. Vì thế, nội dung ở bài 47 chỉ còn là thực hành lắp mạch điện thắp sáng. So với bài 46, nội dung ở bài 47 nhẹ hơn nhiều. Vì thế, cần có hướng dẫn về phân bố nội dung ở 2 bài này cân đối hơn. 3. Kế hoạch: Từ những khó khăn và thuận lợi nêu trên, tôi đã đề ra kế hoạch giải quyết cho việc soạn- giảng như sau: a) Phối hợp với tổ, chuyên môn để thống nhất cách soạn giảng phù hợp. b) Nghiên cứu kĩ chương trình, SGK, đối chiếu với chuẩn KTKN và thực tế tiếp thu của học sinh lớp mình phụ trách để có kế hoạch lựa chọn nội dung dạy học phù hợp. c) Thường xuyên kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn KTKN. d) Với HS khá, giỏi, phải có phần nâng cao hơn để bồi dưỡng năng khiếu. Phần nâng cao này được thực hiện ở chương trình buổi thứ 2. 4. Giải pháp thực hiện: Để thực hiện được kế hoạch đã đề ra, bản thân tôi phải thực hiện những giải pháp sau đây: a) Nghiên cứu kĩ chuẩn KTKN trong quá trình soạn bài và giảng dạy. Đối chiếu với nội dung trình bày ở SGK để lựa chọn nội dung phù hợp cho từng tiết dạy. b)Tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn thường xuyên, luôn đưa ra những vướng mắc của bản thân trong quá trình thực hiện chuẩn KTKN để Tổ chuyên môn có sự bàn bạc, đi đến thống nhất. c) Dạy học kết hợp với kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN sau mỗi bài, mỗi phần của chương trình. d) Bên cạnh việc dạy HS đại trà theo chuẩn KTKN, tôi đã mạnh dạn đưa thêm những bài tập khó, bài tập nâng cao (trong môn toán lớp 1,2) để nhằm bồi dưỡng năng khiếu toán cho các em khá, giỏi (dạy buổi thứ 2). 5. Kết quả của việc soạn giảng theo chuẩn KT-KN: a): Đối với giáo viên: 100% số tiết thực hiện theo chuẩn KT-KN. b) Đối với học sinh: Cuối học kì I: Chất lượng HS đạt được như sau: 100% học sinh đạt từ trung bình trở lên. Chất lượng 2 lớp 1A và 2A về môn toán do tôi phụ trách đạt là: Lớp Giỏi Khá TB Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL 1A 20 73.3 7 23.3 0 0 2A 20 90.9 2 9.1 0 0 Đặc biệt, 1 số em học yếu đầu năm như em Trần Văn Huy, Trần Thị Nhung, Trần Qung Huy ở lớp 2A, các em Trần Thị Oanh, Mai Văn Cảm, Trần Thị Quỳnh, Trần Thị Tâm ở lớp 1A đã tiến bộ rõ rệt ở cuối học kì I. 6. Kế hoạch tiếp theo: Tiếp tục thực hiện soạn giảng theo chuẩn KTKN dưới sự chỉ đạo của cấp trên. Cam Thành ngày 20/3/2010 Người báo cáo: Nguyễn Thị Thành . chiếu với chuẩn KTKN và thực tế tiếp thu của học sinh lớp mình phụ trách để có kế hoạch lựa chọn nội dung dạy học phù hợp. c) Thường xuyên kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn KTKN. d) Với HS. bản thân trong quá trình thực hiện chuẩn KTKN để Tổ chuyên môn có sự bàn bạc, đi đến thống nhất. c) Dạy học kết hợp với kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN sau mỗi bài, mỗi phần của chương trình. d). bỏ. *Bài 46-47, tuần 23-24: "Lắp mạch điện đơn giản", mục "yêu cầu cần đạt" ở CKTKN ghi: "Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn". Thực tế,