Bộ giao thức này cho phép mọi máy tính liên kết, giao tiếp với nhautheo một ngôn ngữ máy tính thống nhất giống như một ngôn ngữ quốc tế ví dụ như Tiếng Anh màmọi người sử dụng để giao ti
Trang 1vì thế, sự hiểu biết về Internet và khả năng sử dụng, khai thác thông tin trên Internet cũng ngày càngtrở nên quan trọng và thiết thực cho mỗi người
Tài liệu có cấu trúc gồm 2 chương Chương 1 giới thiệu về các khái niệm, định nghĩa, củamạng máy tính Chương 2 giới thiệu về các dịch vụ cơ bản của mạng Internet, hướng dẫn chi tiếtcách sử dụng các dịch vụ này
Trang 2I.2 Internet là gì?
Internet (Inter-network) là một mạng máy tính rất rộng lớn kết nối các mạng máy tính khác nhaunằm rải rộng khắp toàn cầu Một mạng (Network) là một nhóm máy tính kết nối nhau, các mạng nàylại liên kết với nhau bằng nhiều loại phương tiện, tốc độ truyền tin khác nhau Do vậy có thể nóiInternet là mạng của các mạng máy tính Các mạng liên kết với nhau dựa trên bộ giao thức (như làngôn ngữ giao tiếp) TCP/IP (Transmision Control Protocol -Internet Protocol): Giao thức điều khiểntruyền dẫn- giao thức Internet Bộ giao thức này cho phép mọi máy tính liên kết, giao tiếp với nhautheo một ngôn ngữ máy tính thống nhất giống như một ngôn ngữ quốc tế (ví dụ như Tiếng Anh) màmọi người sử dụng để giao tiếp Mạng Internet không chỉ cho phép chuyển tải thông tin nhanh chóng
mà còn giúp cung cấp thông tin Nó cũng là diễn đàn trao đổi và là thư viện toàn cầu đầu tiên
* GIỚI THIỆU CÁC GIAO THỨC KẾT NỐI MẠNG
Đặc điểm một số bộ giao thức kết nối mạng :
- Đây là bộ giao thức sử dụng trong mạng Novell
- Ưu thế: nhỏ, nhanh và hiệu quả trên các mạng cục bộ đồng thời hỗ trợ khả năng định tuyến
DECnet
- Đây là bộ giao thức độc quyền của hãng Digtal Equipment Corpration
- DECnet định nghĩa mô tả truyền thông qua mạng cục bộ LAN, mạng MAN (mạng đô thị), WAN(mạng diện rộng) Giao thức này có khả năng hỗ trợ định tuyến
APPC
- APPC (Advance Program–to–Program Communication) là giao thức vận tải của hãng IBM trongchồng giao thức SNA APPC được thiết kế cho phép các chương trình ứng dụng chạy trên các máytính khác nhau có thể giao tiếp và trao đổi dữ liệu trực tiếp cho nhau
Chồng giao thức TCP/IP bao gồm cả những giao thức sau đây:
+ SMTP: giao thức chuyển email đơn giản
Trang 3+ FTP: giao thức truyền tập tin giữa các máy chạy TCP/IP
ký cung cấp dịch vụ, trong đó có các ISP đã chính thức cung cấp dịch vụ là: Tổng Công ty Bưuchính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT, Công ty Netnam -Viện công nghệ thông tin, Công ty điện tử viễn thông quân đội (Viettel), Công ty cổ phần dịch vụInternet (OCI), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty cổ phần viễnthông Hà Nội (HANOITELECOM)
• IAP (Internet Access Provider) - Nhà cung cấp dịch vụ đường truyền để kết nối với
Internet (còn gọi là IXP-Internet Exchange Provider)
Nếu hiểu Internet như một siêu xa lộ thông tin thì IAP là nhà cung cấp phương tiện để đưa ngườidùng vào xa lộ Nói cách khác IAP là kết nối người dùng trực tiếp với Internet IAP có thể thực hiện
cả chức năng của ISP nhưng ngược lại thì không Một IAP thường phục vụ cho nhiều ISP khác nhau.Các IXP (IAP) tại Việt nam bao gồm: Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công
ty đầu tư phát triển công nghệ FPT, Công ty điện tử viễn thông quân đội (Viettel), Công ty viễnthông điện lực (ETC), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty cổphần viễn thông Hà Nội (HANOITELECOM)
• ISP dùng riêng
ISP dùng riêng được quyền cung cấp đầy đủ dịch vụ Internet Điều khác nhau duy nhất giữa ISP vàISP dùng riêng là ISP dùng riêng không cung cấp dịch vụ Internet với mục đích kinh doanh Đây làloại hình dịch vụ Internet của các cơ quan hành chính, các trường đại học hay viện nghiên cứu
• ICP (Internet Content Provider) - Nhà cung cấp dịch vụ nội dung thông tin Internet ICPcung cấp các thông tin về: kinh tế, giáo dục, thể thao, chính trị, quân sự (thường xuyên cập nhậtthông tin mới theo định kỳ) đưa lên mạng
• OSP (Online Service Provider) - Nhà cung dịch vụ ứng dụng Internet
OSP cung cấp các dịch vụ trên cơ sở ứng dụng Internet (OSP) như: mua bán qua mạng, giao dịchngân hàng, tư vấn, đào tạo,…
I 4 Tổ chức của Internet
Internet là một liên mạng, tức là mạng của các mạng con Vậy đầu tiên là vấn đề kết nối haimạng con Để kết nối hai mạng con với nhau, có hai vấn đề cần giải quyết Về mặt vật lý, hai mạngcon chỉ có thể kết nối với nhau khi có một máy tính có thể kết nối với cả hai mạng này Việc kết nốiđơn thuần về vậy lý chưa thể làm cho hai mạng con có thể trao đổi thông tin với nhau Vậy vấn đềthứ hai là máy kết nối được về mặt vật lý với hai mạng con phải hiểu được cả hai giao thức truyềntin được sử dụng trên hai mạng con này và các gói thông tin của hai mạng con sẽ được gửi qua nhauthông qua đó Máy tính này được gọi là internet ateway hay router
Để các routers có thể thực hiện được công việc chuyển một số lớn các gói thông tin thuộc cácmạng khác nhau người ta đề ra quy tắc là: Các routers chuyển các gói thông tin dựa trên địa chỉmạng của nơi đến, chứ không phải dựa trên địa chỉ của máy máy nhận
Trang 4Internet như là Ethernet, một mạng diện rộng như NSFNET back bone hay một liên kết điểm-điểmgiữa hai máy duy nhất đều được coi như là một mạng
Điều này xuất phát từ quan điểm đầu tiên khi thiết kế giao thức TCP/IP là để có thể liên kếtgiữa các mạng có kiến trúc hoàn toàn khác nhau, khái niệm "mạng" đối với TCP/IP bị ẩn đi phầnkiến trúc vật lý của mạng Đây chính là điểm giúp cho TCP/IP tỏ ra rất mạnh
Như vậy, người dùng trong Internet hình dung Internet làm một mạng thống nhất và bất kỳhai máy nào trên Internet đều được nối với nhau thông qua một mạng duy nhất
I 5 Vấn đề quản lí mạng Internet
• Thực chất Internet không thuộc quyền quản lý của bất kỳ ai Nó không có giám đốc, không có banquản trị Bạn có thể tham gia hoặc không tham gia vào Internet, đó là quyền của mỗi thành viên Mỗimạng thành phần sẽ có một giám đốc hay chủ tịch, một cơ quan chính phủ hoặc một hãng điều hành,nhưng không có một tổ chức nào chịu trách nhiệm về toàn bộ Internet
• Hiệp hội Internet ( Internet Socity- ISOC) là một hiệp hội tự nguyện có mục đích phát triển khảnăng trao đổi thông tin dựa vào công nghệ Internet Hiệp hội bầu ra Internet Architecture Board-IAB (Uỷ ban kiến trúc mạng) Ban này có trách nhiệm đưa ra các hướng dẫn về kỹ thuật cũng nhưphương hướng để phát triển Internet IAB họp định kỳ để bàn về các vấn đề như các chuẩn, cáchphân chia tài nguyên, địa chỉ
• Mọi người trên Internet thể hiện nguyện vọng của mình thông qua uỷ ban kỹ thuật Internet( Internet Engineering Task Force - IETF ) IETF cũng là một tổ chức tự nguyện, có mục đích thảoluận về các vấn đề kỹ thuật và sự hoạt động của Internet Nếu một vấn đề được coi trọng, IETF lậpmột nhóm kỹ thuật để nghiên cứu vấn đề này
• Nhóm đặc trách nghiên cứu phát triển Internet ( IRTF )
• Trung tâm thông tin mạng ( Network information center-NIC ) gồm có nhiều trung tâm khu vựcnhư APNIC - khu vực Châu Á-Thái bình Dương NIC chịu trách nhiệm phân tên và địa chỉ cho cácmạng máy tính nối vào Internet
I.6 Các phương thức kết nối
Có nhiều phương thức kết nối một máy tính với Internet Các phương thức này khác nhau tuỳ theokiểu của hệ thống máy tính đang được sử dụng
+ Kết nối trực tiếp
Trong kết nối trực tiếp, các chương trình Internet chạy trên máy tính cục bộ, và máy tính này sửdụng các giao thức TCP/IP để trao đổi dữ liệu với một máy tính khác thông qua Internet Dạng kếtnối này là một tuỳ chọn dành cho một máy tính độc lập vốn không kết nối tới Internet thông qua mộtnhà cung cấp dịch vụ Internet Hiện nay, các kết nối trực tiếp ít phổ biến
+ Kết nối thiết bị cuối ở xa
Một kết nối thiết bị cuối ở xa tới Internet sẽ trao đổi các lệnh và các dữ liệu ở định dạng văn bảnASCII với một máy tính chủ sử dụng UNIX hoặc một hệ điều hành tương tự Các chương trình ứngdụng TCP/ IP và các giao thức TCP/IP đều chạy trên máy chủ Kiểu kết nối này hoạt động được đốivới một số kiểu máy tính độc lập, nhưng không phổ biến
+ Kết nối cổng nối
Một mạng cục bộ không sử dụng các lệnh và các giao thức TCP/IP, nó vẫn có thể cung cấp một sốdịch vụ Internet, chẳng hạn như thư điện tử hoặc truyền tập tin Các mạng như vậy sử dụng các cổngnối để chuyển đổi các lệnh, dữ liệu từ định dạng TCP/IP
+ Kết nối thông qua một LAN ( mạng cục bộ)
Khi một LAN có một kết nối Internet, kết nối đó mở rộng tới mọi máy tính trên LAN Dạng kết nốinày thường được các tổ chức kinh doanh sử dụng để cung cấp khả năng truy cập Internet cho nhữngngười dùng của LAN
+ Kết nối thông qua một Modem
Trang 5Nếu không có LAN tại chỗ, một máy tính có thể kết nối tới Internet thông qua một cổng truyềnthông dữ liệu và một Modem Các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) cung cấp các dịch vụ kiểu này chonhững người dùng gia đình và các tổ chức kinh doanh muốn kết nối tới Internet Đa số những ngườidùng riêng lẻ đều kết nối tới Internet bằng cách sử dụng một đường dây điện thoại, một modem vàmột tài khoản (account) Khi đó, tuỳ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, máy tính của khách hàng cóthể được gán một địa chỉ IP cố định, hoặc địa chỉ IP của nó và có thể thay đổi mỗi lần khách hàngđăng nhập vào máy phục vụ của ISP.
I.7 Địa chỉ IP và tên miền
* ĐỊA CHỈ IP
Các máy tính trên Internet phải làm việc với nhau theo giao thức chuẩn TCP/IP nên đòi hỏi phải cóđịa chỉ IP và địa chỉ này tồn tại duy nhất trong mạng Cấu trúc của địa chỉ IP bao gồm 32 bit và đượcchia thành 4 nhóm; các nhóm cách nhau bởi dấu chấm (.), mỗi nhóm gồm 3 chữ số có giá trị 0 đến255: xxx.xxx.xxx.xxx
Ví dụ: 206.25.128.123 Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit Hiện naymột số quốc gia đã đưa vào sử dụng địa chỉ IPv6 nhằm mở rộng không gian địa chỉ và những ứngdụng mới, Ipv6 bao gồm 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4 Version IPv4 có khả nǎng cung cấp 232 = 4
294 967 296 địa chỉ Còn Version IPv6 có khả nǎng cung cấp tới 2128 địa chỉ Hiện nay địa chỉ IPđược một tổ chức phi chính phủ - InterNIC ( Internet Network Center) cung cấp để đảm bảo không
có máy tính kết nối Internet nào bị trùng địa chỉ (http://www.internic.net)
* TÊN MIỀN
Người sử dụng sẽ khó nhớ được địa chỉ IP dẫn đến việc sử dụng dịch vụ từ một máy tính nào
đó là rất khó khǎn vì thế hệ thống DNS (Domain Name System - DNS) được giới thiệu ở phần tiếptheo) sẽ gán cho mỗi địa chỉ IP một cái tên tương ứng mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người
sử dụng mà thuật ngữ Internet gọi là tên miền
Ví dụ: Máy chủ Web Server của VNNIC có địa chỉ là 203.162.57.101, tên miền của nó là www.vnnic.net.vn Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền này là truy cập được
Như vậy, tên miền là một sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet Nói cáchkhác, tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet Mỗi địa chỉ dạngchữ này luôn tương ứng với một địa chỉ IP dạng số
* Cấu tạo tên miền (Domain Name)
Tên miền có dạng tổng quát là: Local-part@domain name
Trong đó:
- Local-part thường là tên của một người sử dụng hay nhóm người sử dụng do người quản lí mạngnội bộ quy định
- Domain name được gắn bởi các trung tâm thông tin mạng các cấp
Ví dụ: www.home.vnn.vn là tên miền máy chủ web của VNNIC Thành phần thứ nhất ‘www‘ là têncủa máy chủ, thành phần thứ hai ‘home‘ thường gọi là tên miền cấp 3 (Third Level Domain Name),thành phần thứ ba ‘vnn‘ gọi là tên miền mức 2 (Second Level Domain Name) thành phần cuối cùng
‘vn‘ là tên miền mức cao nhất (ccTLD - Country Code Top Level Domain Name) Hình ảnh mô tả
sự phân cấp của tên miền:
Trang 6*Qui tắc đặt tên miền:
Tên miền nên được đặt đơn giản và có tính chất gợi nhớ, phù hợp với mục đích và phạm vi
hoạt động của tổ chức, cá nhân sỡ hữu tên miền
Mỗi tên miền được có tối đa 63 ký tự bao gồm cả dấu “.” Tên miền được đặt bằng các chữ
số và chữ cái (a-z A-Z 0-9) và ký tự “-“
Một tên miền đầy đủ có chiều dài không vượt quá 255 ký tự
Dưới đây là các tên miền thông dụng :
Ngoài ra, mỗi Quốc gia còn có một miền gồm hai ký tự Ví dụ: “vn” (Việt Nam), “us”
(Mỹ), “ca” (Canada)…
Bảng sau là các ký hiệu tên vùng của một số nước trên thế giới:
I.8 Phân loại mạng máy tính
Có nhiều cách phân loại mạng khác nhau tuỳ thuộc vào yếu tố chính được chọn để làm chỉtiêu phân loại, chẳng hạn đó là “khoảng cách địa lí”, “kĩ thuật chuyển mạch” hay “kiến trúc mạng”
- Nếu phân theo “khoảng cách địa lí” thì ta có:
+ Mạng cục bộ (Local Area Networks – LAN): là mạng được cài đặt trong một phạm vi
tương đối nhỏ (ví dụ trong một toà nhà, khu trường học…) với khoảng cách lớn nhất giữa các loạimạng máy tính nút mạng chỉ trong vòng vài chục kilômet trờ lại
+ Mạng đô thị (Metropolitan Area Networks - MAN): là mạng được cài đặt trong phạm vi
một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế xã hội có bán kính khoảng 100kilômet trở lại
+ Mạng diện rộng (Wide Area Networks - WAN): phạm vi của mạng có thể vượt qua biên
giới quốc gia và thamạ chí cả lục địa
Trang 7+ Mạng toàn cầu (Global Area Networks – GAN): phạm vi của mạng trải rộng khắp các lục
địa của Trái đất)
- Nếu phân theo “kĩ thuật chuyển mạch” thì ta có: Mạch chuyển mạch kênh, mạch chuyển mạchthông báo, mạch chuyển mạch gói
II Các dịch vụ cơ bản của mạng internet
Việc sử dụng thành thạo để khai thác có hiệu quả các dịch vụ trên Internet là nhu cầu tất yếucủa người sử dụng trong kỷ nguyên Internet, đặc biệt là đối với những người thường xuyên sử dụngInternet trong công việc hàng ngày cũng như trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên tri thức khổng lồ
để phục vụ công tác nghiên cứu, học tập Với sự phát triển của công nghệ thông tin và nhu cầu xãhội, danh sách các dịch vụ thông tin trên Internet đang ngày một dài thêm với sự đóng góp của nhiềunhà cung cấp dịch vụ khác nhau Trong mục này chúng ta sẽ điểm qua một số dịch vụ điển hìnhnhất
II.1 Dịch vụ WWW ( World Wide Web )
World Wide Web (gọi tắt là Web hay WWW): là mạng lưới nguồn thông tin cho phép khai
thác thông qua một số công cụ, chương trình hoạt động dưới các giao thức mạng WWW là công cụ,phương tiện, hay đúng hơn là một dịch vụ của Internet Một tài liệu siêu văn bản - được gọi phổ biếnhơn là một trang web -, là một tập tin được mã hoá đặc biệt, sử dụng ngôn ngữ đánh dấu siêu vănbản -HTML (HyperText Markup Languages).Ngôn ngữ này cho phép tác giả của một tài liệu nhúngcác liên kết siêu văn bản (còn được gọi là các siêu liên kết -hyperlink) vào trong tài liệu Các liên kếtsiêu văn bản là nền móng của World Wide Web Khi đọc một trang web, có thể nhấp chuột vào một
từ hay một hình ảnh được mã hoá như một liên kết siêu văn bản và sẽ lập tức chuyển tới một vị tríkhác nằm bên trong tài liệu đó hoặc tới một trang Web khác Trang thứ hai có thể nằm trên cùngmáy tính với trang đầu, hoặc có thể nằm bất kì nơi nào trên Internet Một tập hợp các trang Web cóliên quan được gọi là WebSite Mỗi WebSite được lưu trữ trên trên một máy phục vụ Web, vốn làcác máy chủ Internet lưu trữ hàng ngàn trang Web riêng lẻ Việc sao chép một trang lên một WebServer được gọi là tải (hoặc nạp) lên (uploading) hay công bố ( publishing)
Web cung cấp thông tin rất đa dạng bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video Hiện naycác trang Web sử dụng để phân phối tin tức, các dịch vụ giáo dục, thông tin, danh mục sản phẩm,cùng nhiều thứ khác Các trang Web tương tác cho phép các độc giả tra cứu cơ sở dữ liệu, đặt hàngcác sản phẩm và các thông tin, gửi số tiền thanh toán bằng thẻ tín dụng … Web là một phần củaInternet, là một loại dịch vụ đối với những người truy cập tài nguyên của Internet Một trình duyệt
Trang 8Website của trường Đại học Thương Mại – http://vcu.edu.vn
Diễn đàn lớp K45I6 trường ĐH Thương Mại – http://k45i6.net
Ngôn ngữ của WWW được gọi là gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản - HTML Vì vậy, chúng tacần tìm hiểu HTML là gì và học cách sử dụng các thẻ (tag) của HTML trong phần tiếp theo
* GIỚI THIỆU VỀ HTML
• HTML (Hyper Text Markup Language) : ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML cho
phép tạo các trang Web phối hợp hài hoà văn bản thông thường với hình ảnh âm thanh, video, cácmối liên kết đến các trang siêu văn bản khác … Tên gọi ngôn ngữ đánh dấu siêu dấu siêu văn bảnphản ánh thực chất của công cụ này Các thuật ngữ đó có thể được hiểu như sau:
- Hyper-siêu: HTML cho phép liên kết nhiều trang văn bản rải rác khắp nơi trên Internet Nó
có tác dụng che dấu sự phức tạp của Internet đối với người sử dụng Người dùng Internet có thể đọcvăn bản mà không cần biết đến văn bản đó đang nằm ở đâu, hệ thống được xây dựng phức tạp nhưthế nào HTML đã thực sự vượt ra khỏi khuôn khổ khái niệm “văn bản” kinh điển
- Text- văn bản: HTML đầu tiên và trước hết là để trình bày văn bản và dựa trên nền tảng làmột văn bản
- Language- Ngôn ngữ: HTML là một ngôn ngữ tương tự như các ngôn ngữ lập trình, tuyđơn giản hơn Nó có cú pháp chặt chẽ để viết các lệnh nhằm thực hiện việc trình diễn văn bản
- Markup- đánh dấu: HTML là ngôn ngữ của các thẻ (Tag) đánh dấu Các thẻ này xác địnhcách thức trình bày đoạn văn bản tương ứng trên màn hình
• Giới thiệu các một trang mã nguồn HTML
Trang mã nguồn HTML là văn bản bình thường bao gồm các kí tự ASCII, có thể được tạo rabằng bất cứ bộ soạn thảo thông thường nào Theo quy ước, tất cả các tệp mã nguồn của trang siêuvăn bản phải có đuôi là html hoặc.htm Khi bộ duyệt (Browser) đọc trang mã nguồn HTML, diễndịch các thẻ lệnh và hiển thị nó lên màn hình máy tính thì ta thường gọi là trang Web Vậy trangWeb không tồn tại nguyên gốc trên đĩa cứng của máy tính Nó là cái thể hiện của trang mã nguồn
Trang 9qua xử lí của bộ duyệt Như sau này ta sẽ thấy, các bộ duyệt khác nhau có thể hiển thị cùng mộttrang mã nguồn không hoàn toàn giống nhau Nói soạn thảo siêu văn bản tức là tạo ra trang mãnguồn HTML đúng quy định để bộ duyệt hiểu được và hiển thị đúng Hiện nay có nhiều công cụsoạn thảo siêu văn bản mạnh như Frontpage2003, Macromedia Dreamweaver MX,….với giao diệntrực quan và tự động sinh mã cho phép soạn thảo siêu văn bản như soạn thảo thông thường Tuynhiên, việc tìm hiểu cú pháp của HTML, nắm vững ý nghĩa của các thẻ khác nhau vẫn rất cần thiết
để tạo ra các trang Web động, để tương tác với người sử dụng, để phục vụ các ứng dụng Internet saunày Với sự bùng nổ dịch vụ WWW, một số công nghệ mới như ActiveX, Java cho phép tạo cáctrang web động thực sự mở ra một hướng phát triển công nghệ lớn cho dịch vụ này
II.2 Dịch vụ thư điện tử ( Electronic Mail )
II.2.1 Giới thiệu chung
Dịch vụ thư điện tử là một dịch vụ đang được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới, do tính hiệuquả, thực tế và dễ dàng cho người sử dụng Người sử dụng đăng ký hộp thư trực tiếp trên Website,tất cả các tác vụ liên quan đến thư như đọc, soạn thảo và gửi đều được thực hiện trên trình duyệtWeb Thư được lưu và quản lý trên máy chủ (Server) của nhà cung cấp dịch vụ Webmail
Dùng Webmail có nhiều ưu điểm, đó là:
- Miễn phí: Gần như tất cả các dịch vụ Webmail đều miễn phí
- Có khả năng truy cập ở bất cứ nơi nào: Khi người sử dụng có thể truy nhập Internet và có
trình duyệt Web là có khả năng sử dụng hộp thư Webmail
- Sử dụng đơn giản: Không cần phải cài đặt các thông số khi sử dụng Chương trình email
được trình bày sẵn do nhà cung cấp Webmail thiết kế, thống nhất trên mọi máy tính và mọi
hệ điều hành
Tuy nhiên, cũng nên biết những nhược điểm của Webmail:
- Không có hỗ trợ từ nhà cung cấp Nếu hộp thư gặp trục trặc như không truy cập được,
không gửi thư được, Ngược lại, nếu đăng ký một địa chỉ Email với một nhà cung cấp và trảmột chi phí nhất định hàng tháng, người sử dụng sẽ được hỗ trợ những vướng mắc này
- Kích thước hộp thư bị hạn chế Kích thước hộp thư thông thường chỉ là vài MB tới vài
chục MB và tổng dung lượng file đính kèm theo thư mỗi lần gửi thường là nhỏ (<5MB)
- Tính riêng tư và bảo mật Vì thư được lưu trên máy chủ của nhà cung cấp nên vấn đề bảo
mật hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp Ngoài ra, khi truy cập thư từ các điểm Internetcông cộng, có thể thư sẽ lưu trong cache máy tính, vì thế trong trường hợp này tốt nhất nênlưu ý xóa cache trước khi rời khỏi máy
- Tốc độ nhận và gửi thư: Vì Webmail thực hiện trên trình duyệt Web nên tốc độ sẽ chậm vì
có thể phải tải xuống cả những đoạn quảng cáo Hoặc khi truy nhập vào Website, người sửdụng sẽ bị hiện tượng nghẽn mạng do có quá nhiều người truy cập vào Website cùng một lúc.Sau đây, chúng ta sẽ thực hành việc tạo và sử dụng các chương trình thư điện tử thông dụng
II.2.2 Sử dụng chương trình thư điện tử tại địa chỉ MAIL.YAHOO.COM Nhập địa chỉ HTTP://MAIL.YAHOO.COM để mở trang WEB dịch vụ thư điện tử miễn
phí của Yahoo Nếu đã có tài khoản sử dụng, hãy nhập tên và mật khẩu vào các hộp để chuyển tớigiao diện gửi và nhận thư
Trang 10Giao diện đăng nhập của Yahoo! Mail
Giao diện của Yahoo! Mail sau khi đăng nhập thành công
Nếu bạn là người lần đầu tiên sử dụng dịch vụ này hoặc muốn tạo cho mình một địa chỉ thư mới,
hãy thực hiện theo phần đăng ký tên sử dụng dưới đây
* Đăng ký tên sử dụng dịch vụ Email miễn phí trên trang YAHOO.COM
Trên màn hình sẽ xuất hiện trang khai báo Hướng dẫn điền thông tin vào hộp thoại: (sau khi xuất hiện hộp thoại thì bạn nên chọn để sử dụng cách đăng kíbằng tiếng Việt)
Nhập tên đã đăng kí vào đây
Nhập mật khẩu vào đây
Kích vào nút Sign Up để đăng kí sử dụng dịch vụ thư miễn phí
Trang 11Trang WEB chào mừng việc đăng ký thành công như hình sau (nếu không bị lỗi trong phần khaibáo)
Bấm chọn nút để hoàn tất việc đăng ký Sau đó, giao diện chương trình gửi và nhận thư xuấthiện
Trang 12* Sử dụng các chức năng cơ bản
* Mở hộp thư
Có thể nhìn thấy thông tin về số thư mới đã có trong hộp (chưa đọc)
Ví dụ: Thư đến (2) nghĩa là đang có 02 thư chưa đọc
Nhấn chọn mục Kiểm tra thư hay mục Thư đến để mở hộp thư
Trong cửa sổ hiện nội dung bức thư, có thể sử dụng các chức năng Reply hoặc Reply All hoặc Forward Ngoài ra còn có thể sử dụng chức năng ngăn chặn các thư không mời mà đến, chức năng ghi địa chỉ người gửi vào sổ địa chỉ
Trang 13+Muốn soạn thư thì ấn vào để mở cửa sổ soạn thư:
+ Muốn sử dụng dịch vụ Chat thì ấn vào và làm theo hướng dẫn:
+ Muốn sử dụng dịch vụ Tin SMS thì ấn vào và làm theo các hướng dẫn:
hộp thoại tiếp theo:
* Sử dụng sổ địa chỉ
Sau đây là các chức năng trong sổ địa chỉ:
Nhập địa chỉ mail của người muốn gửi
Soạn thư vào đây Muốn gửi
nhận vào đây rồi nhấn SMS
Trang 14* Sử dụng chức năng đính kèm tập tin
Đính kèm tệp là một chức năng quan trọng trong việc gửi thư điện tử Có thể đính kèm file đến 100MB bằng cách upload file lên Drop.io Yêu cầu máy cài sẵn Adobe Flash Player 9 trở lên (tải
tại http://www.adobe.com/products/flashplayer) Sau khi đăng nhập tài khoản Yahoo! Mail phiên
bản mới và nhìn vào khung Applications phía dưới góc trái, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của biểu tượng Attach Large Files để khai thác Drop.io ngay trong Yahoo! Mail
Lưu ý: Nếu chưa thấy khung Applications (với Yahoo! Mail tiếng Anh), hoặc “Ứng dụng” (với
Yahoo! Mail tiếng Việt) có mặt trong hộp thư Yahoo! Mail của mình, bạn truy cập vào địa chỉ http://
overview.mail.yahoo.com/apps và làm theo hướng dẫn của địa chỉ đó.
II.3 Dịch vụ Chat
Hiện nay trên Internet có rất hai hình thức Chat phổ biến là: Web Chat và Instant Message (IM).Web Chat là dịch vụ thường được cung cấp trên các trang Web dạng diễn đàn, được dùng để cungcấp cho các thành viên thông tin cần thảo luận trực tuyến với nhau khi cùng đang có mặt trong diễnđàn IM sử dụng khá phổ biến, được các nhà cung cấp lớn như Yahoo, MSN, AOL, ICQ, cung cấp
Để sử dụng dịch vụ này, người dùng cần đăng ký một tài khoản và sử dụng tài khoản đó để chat vớicác thành viên khác trong nhóm Điểm khác giữa IM với Web Chat là khi muốn sử dụng IM trênmột máy tính nào đó, người dùng bắt buộc phải cài đặt phần mềm để Chat
II.3.1 Hướng dẫn sử dụng Yahoo Messenger
Yahoo Messenger là một chương trình Chat rất phổ dụng Để sử dụng, người dùng cần cómột tài khoản của Yahoo Nếu đã có 1 địa chỉ Email của Yahoo thì có thể sử dụng ngay tài khoản
đó để dùng dịch vụ này Nếu chưa có, hãy đăng ký một tài khoản theo các bước đã hướng dẫn trongphần “Đăng ký tên sử dụng dịch vụ Email miễn phí trên trang YAHOO.COM” Tiếp theo, cần kiểmtra xem máy tính đã cài chương trình Yahoo Messenger chưa Nếu chưa có, vào địa chỉhttp://messenger.yahoo.com/downloadsuccess.php để tải về chương trình đó Sau đây là những giớithiệu cơ bản về những dịch vụ trong Y!M 10 Khi khởi động chương trình, cần nhập các thông tin vềtài khoản vào trong hộp thoại sau:
Ấn vào đây để thêm địa chỉ
ấn vào đây để sử dụng chức năng đính kèm tập tin
Trang 15Khi đăng nhập thành công, cửa sổ Chat sẽ xuất hiện với giao diện như hình dưới đây:
II.3.2 Thêm một người bạn hội thoại
Để thêm tên một người bạn hộithoại vào trong danh sách, nhấnvào nút Add và thực hiện cácthao tác sau:
- Nhập tên tài khoản hoặc địa chỉ Email của người bạn hội thoại muốn thêm vào danh sách Chú ý làtài khoản của người đó cũng phải là tài khoản của Yahoo Và nhập số điện thoại nếu cần
- Nhấn nút Tiếp Trên cửa sổ này, lựa chọn nhóm cho người bạn hội thoại mới Có thể nhập thêm
Giao diện của chương trình Y!M 10
Trang 16- Tiếp tục nhấn nút Tiếp và kết thúc bằng ấn nút Hủy (nếu không muốn thêm người bạn đóvào danh sách) hoặc chờ kết thúc quá trình bằng cách nhấn vào nút Hoàn tất.
Như vậy đã thực hiện xong thao tác thêm một người bạn hội thoại vào danh sách
Người nhận có thể trả lời bằng cách nhắp vào một trong những ô tròn nhỏ như hình dưới đây:
Trước khi cho phép hay không cho phép thì có thể nhấn vào Xem hồ sơ của người kháctrong hộp thoại Yêu cầu thêm vào danh sách Sẽ hiện phần thông tin cá nhân của người bạn này trênyahoo:
Trang 17Khi một người online thì ID của họ xuất hiện dưới dạng chữ in đậm trên danh sách Friends và biểutượng mặt cười hoặc avarta sẽ xuất hiện bên trái tên của người đang online.
Ví dụ: Những người online thì bên trái nick sáng hình Avarta(nếu có)
II.3.3 Gửi bản tin tới người bạn hội thoại
- Chọn tên người muốn gửi bản tin trong danh sách ở cửa sổ chính Khi đó, một cửa sổ gửibản tin hiện ra như hình dưới đây:
Sau khi nhập nội dung bản tin, có thể nhấn Enter trên bàn phím, hoặc nhấn nút để gửi bản tin
II.3.4 Chatroom
Để vào các Chat room (phòng hội thoại) đã được xây dựng sẵn, làm theo các bước như hình vẽ:
Trang 18Xuất hiện một hộp thoại và người chat tự lựa chọn những room mình thích:
Ví dụ: Đây là hình ảnh của một phòng chat trong Chat room
II.3 5 Các thao tác với nhóm bạn hội thoại
Để chọn các lệnh thao tác với nhóm, cần hiển thị các lệnh bằng cách kích phải chuột vào phầndanh sách người dùng trong phần cửa sổ chính, màn hình sẽ xuất hiện thực đơn lệnh như hình dướiđây:
Có 6 lệnh:
Trang 19- Phát tin nhắn cho nhóm này…: Send Instant Message to All in Group.khi ấn vào thì sẽ xuấthiện hộp thoại :
- Mời nhóm này vào họp…: Invite All in Group to Conference
- Cài đặt ẩn : Sau đây là hình ảnh về các mục trong cài đặt ẩn Muốn hiểu chi tiết hơn thì ấnvào mục Tìm hiểu thêm…
- Đổi tên nhóm: Rename Group
- Tạo nhóm mới: Create New Group