Phát triển chiều cao cho trẻ Tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình đạt được một thân hình cân đối, một chiều cao lý tưởng. Một số người nghĩ rằng chiều cao phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, trong thực tế và qua một số công trình nghiên cứu cho thấy chiều cao chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: di truyền, dinh dưỡng, môi trường, bệnh tật Và thế hệ sau nếu được chăm sóc tốt có thể sẽ có chiều cao tốt hơn thế hệ trước. Thường xuyên theo dõi chiều cao của con trẻ. Các giai đoạn tăng trưởng chiều cao Một trẻ được xem là phát triển bình thường khi trẻ đạt được cân nặng và chiều cao như sau: Theo tiêu chuẩn NCHS (National Centre Health Statistic), cơ thể có 3 giai đoạn tăng trưởng chiều cao nhanh, đó là: Giai đoạn bào thai: Chỉ trong vòng 9 tháng 10 ngày, nếu mẹ tăng cân tốt trẻ có thể đạt được chiều dài lúc sinh là 48-53cm, làm nền tảng tốt cho sự tăng trưởng chiều cao sau khi sinh ra. Giai đoạn dưới 3 tuổi: Năm thứ nhất: tăng 25cm (là năm tăng trưởng nhanh nhất trong suốt cuộc đời của trẻ). Năm thứ 2 và thứ 3: mỗi năm tăng 10cm. Giai đoạn dậy thì: Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì sẽ có 1 năm chiều cao tăng vọt từ 10-12cm nếu được chăm sóc tốt, nhưng không thể dự đoán được chính xác năm đó là năm nào. Sau dậy thì, cơ thể vẫn còn tiếp tục cao nhưng tổng cộng chiều cao của các năm sau không bằng 1 năm chiều cao tăng vọt của giai đoạn dậy thì. Và chiều cao lúc trưởng thành của trẻ thường được các nhà chuyên môn dự đoán bằng các công thức sau: Chiều cao lúc trưởng thành = chiều cao lúc 2 tuổi x 2. Chiều cao lúc 10 tuổi = 8/10 chiều cao lúc trưởng thành. Từ các công thức dự đoán trên, sự đầu tư chăm sóc về dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật từ trong bào thai, 3 năm đầu đời và giai đoạn tiền dậy thì - dậy thì của trẻ là đặc biệt quan trọng. Để sự tăng trưởng chiều cao được liên tục, cơ thể cần nhận đủ năng lượng cần thiết mỗi ngày, ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, ít bệnh tật, song song đó cần đặc biệt chú ý đến việc cung cấp đủ các yếu tố đã được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan đến sự tăng trưởng chiều cao như: vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iod. Cụ thể, thực hiện những điều sau đây sẽ giúp trẻ đạt được chiều cao mong muốn: - Ăn đủ bữa (ngoài 3 bữa chính nên cho trẻ ăn thêm 2-3 bữa phụ trong ngày). - Cho trẻ uống đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày là từ 500-750ml. - Sử dụng muối iod khi nêm nếm thức ăn cho trẻ. - Ăn đa dạng các thực phẩm để nhận được đầy đủ vitamin A, kẽm, sắt, lysin… - Phơi nắng sáng 15 phút mỗi ngày để da tạo đủ lượng vitamin D cho cơ thể. - Cho trẻ ngủ đủ giấc (ít nhất 8 giờ mỗi ngày). - Tạo cho trẻ thói quen luyện tập, vận động mỗi ngày ít nhất 1 giờ. - Môi trường sống trong lành. - Chủng ngừa đầy đủ. - Theo dõi, chăm sóc trẻ liên tục từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ hết tăng trưởng chiều cao. Những vấn đề ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao Không có điều kiện để tắm nắng: cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhi để được hướng dẫn sử dụng một chế phẩm vitamin D phù hợp cho cơ thể trẻ. Trẻ không thích uống sữa: có 2 tình huống thường gặp: - Trẻ hoàn toàn không thích uống bất kỳ một loại sữa nào: cần khuyến khích trẻ ăn thêm những thực phẩm được làm từ sữa (sữa chua, phô-mai…), thường xuyên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều canxi như: cua đồng, tôm, tép, ốc, cá con ăn luôn cả xương. - Trẻ không thích uống sữa bột, chỉ thích uống sữa tươi: ý thích này có thể chấp nhận được, vì như thế sẽ tạo sự hứng thú giúp trẻ uống đủ lượng sữa cần thiết cho cơ thể (500-750ml mỗi ngày). Trẻ béo phì: rất nhiều người cho rằng trẻ béo phì là do sữa, thực chất sữa góp phần rất ít trong vấn đề này, trẻ béo phì thèm ăn tất cả các loại thực phẩm. Đối với trẻ có tình trạng dư cân ít, nên cho trẻ sử dụng các loại sữa tươi không đường. Đối với trẻ béo phì, loại sữa nên chọn là sữa tươi đã tách béo, điều này giúp trẻ vẫn nhận đủ lượng canxi cần thiết cho việc tăng chiều cao của cơ thể. Trẻ ít vận động, luyện tập: do điều kiện học tập quá căng thẳng, do thói quen chỉ thích những trò chơi ở trạng thái tĩnh như: đọc sách, chơi game… hoặc không gian sống quá chật hẹp không thuận tiện cho việc luyện tập cơ thể. Gia đình cần khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ vận động, luyện tập ít nhất là 1 giờ mỗi ngày, các hình thức vận động có thể là đi bộ, chạy bộ chậm, nhảy dây, chơi cầu lông, đi xe đạp, bơi lội, giúp mẹ làm việc nhà… Ngủ ít: tuyến yên của cơ thể tiết ra yếu tố kích thích tăng trưởng trong lúc trẻ ngủ, dân gian thường có câu “trẻ em dài ra trong giấc ngủ”, vì vậy trẻ cần được ngủ ít nhất là 8 giờ mỗi ngày. Môi trường sống bị ô nhiễm: làm cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh, có nhiều yếu tố dẫn đến biếng ăn trong khi bệnh: biếng ăn do bệnh, do dùng thuốc kháng sinh nhiều, do sử dụng một số thuốc ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi và một số yếu tố liên quan đến tăng trưởng chiều cao. Lúng túng khi chọn lựa sữa cho trẻ: Những nguyên tắc cần lưu ý khi chọn sữa cho trẻ: - Phù hợp với lứa tuổi. - Phù hợp với túi tiền của gia đình. - Phù hợp với khẩu vị của trẻ, với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. - Công ty sản xuất được nhiều người biết đến. - Hạn sử dụng xa. - Lon sữa không bị móp méo. - Không chạy theo thị hiếu hoặc quảng cáo của các công ty. Và “Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời”. . Thường xuyên theo dõi chiều cao của con trẻ. Các giai đoạn tăng trưởng chiều cao Một trẻ được xem là phát triển bình thường khi trẻ đạt được cân nặng và chiều cao như sau: Theo tiêu. Phát triển chiều cao cho trẻ Tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình đạt được một thân hình cân đối, một chiều cao lý tưởng. Một số người nghĩ rằng chiều cao phụ thuộc. năm chiều cao tăng vọt của giai đoạn dậy thì. Và chiều cao lúc trưởng thành của trẻ thường được các nhà chuyên môn dự đoán bằng các công thức sau: Chiều cao lúc trưởng thành = chiều cao