1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN: Luyện chữ viết cho HS lớp 2

17 681 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 187,5 KB

Nội dung

Đặc biệt là học sinh lớp 2 các em còn thực hiện sai từ tư thế ngồi, cách cầm bút, kê vở, viết chữ chưa đúng độ cao, chưa chuẩn nét, khoảng cách giữa các chữ, sự liền mạch của các nét chữ

Trang 1

KINH NGHIỆM RÈN CHỮ CHO HỌC SINH LỚP 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

* Lí do chọn đề tài:

Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá Xã hội phát triển mạnh đặc biệt là công nghệ tin học, đòi hỏi chất lượng giáo dục phải nâng cao Chính vì thế con người đòi hỏi phải có tri thức, có khả năng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đất nước

Năm học 2009-2010 ngành giáo dục tiếp tục thực hiện phong trào thi đua hai

tốt theo đúng định hướng của Đảng ta " Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh Đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo sự chuyển biến vững chắc đưa nước nhà vững bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học công nghệ''

Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện thì việc hướng dẫn học sinh lớp 2 viết chữ đẹp là cần thiết và cấp bách Đặc biệt năm học 2009-2010 này việc triển khai đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các cấp học đang thực hiện một cách đồng bộ có hệ thống với nhiều môn học và nhiều phương diện khác nhau Với cấp tiểu học thì việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, nội dung dạy học, đang được sự quan tâm của toàn xã hội nói chung của ngành giáo dục nói riêng Vì đây là cấp học nền móng, cấp học đầu tiên của ngành giáo dục Mỗi môn học ở trường tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi con người chủ nhân tương lai của đất nước sau này Trong tất cả các môn học ở tiểu học thì môn Tiếng Việt là môn quan trọng nhất, vì đây là môn công cụ để giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức ở các môn học khác Nên môn Tiếng Việt chiếm nhiều thời lượng nhất so với các môn học khác

Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cơ bản là hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt như: nghe, nói, đọc, viết giúp các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy Xong mỗi phân môn của Tiếng Việt lại có một nhiệm vụ riêng như phân môn tập viết: Tập viết đúng tư thế, hợp lí, đúng cỡ chữ, viết đúng chữ hoa theo mẫu quy định Với nhiệm vụ cơ bản như trên thì giáo viên hướng dẫn các em viết trên bảng con, trên vở viết từ dễ đến khó, tuỳ theo đối tượng học sinh và thời gian cho phép Trong thực tế giảng dạy, cơ bản học sinh ngồi học đúng tư thế và viết đúng độ cao, độ rộng của con chữ

Hiện nay ở trường tôi công tác đã có sự đổi mới về nội dung và phương pháp tổ chức dạy học, hình thức tổ chức dạy học, vì vậy chất lượng dạy và học được nâng cao đáng kể các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi giao tiếp, biết cách sử dụng lời nói phù hợp, cách trình bày bài viết hợp lý hơn Các em bước đầu biết cảm nhận về một bài đọc hay, đúng, bài vết đúng, đẹp Tuy nhiên địa phương

Trang 2

tôi đang công tác nằm trong khu vực miền núi, điều kiện sinh hoạt còn hạn chế, cha mẹ các em chủ yếu làm nông nghiệp chưa có điều kiện quan tâm đến con em mình Chính vì vậy trình độ nhận thức của các em không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu môn học Tỉ lệ các em ngồi viết chưa đúng tư thế, cách cầm bút sai, viết sai lỗi chính tả còn nhiều Đặc biệt là học sinh lớp 2 các em còn thực hiện sai

từ tư thế ngồi, cách cầm bút, kê vở, viết chữ chưa đúng độ cao, chưa chuẩn nét, khoảng cách giữa các chữ, sự liền mạch của các nét chữ và chữ Chính vì những lý

do trên đây mà tôi chọn " Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 2 luyện chữ viết" Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng việt trong trường

tiểu học nói chung, lớp 2 nói riêng

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lí luận.

Trong những năm học gần đây chữ viết của học sinh trong các nhà trường tiểu học là vấn đề các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh

hết sức quan tâm Các phong trào " Giữ vở sạch, viết chữ đẹp " của giáo viên và học

sinh được duy trì thường xuyên theo định kỳ hàng năm và phát triển sâu rộng trong phạm vi toàn quốc Song vì nhiều lý do mà chất lượng chữ viết của học sinh chưa tốt Bên cạnh học sinh viết chữ đẹp Còn khá phổ biến học sinh viết chữ xấu, nét chữ nguệch ngoạc, không đúng mẫu, cỡ chữ qui định Cá biệt còn có em mắc nhiều nỗi chính tả Vì vậy có em nhận thức rất nhanh nhưng lại không đạt danh hiệu học sinh giỏi cũng chỉ vì chữ viết xấu Trẻ em đến tuổi học, thường bắt đầu

quá trình học tập bằng việc học chữ ở giai đoạn đầu tiên ( bậc tiểu học) trẻ tiếp tục

được hoàn thiện năng lực nói tiếng mẹ đẻ Nhà trường xuất phát từ dạng thức nói,

từ hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ để dạy trẻ học chữ Trẻ em biết chữ mới có phương tiện để học Tiếng Việt và học các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác Trẻ không biết chữ, không có điều kiên tiếp xúc ngôn ngữ văn hoá, không thể tiếp thu trí thức văn hoá, khoa học một cách bình thường được Biết chữ

là biết phân biệt hình nét các ký hiệu, biết tạo ra ký hiệu ( chữ viết ), biết dùng chữ

ghi lời nói, biết đọc và hiểu được ý nghiã chữ viết Nói tóm lại, biết chữ là biết đọc thông viết thạo một ngôn ngữ

C hữ viết tiếng việt của chúng ta hiện nay ( còn là chữ Quốc ngữ) được xây dựng dựa theo các con chữ của hệ thống chữ cái La tinh gồm 24 chữ cái ( hay còn gọi là con chữ) được sắp xếp theo trật tự cố định gọi là Bảng chữ cái Các chữ cái

Tiếng Việt dùng để nghi nguyên âm và phụ âm

Trên thực tế, các chữ cái Tiếng Việt thoả mãn tương đối các điều kiện trên Nhưng có những âm biểu thị bằng nhiều chữ cái do đó học sinh rất dễ nhầm lẫn, khó phân biệt

II Cơ sở thực tiễn:

Trang 3

Nhà trường có đủ các phòng học cho học sinh học hai buổi trên ngày Tuy nhiên một số phòng học chưa bảo đảm về tiêu chuẩn như: Ánh sáng trong phòng học, bàn ghế của học sinh, bảng lớp

Ánh sáng trong phòng học chưa đảm bảo nhất là về mùa đông Khi thời tiết lạnh các cửa đều phải đóng để tránh gió lùa vào lên phải sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo Một số lớp học vẫn chưa lắp bóng đèn tuýp, thậm trí có bóng bị hỏng đã lâu mà chưa sửa chữa kịp thời ảnh hưởng tới sức khỏe và việc học tập của các em

+ Bàn ghế của học sinh tuy đầy đủ về số lượng, hình thức tương đối đẹp Song một số bộ bàn ghế chưa phù hợp với học sinh vì trong lớp một số em bé hơn các bạn lên mỗi khi viết lại phải nhoài người hoặc phải đứng lên thì mới viết được cho nên ảnh hưởng đến chữ viết và tốc độ viết Mặt khác, mặt bàn bằng phẳng không có độ nghiêng, dốc về phía học sinh nên khi viết các em không thấy thoải mái và tay khó di chuyển

+ Bảng lớp: Các lớp được trang bị một bảng chống loá to, sơn mầu xanh thẫm và được treo cân đối, hợp lý giúp học sinh quan sát dễ dàng Nhưng bảng lại không có các dòng kẻ nên khi viết mẫu cho học sinh giáo viên còn gặp nhiều khó khăn như viết chậm, viết các nét không chuẩn Nhiều giáo viên đã khắc phục bằng cách tự kẻ lấy các dòng kẻ cho nên các dòng kẻ không đều nhau và cũng chỉ trong thời gian ngắn các dòng kẻ đó lại mờ dần

1 Các phương tiện dạy học.

a, Tài liệu dạy hoc.

Tài liệu chính để dạy hoc Tiếng Việt nói chung và tập viết nói riêng được thể hiện trên quyển Tiếng Việt Học sinh luyện viết trên bảng con, vở ô li, vở tập viết

+ Bảng con: Bảng con được coi là phương tiện hữu hiệu nhất để học sinh luyện tập kỹ năng viết chữ trước khi viết vào vở Bảng của học sinh tuy đầy đủ về

số lượng chất lượng chưa đảm bảo Nhiều bảng không có dòng kẻ, trơn khi viết nét không ăn, chữ nguệch ngoạc, một số bảng lại xù xì, khi viết các nét chữ lần sau lại

đè lên chữ trước nên khó nhìn và mất đi cái đẹp

+ Vở ô li: Học sinh dùng loại vở ô li có 6 dòng kẻ chất lượng tương đối tốt

để luyện viết các nét chữ cơ bản, các chữ, các nhóm chữ viết thường, viết hoa, từ, câu ứng dụng

+ Vở tập viết

Vở tập viết do Nhà xuất bản Giáo dục ban hành là phương tiện để học sinh luyện chữ viết Nhìn chung từ lớp 1 đến lớp 2, mỗi lớp có 2 quyển ứng với tập mộtt và tập 2 của sách Tiếng Việt

Cũng như lớp 1, vở viết lớp 2 bám sát nội dung bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 (31 tuần): Ôn tập, cách viết 29 chữ cái viết hoa và một số tổ hợp chữ ghi câu đầu có chữ cái viết hoa ( Ví dụ: Ch, Gh, Gi, ) Luyện viết ứng dụng các

tên riêng, các câu ( tục ngữ, ca dao, thơ) có số chữ dài hơn ở lớp 1 Tuy 4 tuần ôn

tập và kiểm tra định kỳ không có tập dạy, tập viết trên lớp, nhưng vở tập viết lớp 2

Trang 4

vẫn có nội dung luyện viết thêm ( ở nhà) để học sinh luyện viết kỹ năng viết chữ

và trìng bày một đoạn văn ( hoặc một bài ngắn)

Mỗi bài tập viết 2 được thiết kế trên hai trang vở có chữ viết mẫu (cỡ nhỏ)

trên dòng kẻ li

+ Trang lẻ: tập viết ở lớp ( kí hiệu)

Hai dòng viết chữ hoa cỡ nhỏ ( dòng ôn lại chữ cái viết hoa hoặc tổ hợp chữ ghi âm đầu có chữ viết hoa đã học ở lớp 1, một dòng củng cố thêm 1, 2 chữ cái

viết hoa hoặc tổ hợp chữ ghi âm đầu có chữ cái viết hoa xuất hiện trong tên riêng hoặc câu ứng dụng) Trọng tâm là luyện viết dòng thứ nhất.

- Hai dòng viết ứng dụng tên riêng theo cỡ nhỏ

- Bốn dòng viết ứng dụng câu ( tục ngữ, ca dao, thơ) theo cỡ nhỏ.

+ Trang chẵn: Luyện viết ở nhà ( ký hiệu)

Học sinh luyện viết chữ hoa cần ôn và một số từ ngữ trong câu ứng dụng

lưu ý về kỹ thuật nối nét (viết niền mạch) luyện viết tên riêng và câu ứng dụng

trong bài

- Tập viết chữ nghiêng ( ký hiệu - tự chọn) : lặp lại tên riêng và câu ứng

dụng nhưng viết theo kiểu chữ nghiêng cỡ nhỏ

Sau mỗi chữ viết mẫu, trên mỗi dòng kẻ đều có điểm đặt bút ( dấu chấm)

với dụng ý giúp học sinh xác định rõ số lần viết theo mẫu, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết đúng hình dáng chữ, qui trình viết chữ, đảm bảo khoảng cách đều nhau giữa các chữ, tăng thêm tính thẩm mỹ của trang vở tập viết

Bên cạnh những ưu điểm thì tập viết 2 cũng khônng tránh khỏi một số nhược điểm như: Học sinh chỉ được luyện viết các chữ viết hoa theo thứ tự bảng chữ cái A, B, C mà không được luyện theo nhóm chữ đồng dạng cho nên các em không được luyện kĩ năng viết nhiều, hay có chữ dễ thì viết sau còn chữ khó thì viết trước như chữ C,Ê,

b Đồ dùng dạy học.

Các lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học như

+ Bảng mẫu chữ viết trong trường Tiểu học (theo quyết định số 31/ 2002/ QĐ- BGD và ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo) do công

ty thiết bị giáo dục Trung ương 1 sản xuất, được in trên giấy cứng, khổ giấy A2 Bao gồm các mẫu chữ cái viết thường, viết hoa và chữ số, theo kiểu chữ đứng, nghiêng, nét đều và nét thanh đậm

+ Bảng mẫu chữ viết và mẫu chữ số ( trong khung chữ phóng to) treo trong

lớp học để giúp học sinh thường xuyên quan sát hàng ngày ghi nhớ mẫu chữ, giúp giáo viên có thể chủ động sử dụng khi cần thiết, không chỉ trong giờ tập viết mà ngay cả ở những giờ học các môn học khác khi có học sinh viết chưa được đúng mẫu

Trang 5

+ Bộ chữ rời từng chữ cái, kiểu chữ viết thường và kiểu chữ viết hoa (do công ty Thiết bị giáo dục Trung ương I Bộ giáo dục - Đào tạo sản xuất) Bộ chữ

gồm từng chữ cái phóng to, in từng chữ cái trên bìa cứng, có kẻ các ô vuông đơn

vị chữ và hướng mũi tên biểu hiện qui trình viết chữ theo số thứ tự của từng nét chữ

Mặc dù được trang bị đầy đủ bộ đồ dùng dạy học tập viết nhưng chỉ sau mấy

năm học một số lớp đã không còn bảng mẫu chữ treo tường (do ý thức giữ gìn của học sinh) hay thiếu một số chữ trong bộ chữ rời từng chữ cái Bên cạnh đó đồ dùng

dạy học hiện đại như máy chiếu thì cả trường mới có một cái

2 Hoạt động dạy học.

2.1 Hoạt động dạy của giáo viên

* Ưu điểm.

Giáo viên nhiệt tình công tác, chịu khó học hỏi việc đổi mới phương pháp dạy học, thương yêu học sinh, coi trọng việc rèn chữ cho học sinh

* Nhược điểm.

+ Chưa quen với cách viết hoa mới nên viết chưa đúng mẫu chữ

+ Ngại nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo, để tự bồi dưỡng nên dẫn đến tình trạng

- Chưa có hệ thống kiến thức tổng hợp về chương trình dạy tập viết ở Tiểu học

- Nhầm lẫn khi đổi tên chữ cái, lúng túng khi sử dụng thuật ngữ để hướng dẫn học sinh

+ Đổi mới phương pháp dạy học chưa có chất lượng

+ Chưa đầu tư thời gian và công thức cho việc rèn chữ cho học sinh Có giáo viên cho rằng trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay máy móc làm thay con người nên không cần phải vất vả viết chữ,

+ Chưa coi trọng phương pháp làm gương, vẫn còn giáo viên viết chưa đẹp, viết bảng các môn học khác còn cẩu thả, không đúng mẫu

+ Chưa kết hợp với các môn học khác để rèn chữ viết cho học sinh mà mới dừng lại ở phần môn tập viết

+ Chưa coi trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học mà chỉ khi nào có người dự giờ mới đem ra sử dụng

+ Hướng dẫn học sinh viết qua loa, đại khái rồi cho học sinh viết ngay vào

vở không sợ hết giờ

+ Chưa kịp thời sửa chữa các sai sót của học sinh nên lâu ngày tạo thành thói quen xấu cho các em như tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở, viết các nét không đúng mẫu,

2.2 Học sinh.

* Ưu điểm:

- Ngoan, nhiều em chăm chỉ, có ý thức phấn đấu trong học tập, thích thi đua

* Nhược điểm:

Trang 6

- Thiếu tớnh kiờn trỡ, ham chơi, nhiều em cũn cẩu thả, ý thức luyện chữ chưa cao

- Kỹ năng viết chưa thành thạo

- Chưa được sự quan tõm của gia đỡnh Bố mẹ mải lo làm ăn nờn phú thỏc hết trỏch nhiệm cho giỏo viờn chủ nhiệm Khụng thường xuyờn kiểm tra, nhắc nhở việc học tập của cỏc em, khụng quan tõm đến sỏch vở, đồ dựng học tập của cỏc em Nhiều khi đến lớp cỏc em khụng cú bỳt để viết do quờn hay bỳt hết mực, hỏng ngũi, đó ảnh hưởng đến việc viết chữ rất nhiều,

Chính vì vấn đề đó mà tôi khảo sỏt chữ viết lớp 2B qua bài chớnh tả nghe

viết "Mẹ" Tiếng Việt 3/ tập 1 tuần 11 (tỏm dũng thơ cuối) Kết quả sau khi chấm

điểm:

Xuất phỏt từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trờn, Chỳng tụi mạnh dạn đưa

ra một số biện phỏp rốn chữ viết cho học sinh lớp 2 nhằm đưa chất lượng chữ viết được đi lờn

III Một số biện phỏp rốn chữ viết cho học sinh.

Để cú chữ viết đẹp học sinh phải trải qua quỏ trỡnh tập viết Cho nờn trong quỏ trỡnh dạy học cỏc mụn học ở lớp 2B, đặc biệt là phõn mụn Tập viết, tụi luụn củng cố cho cỏc em những kiến thức và kĩ năng mà cỏc em đó được học ở lớp một, đồng thời nõng cao dần kĩ thuật viết cho cỏc em

1, Rốn tư thế ngồi viết, cỏch cầm bỳt, để vở.

Khi ngồi viết, học sinh phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, khụng tỡ ngực vào canh bàn, đầu hơi cỳi, hai mắt cỏch mặt vở từ 23 cm đến 30 cm Cỏnh tay phải cũng ở trờn mặt bàn bờn trỏi vở, bàn tay trỏi tỡ vào mộp vở giữ vở khụng xờ dịch khi viết Cỏnh tay phải cũng ở trờn mặt bàn Với cỏch để tay như vậy, khi viết, bàn tay và cỏnh tay phải cú thể dịch chuyển thuận lợi từ trỏi sang phải dễ dàng

Khi viết, học sinh cầm bỳt và điều khiển bỳt viết bằng ba ngún tay ( ngún cỏi, ngún trỏ, ngún giữa) của bàn tay phải Đầu ngún tay trỏ đặt ở bờn trỏi của đầu

bỳt dịch chuyển linh hoạt Ngoài ra động tỏc viết cần cú sự phối hợp cử động của

cổ tay, khửyu tay và cỏnh tay

Khi viết chữ, vở viết cần đặt so với mộp bàn một gúc khoảng 30 độ

(nghiờng về bờn phải) sở dĩ phải đặt như vậy vỡ chiều thuận của vận động tay khi

viết chữ Việt là vận động từ trỏi sang phải

2 Củng cố cỏc nột cơ bản tạo nờn chữ viết thường.

Để viết đỳng mẫu, đảm bảo khụng gõy nhầm lẫn cỏc chữ cỏi với nhau, học sinh phải nắm được hệ thống nột cấu tạo chữ cỏi La tinh nghi õm Tiếng Việt Đõy

là cơ sở để viết nhanh, nõng cao tớnh thẩm mỹ của chữ viết

Trang 7

a, Các nét thẳng:

+ Thẳng đứng ( | ) : Nét có trong các chữ p, q

+ Nét ngang ( ) Nét có trong các chữ đ, t

+ Nét xiên: Xiên phải ( / ), xiên trái ( \ )

+ Nét hất ( / ) : Nét có trong các chữ : i, u, ư

b Các nét cong.

+ Nét cong kín ( hình bầu dục đứng O ) : Nét có trong các chữ o, ô, ơ, a, + Nét cong hở: Cong phải ( ), cong trái ( C ) Nét có trong các chữ x, c

c, Các nét móc:

+ Nét móc xuôi (móc trái) (l) Nét cong trong các nét cong các chữ như: a,

ă, i, u,

+ Nét móc ngược (móc phải) ( ): Nét có trong các chữ: m, n, v

+ Nét móc hai đầu có thắt ở gữa ( ): Nét có trong chữ k

d, Nét khuyết.

+ Nét khuyết trên ( ) : Nét có trong các chữ: y, g

+ Nét khuyết dưới ( ): Nét có trong các chữ: b, h, k, l

e, Nét thắt ( ) : Nét có trong các chữ: b, r, s, v.

Ngoài ra còn một số nét bổ sung: Nét chấm ( trong chữ i) Nét gãy (trong dấu phụ của chữ ă, â ), dấu hỏi ( ?), dẫu ngã ( )

3 Luyện viết đúng kích thước và cỡ chữ ( đúng mẫu ).

Kích thước và cỡ chữ được lấy dòng kẻ trên giấy làm đơn vị đo độ cao hoặc

độ dài của một chữ ( mỗi đơn vị đo độ cao tương ứng với khoảng cách giữa hai dòng kẻ)

Kích thước của chữ viết thường được chia thành năm nhóm

+ Nhóm chữ có độ cao một đơn vị: a, ă, â, c, e, ê, i, m, n, o, ô, ơ, ư, v, x + Nhóm chữ có độ cao 1,25 đơn vị: r, s

+ Nhón chữ có độ cao 1,5 đơn vị: t

+ Nhóm chữ có độ cao 2 đơn vị: d, đ, p, q

+ Nhóm chữ có độ cao 2,5 đơn vị: g, h, l, k, b, y

+ Các chữ viết hoa có độ cao giống nhau cao 2,5 đơn vị, trừ chữ G, Y cao 4 đơn vị

Ví dụ: Quê hương tươi đẹp

4 Luyện viết các chữ cái theo nhóm.

a, Chữ cái viết thường

+ Nhóm chữ cái có cấu tạo từ nét cong là cơ bản c, o, ô, ơ, e, ê, x

+ Nhóm chữ cái có cấu tạo nét cong phối hợp với nét móc: a, ă, â, d, đ, q + Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, u, ư, n, m, p

+ Nhóm các chữ cái có chữ cơ bản lã nét khuyết: b, h, l, k, g, y

+ Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong : r, v, s,

b, Chữ cái viết hoa:

+ Nhóm chữ A: A, Ă, Â, N, M

Trang 8

+ Nhóm chư U: U, Ư, Y, V, X, N, M.

+ Nhóm chữ V: V, Y, K, H

+ Nhóm chữ L: L, S, C, G, E, Ê, C, T

+ Nhóm chữ P: P, B, R, D, Đ

+ NHóm chữ O: O, Ô, Ơ, Q

5 Luyện viết liền mạch.

Khi viết một chữ cái gồm từ hai chữ cái trở nên nối lại với nhau, để đảm bảo tốc độ viết, học sinh không thể viết rời từng chữ cái mà phải di chuyển dụng cụ viết đưa nét liên tục theo kỹ thuật viết liền mạch Viết xong chữ cái đứng trước,

viết tiếp chữ cái đứng sau ( không nhấc bút khi viết)

Ví dụ: Phong cảnh hấp dẫn.

Trong thực tiễn viết chữ ghi tiếng của Tiếng Việt có thể xảy ra các trường hợp viết liên kết như sau:

a, Trường hợp viết nối thuận lợi:

Đây là trường hợp các chữ đứng trước và đứng sau đều có nét liên kết (gọi

là liên kết hai đầu) Khi viết, người viết chỉ cần đưa tiếp nét bút từ điểm dừng bút

của chữ cái đứng trước nối sang điểm đặt bút của chữ cái đứng sau một cách thuận lợi theo hướng dịch chuyển của nét bút từ trái sang phải

Ví dụ:

a nối với an AN

x nối với inh xinh , XINH

Ở lại liên kết này có thể xảy ra hai kiểu

+ Liên kết trong nội bộ phần vần

Vần không có âm đệm: Chú ý khoảng cách giữa âm chính và âm chính và

âm cuối vần để khoảng cách không hẹp quá hoặc rộng quá

Nét nối của chữ cái đứng sau là nét nhọn đầu trong các chữ: u, i, y nét nối tròn đầu của chữ n, m: chú ý điều tiết nét kết thúc của chữ cái đứng trước sao cho điểm gặp gỡ với điểm đặt bút của nét chữ đi sau cần tự nhiên không có chỗ gẫy

Đó là những trường hợp nối các chữ cái mà ở vị trí liên kết không thể viết các nét nối từ nét cuối của chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau

Ví dụ: NA, OA, AC, AO

+ Liên kết một đầu:

Chữ cái đứng trước có liên kết, chữ cái thứ hai không có liên kết

Ví dụ: Lo

Điểm liên kết sẽ là điểm kết thúc của chữ cái thứ nhất trong vần hoặc trong tiếng Khi viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước, cần lia bút điểm bắt đầu

của chữ cái đứng sau rồi viết (sao cho nét cong trái chạm vào điểm dừng bút của chữ cái đứng trước)

Ví dụ: uân, toán

Trang 9

Chữ cái đứng trước không có nét liền hết, chữ cái thứ hai ( đứng sau) có

nét liên kết Khi viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước thì lia bút đến điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau và viết tiếp theo quy trình viết liền mạch bằng một con chữ

Ví dụ: xinh xắn.

Khi viết chữ "xinh", cần nối liền nét cuối chữ x với nét đầu chữ i, nét cuối

chữ i với nét đầu chữ n, nét cuối chữ n với nét đầu chữ h rồi nhấc bút viết nét chấm của chữ i Từ chữ xinh cách một khoảng bằng con chữ o rồi viết tiếp chữ

''xắn''.

6 Hướng dẫn dấu thanh.

Vị trí của dấu thanh có tác dụng khác biệt các chữ nghi tiếng Dấu thanh chỉ đặt vào chữ cái Các dấu thanh: huyền ( \ ), sắc ( / ), hỏi ( ? ), ngã ( ) đặt phía trên các chữ cái Dấu nặng ( ) đặt phía dưới của chữ

Ví dụ: Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

+ Ở các chữ nghi tiếng không có âm đệm và không có âm cuối vần, dấu thanh đặt trên hoặc dưới âm chính

Ví dụ: bố, mẹ,

+ Ở các chữ nghi tiếng có âm chính là nguyên âm đơn và âm cuối vần cũng

là bán nguyên âm, dấu thanh đặt trên chữ nghi âm đơn làm âm chính

Ví dụ: Bão, mồi.

+ Ở các chữ nghi tiếng có âm đệm đầu vần, dấu thanh đặt trên hoặc dưới âm chính

Ví dụ: tuỳ, quyển, loá.

+ Trường hợp dấu thanh xuất hiện trong các tiếng có nguyên âm đôi ở vần

- Trong trường hợp chữ viết ghi tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi

Ví dụ: mùa, lứa, mía.

- Trong trường hợp chữ viết ghi tiếng có nguyên âm đôi nhưng lại có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của nguyên âm đôi

Ví dụ: rượu, muối,

+ Trường hợp dấu thanh xuất hiện trong các tiếng mà nguyên âm ở phần đầu

có dấu phụ thì dấu thanh viết như sau:

- Ở các nguyên âm có dấu mũ ( A) : â, ê, ô dấu sắc ( / ) dấu huyền ( \ ), dấu hỏi ( ? ) được viết hơi cao hơn và hơi lệch về phía phải của mũ

Ví dụ: ốm, biển, chồng,

- Ở các nguyên âm có dấu thanh ở vị trí phía trên của dấu ( V )

Ví dụ: cằm, nhắm,

Do ở tư thế nằm ngang nên khi xuất hiện trong các chữ mà phần vần có nguyên âm mang dấu phụ, dấu ngã được viết trên các dấu phụ

Trang 10

Ví dụ: chẵn, mẫn,

7 Kết hợp với các môn học khác để rèn chữ viết như phân môn Chính

tả Tập đọc.

7.1 Phân môn Chính tả.

Trong quá trình dạy Chính tả ( chấm điểm) tôi thường xuyên thống kê các

lỗi mà học sinh hay mắc phải để tìm cách sửa Các lỗi học sinh hay mắc phải như lối do không nắm được các đặc điểm về nguyên tắc kết hợp các chữ cái, qui tắc viết hoa trong Tiếng Việt, lỗi do viết sai với phát âm chuẩn, lỗi do trình bày chưa khoa học, chưa đúng qui định

- Cho học sinh học lại qui tắc đánh dấu thanh và thường xuyên kiểm tra lại như trong lúc kiểm tra bài cũ, luyện viết chữ khó, chữa lỗi

Ví dụ: Trong chữ ''lúa'' dấu sắc đặt ở vị trí nào? hay trong chữ "cười " dấu

huyền đặt ở vị trí nào?

- Nhắc lại qui tắc viết hoa

* Tên người, địa danh viết hoa tất cả những con chữ đầu của tiếng

Ví dụ: Nguyễn Văn An, Kinh Môn,

- Viết hoa khi mở đầu câu, đoạn (chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của chữ cái thứ nhất)

- Lập bảng để học sinh ghi nhớ qui tắc phân bổ các ký hiệu cùng biểu thị một âm rôi cho học sinh học thuộc

Phụ âm

- c, g, ng

- k, gh, ngh

- q

Kết hợp với các nguyên âm

- a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư

- i, e, ê

- u ( làm âm đệm)

- Luyện viết các tiếng, từ khó trước khi viết vào vở (các chữ có phụ âm đầu

dễ lẫn: s/x; l/ n; tr/ ch; r/gi.)

- Tìm từ so sánh giải nghĩa những từ dễ lẫn

Ví dụ: Lồi/ nồi; suất/ xuất.

- Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài khoa học, sạch sẽ đúng mẫu cỡ chữ Ở mỗi kiểu bài, nhất là những bài đầu tiên của năm học, tôi hướng dẫn các em rất cẩn thận

Ví dụ: Tên bài viết ở giữa dòng, cách đều hai bên cụ thể: Đếm bốn ô vuông

rồi viết

Đối với những bài chính tả là văn xuôi thì mỗi lần xuống dòng đều phải viết lùi vào một ô vuông so với dòng kẻ lề

Ví dụ: Như bài ''Sơn Tinh Thuỷ Tinh"

Ngày đăng: 04/07/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w