1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN- Hướng dẫn HS PP báo cáo đề tài nghiên cứu qua bài thực hành

7 469 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 53 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2006-2007 SÁNG KIẾN _ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU QUA BÀI THỰC HÀNH Bộ môn Sinh học Lớp 9 Giáo viên : Lê Thò Mỹ Linh I. ĐẶT VẤN ĐỀ : 1/ CƠ SỞ KHOA HỌC : Sinh học là môn khoa học tự nhiên, mang tính thực tiễn, gần gũi với đời sống hằng ngày, với học sinh Mục tiêu của dạy học theo xu hướng hiện nay là phát triển năng lực tư duy, chủ động, độc lập sáng tạo, hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh, làm cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, kỹ năng cơ bản về sinh học, có thể tham gia giải quyết những vấn đề của thực tế liên quan đến sinh học… Để đáp ứng mục tiêu đó, người giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn, kết hợp với đổi mới hình thức tổ chức dạy học… nhằm góp phần giáo dục, hướng dẫn các em bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, xác lập đề tài phát huy ý tưởng qua thực tế quan sát tăng hứng thú trong học tập. Qua đó giúp các em nâng cao nhận thức và rèn kỹ năng sống cho bản thân sau này. Mặt khác, phù hợp với yêu cầu giáo dục của thế giới trong thế kỷ XXI được là tổ chức cho học sinh học để biết, học để làm, học chung sống và học để khẳng đònh mình. Nghóa là học sinh phải có đạo đức, có năng lực, có sức khoẻ, năng động sáng tạo và biết hợp tác trong lao động , trong đó kỷ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng mà quá trình đào tạo phải đặc biệt quan tâm. 2/ CƠ SỞ THỰC TIỄN : Với phương pháp dạy học hiện đại là dạy học cá thể, dạy hướng vào người học, phát huy sở thích, năng lực tư duy và những tri thức vốn có của học sinh. Lớp học không chỉ trong phạm vi khuôn viên nhà trường. Tạo điều kiện cho GV dạy học ở nhiều môi trường khác nhau cho những bài học thích hợp như: thảo cầm viên, khu vực đòa phương nơi các em cư ngụ, thậm chí ở cả những khu chợ, siêu thò…Tất nhiên ở những nơi này đòi hỏi GV phải hướng dẫn chi tiết, yêu cầu học sinh tăng cường khả năng quan sát và tư duy. Chia thành nhóm nhỏ là việc làm quan trọng và cũng là cơ hội cho các em năng động và học hoạt động nghiên cứu theo nhóm, học sinh sẽ thực sự làm chủ mọi hoạt động để hoàn thành đề tài cần nghiên cứu và báo cáo đề tài trước tập thể lớp. Trong hệ thống chương trình sinh học ở lớp 9 với nội dung nghiên cứu gồm 2 phần: - Phần I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ, gồm 6 chương.(HKI) - Phần II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG, gồm 4 chương(HKII). Với kiến thức sinh học có tính chất tổng thể cơ bản về giới động vật, thực vật, con người… liên quan đến môi trường sống của sinh vật nói chung nên rất gần gũi, dễ theo dõi, quan sát …đối với học sinh Từ nhu cầu mong muốn các em nắm bắt được kiến thức một cách dễ dàng chính xác, lý luận gắn liền với thực tiễn, phù hợp phương pháp giảng dạy mới đòi hỏi học sinh chủ động tìm hiểu và lónh hội kiến thức mới, giúp học sinh phát huy khả năng sáng tạo, tính năng động, bộc lộ khả năng vốn có của mình, đồng thời có thể giúp cho giáo viên phát hiện ra những học sinh yêu thích bộ môn tạo điều kiện bồi dưỡng nhân tài sau này. Vận dụng những cơ sở trên đây, thì trong 4 chương ở phần II này giáo viên có thể thực hiện theo phương pháp tổ chức học tập cho học sinh báo cáo đề tài nghiên cứu theo đơn vò tổ, nhóm trong lớp học .Theo hướng này, thông qua các bài thực hành ở phần cuối mỗi chương sẽ làm thay đổi không khí lớp học hơn thường ngày vì học sinh có thể báo cáo đề tài nghiên cứu theo nhóm dưới dạng thuyết trình kèm mẫu vật hoặc trình bày đề tài kèm theo hình ảnh minh họa mà nhóm thu thập được……, tạo không khí thi đua giữa các tổ, nhóm. Giúp các em ngoài việc học nơi sách giáo khoa, tăng cường khả năng đi quan sát trong thực tế(ví dụ qua bài thực hành tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng củamột số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật….) mà còn phải biết tìm tòi nghiên cứu tham khảo thêm các tư liệu qua các phương tiện truyền thông khác như : sách khoa học, báo, hệ thống email… góp phần tạo hứng thú học tập bộ môn và các em được khắc sâu kiến thức tìm hiểu hơn. Có thể làm thay đổi nhận thức sai lệch của bản thân và từ đó có hành động đúng đắn cho bản thân hơn nữa(ví dụ qua bài thực hành tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường của đòa phương các em sẽ có ý thức hơn khi thực hiện hành vi giữ vệ sinh trường, lớp, nơi công cộng…. ). II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN : Tiến hành theo các giai đoạn sau : 1/ Hướng dẩn học sinh chuẩn bò đề tài : - Giáo viên thông báo cho học sinh chuẩn bò các nội dung cần tìm hiểu trước một tuần, để học sinh có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập thông tin, hình ảnh, mẫu vật…. - Phân công đề tài theo tổ, nhóm phù hợp nội dung bài học cần nghiên cứu. - Hướng dẫn học sinh tiến hành trong tổ, nhóm: + Mỗi học sinh có nhiệm vụ thu thập thông tin từ các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và các tài liệu khác như truy cập thông tin mới từ hệ thống email, sách báo tham khảo …. + Tổ trưởng, nhóm trưởng có nhiệm vụ tổng hợp các thông tin (theo yêu cầu giáo viên đãhướng dẫn), sau đó học sinh họp nhóm và tự lập dàn ý của bài báo cáo theo đề tài nghiên cứu(lý do chọn đề tài, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề (nêu giải pháp – nếu có), kết luận…) có lưu ý thêm thông tin về số liệu, các yếu tố phát sinh trong đề tài thực hành… + Trong tổ, nhóm cử bạn đại diện báo cáo đề tài và các bạn khác hổ trợ trình bày hình ảnh minh hoạ(nếu có) + Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thể hiện báo cáo đề tài trong thời gian quy đònh từ 5 – 7 phút. - Điểm số được tính như sau: mỗi học sinh sẽ có điểm số chính là kết quả trung bình điểm cá nhân qua bài tự nghiên cứu(lý thuyết) và điểm báo cáo thuyết trình(thực hành) chung của tổ, nhóm qua bài tổng hợp và cách thể hiện đề tài của tổ, nhóm. • Chú ý : Giáo viên cần phân công đề tài sao cho phù hợp với tính thi đua và đều nhau ở các nhóm. Ví dụ : Ở bài thực hành “TÌM HIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG”(tiết 59-60), tổ (nhóm) đăng ký đề tài nghiên cứu và giáo viên cân đối phân công như sau: Tổ 1 phụ trách đề tài nghiên cứu tình hình ô nhiễm không khí Tổ 2 phụ trách đề tài nghiên cứu nguồn ô nhiễm do chất thải rắn Tổ 3 phụ trách đề tài nghiên cứu tình hình ô nhiễm nguồn nước Tổ 4 phụ trách đề tài nhiên cứu nguồn ô nhiễm do sinh vật gây bệnh………… 2/ Thực hiện đề tài trong tiết học : - Giáo viên yêu cầu từng tổ, nhóm lên trước lớp thể hiện đề tài của mình trong khoảng thời gian đã quy đònh. - Học sinh thực hiện báo cáo đề tài nghiên cứu (có thể 1, 2 HS hoặc cả nhóm trình bày) - Giáo viên theo dõi và nhận xét, bổ sung kiến thức cũng như giải đáp những thắc mắc mà trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu đề tài học sinh gặp phải. - Giáo viên theo dõi, cho học sinh nhóm khác nhận xét tìm ra các thiếu sót, điểm bất hợp lý khi đại diện tổ, nhóm báo cáo nội dung chính của đề tài nghiên cứu rồi giáo viên mới chốt ý và rút kinh nghiệm chung cho nhóm trước tập thể lớp. • Lưu ý : + Giáo viên cần có sự so sánh, phân tích về sự trình bày đề tài của các tổ, nhóm(phải có tính hợp lý giữa bài báo cáo(lý thuyết) với phần dẫn chứng minh họa(thực tế)của đề tài) để qua đó các em có thể học tập lẫn nhau. + Giáo viên giúp cho học sinh rút kinh nghiệm, học tập giữa các tổ, nhóm về tác phong, chất giọng, cách diễn đạt của người thuyết trình, các tranh dán, biểu mẫu…. hoặc nội dung minh họa phải hợp lý và có sức thuyết phục người nghe báo cáo…. (khi các tổ, nhóm báo cáo thể hiện đề tài) + Kòp thời dự phòng về thời gian mà các tổ, nhóm thực hiện đề tài và phải linh động điều phối thời gian cho hợp lý. + Nếu thời gian cho phép thì có thể cho các tổ, nhóm cùng đề tài thực hiện thêm phần vấn đáp lẫn nhau. Các nhóm khác tham gia bổ sung hoàn chỉnh nội dung.(được tính thêm phần điểm cộng thi đua để tăng tính sôi nổi trong tiết học và không khí vui tươi hơn ) + Giáo viên cần phải chuẩn bò kỹ nội dung kiến thức, cũng như theo dõi và có nhận xét chính xác hoạt động thuyết trình của từng nhóm, xử lý linh hoạt tình huống bất ngờ có thể xảy ra một cách chủ động và hợp lý. 3/ Nhận xét kết quả thuyết trình của tổ, nhóm: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả báo cáo của các tổ nhóm theo từng đề tài (có so sánh giữa các tổ nhóm) và công bố điểm số chung của mỗi nhóm. So sánh các tổ : * Chỉ rõ thiếu sót * Đánh giá kết quả III. KẾ T QUẢ : Sau khi thực hiện theo phương pháp này: • Các em sẽ có tính năng động hơn khi ý kiến cá nhân được quan tâm, đồng thời GV sẽ biết rõ hơn về nhận thức của các em về kiến thức trọng tâm, về những điều mà các em cho là quan trọng, cần thiết. Hơn thế nữa, GV có thể giáo dục cho các thêm về cách xử lý tình huống, kỹ năng sống…. • Giáo viên sẽ phát hiện được nhiều điều thú vò nơi học sinh : - Tiết học trở nên sinh động và rất vui nhất là ở những tổ, nhóm có tinh thần đoàn kết cao, các em có sự chuẩn bò hết sức chu đáo, phát huy khả năng cá nhân và hoạt động sáng tạo của tập thể tổ, nhóm. - Giáo viên có thể học tập thêm ở các em qua những thông tin mới (hình ảnh sưu tầm đa dạng, cập nhật được thêm các số liệu… ) - Phát hiện một số các em có năng khiếu về chất giọng, phong cách trình bày báo cáo, kỷ năng thuyết trình khá tốt…. Có thể kể một số hình thức sáng tạo của các em thông qua phần báo cáo đề tài nghiên cứu của tổ, nhóm mình như sau : - Hình thức các em thể hiện phần minh họa qua bài báo cáo rất đa dạng: hình ảnh trên mạng internet, có em dùng máy ảnh chụp hình trực tiếp, sử dụng mẫu vật thật(ép lá khô trong bài TH – Hệ sinh thái, mẫu nước của con kênh 19/5 ……) - Có tổ, nhóm còn thực hiện “ghi âm” lại đoạn phỏng vấn khi đi thực tế (bằng chứng “sống”), sau đó “phát lại” cho lớp cùng nghe nhằm tăng tính thuyết phục cho người nghe khi báo cáo đề tài………… làm không khí lớp rất vui ( ví dụ ở bài TH – Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường ở đòa phương). - Có tổ, nhóm tự vẽ lại sơ đồ tại đòa điểm các em đã đến thực hành thu thập thông tin để tăng tính thực tế của đề tài nghiên cứu. - Có tổ, nhóm khi thực hiện phần báo cáo: lồng vào đó là “phần dự đoán có thưởng” kết quả các vấn đề mà nhóm nghiên cứu……làm lớp học trở nên rất sôi nổi. Nói chung, đa dạng hóa phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập, giúp học sinh vận dụng có hiệu quả việc tự nghiên cứu, tự học, bước đầu làm quen với việc “nghiên cứu và báo cáo đề tài” dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, làm cho các em khắc sâu kiến thức hơn, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể áp dụng được ở những nội dung kiến thức có tính chất liên quan nhiều đến thực tế và gần gũi trong đời sống hàng ngày với học sinh. Mặc khác, phương pháp này còn “bò” hạn chế về thời gian, dễ “cháy” bài (do giáo viên dễ bò sa đà cuốn hút theo học sinh ). • KẾ T LUẬN: 1/ Để các em năng động, sáng tạo không phải chỉ là “ngồi” dạy các em mà cần phải tạo điều kiện cho các em hoạt động, tư duy trước nhiều tình huống đa dạng, phức tạp đúng như cuộc sống đang diễn ra ngoài đời, sẽ giúp các em thật sự trở nên năng động, tích cực hơn. Phương pháp này có thể áp dụng được cho các khối lớp với mức độ yêu cầu khác nhau, riêng lớp 9 thuận lợi hơn vì có nhiều bài thực hành theo quy đònh PPCT là 2 tiết : - Lớp 6: bài TH tham quan thiên nhiên(tiết 68, 69, 70 theo PPCT) - Lớp 7: bài TH tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế ở đòa phương(tiết 64, 65 theo PPCT)…… - Lớp 8: bài “Đại dòch AIDS – Thảm họa của loài người”(tiết 70 theo PPCT) - Lớp 9: Ở các bài thực hành trong HKII , cụ thể như: + Tiết 47-48: TH – Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật ( các em có thể chọn đòa điểm khu vườn nhà em, khu vực đòa phương em ở….) + Tiết 54-55: TH – Hệ sinh thái (có thể nơi Thảo cầm viên, rừng ngập mặn Cần Giờ, Magui… kết hợp các chuyến tham quan ngoại khóa do nhà trường tổ chức) + Tiết 59-60: TH – Tìm hiểu tình hình môi trường đòa phương (có thể là khu chợ tại đòa phương, một đoạn kênh Nhiêu Lộc, kênh 19/5, khu công nghiệp Tân Bình………) 2/ Thực tế sau khi thực hiện phương pháp này, bản thân tôi nhận thấy ở học sinh chúng ta luôn ẩn chứa một nguồn lực tiềm năng to lớn mà điều quan trọng là chúng ta cần phải tìm cách khơi dậy, đònh hướng và phát triển nguồn lực này như thế nào?. Mặt khác, tuy chỉ ở lứa tuổi PTCS nhưng qua các bài báo cáo của các em còn thể hiện ở nhận thức “lớn” khiến chúng ta không thể xem thường, để tự “giật mình” hiệu chỉnh mà trau dồi thêm kiến thức tâm lý học, tin học…… cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.(xin kèm một vài bài báo cáo minh họa của các em) 3/ Bài viết này với tính chất tham khảo, mong muốn góp phần nhỏ bé thực hiện đa dạng hoá phương pháp trong sự nghiệp”trăm năm trồng người”, đào tạo thế hệ trẻ năng động sáng tạo…. Xin được học hỏi thêm nơi Quý Đồng Nghiệp – Xin cám ơn ! Ngày 18 tháng 04 năm 2007 Người viết Lê Thò Mỹ Linh Ngày……….tháng…………năm2004 Nhận xét của BGH . nhân qua bài tự nghiên cứu( lý thuyết) và điểm báo cáo thuyết trình (thực hành) chung của tổ, nhóm qua bài tổng hợp và cách thể hiện đề tài của tổ, nhóm. • Chú ý : Giáo viên cần phân công đề tài. của bài báo cáo theo đề tài nghiên cứu( lý do chọn đề tài, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề (nêu giải pháp – nếu có), kết luận…) có lưu ý thêm thông tin về số liệu, các yếu tố phát sinh trong đề tài. 2006-2007 SÁNG KIẾN _ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU QUA BÀI THỰC HÀNH Bộ môn Sinh học Lớp 9 Giáo viên : Lê Thò Mỹ Linh I. ĐẶT VẤN ĐỀ : 1/ CƠ SỞ KHOA HỌC : Sinh

Ngày đăng: 04/07/2014, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w