1 ĐÔI ĐIỀU VỀ PRESU P POSIT ION Lê Huy Hoàng Tài liệu nháp, không có giá trị tham khảo chính thức resuposition là 1 khái niệm trong ngôn ngữ học (cụ thể là trong ngữ nghĩa học và ngữ dụng học), ở đây tạm dịch là “tiên đề” (chưa tham khảo cách dịch của các học giả trong nước). 1.Trong Ngữ nghĩa học, Tiên đề dùng để chỉ những ý nghĩa mà người ta ngầm hiểu khi đoán định ý nghĩa của lời nói (tiên đề ngữ nghĩa). VD: (1) Kepler died in misery. (Kepler chết trong nghèo khổ) Tiên đề của câu trên là “Kepler exists” (Kepler tồn tại). Tiên đề này không được đưa vào trong câu, mà do người ta dựa vào logic để suy ra. Một đặc điểm quan trọng của tiên đề ngữ nghĩa là: Câu nói S đúng thì tiên đề P đúng. Câu nói S sai thì tiên đề P vẫn đúng. VD: (2) Năm nay Minh đã xin cưới em gái của Vân. Tiên đề ngữ nghĩa trong câu này là “Vân có em gái”. Nếu phủ định ví dụ (2): (3) Năm nay Minh KHÔNG HỀ xin cưới em gái của Vân. Thì tiên đề ngữ nghĩa “Vân có em gái” vẫn đúng. Càng thêm nhiều phủ định và nghi vấn, càng chứng tỏ tiên đề là đúng. (Nghi vấn: Năm nay Minh có xin cưới em gái của Vân không?). Đặc điểm này dùng để phân biệt tiên đề ngữ nghĩa và thông tin suy luận (entailment): (4) John has a sister. (John có một chị gái) (5) John exists. (John tồn tại) (6) John’s parents have more than one child. (Cha mẹ của John có nhiều hơn một người con) Câu (5) là tiên đề ngữ nghĩa, vì dù (4) đúng hay không đúng (John có chị gái hay không) thì (5) vẫn đúng. Câu (6) là thông tin được suy luận ra từ (4), chứ không phải tiên đề ngữ nghĩa, vì nếu (4) sai thì (6) chưa chắc đã đúng (Nếu John không có chị gái thì chưa thể kết luận là cha mẹ John có nhiều hơn một người con). Tiên đề ngữ nghĩa có thể được phát hiện thông qua xúc phát ngữ (presupposition trigger). Ở đây lấy ví dụ vài dạng xúc phát ngữ theo Levison: Động từ thay đổi trạng thái (change of state verbs). VD: cai thuốc (tiên đề là trước đây đã hút thuốc) Từ lặp lại (Iterativers). VD: repeat, again, return… (tiên đề là việc đó đã từng xảy ra) Mệnh đề thời gian (temporal clauses). VD: while, when… (tiên đề là đã có một hành động diễn ra đồng thời). … 2.Trong Ngữ dụng học, tiên đề ngữ dụng được hiểu theo 2 cách: Chỉ toàn bộ điều kiện thích hợp (happy condition) để hành động lời nói (Speech act) được thực hiện. VD: (7) Đóng cửa lại! Đây là một hành động lời nói cầu khiến, điều kiện để thực hiện nó là: 1-cửa đang mở; 2- người nói có khả năng yêu cầu người nghe; 3- người nghe có khả năng thực hiện hành động sau lời (tức là hành động “đóng cửa”)… P 2 Chỉ những tri thức chung của người nói và người nghe khi truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Tri thức chung bao gồm: Thường thức (general knowledge). Ví dụ khi một người nói câu: (8) Ai cũng biết là Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Thì cả người nói và người nghe hay đa số mọi người không tham gia cuộc hội thoại đều có chung một nhận thức về thế giới tự nhiên:Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Và “Trái Đất quay quanh Mặt Trời” chính là Tiên đề ngữ dụng của câu này. Thông tin mà người nói và người nghe đều đã biết (nhưng người khác chưa chắc đã biết). VD: (9) A: Cậu đã mua được bộ loa máy tính chưa? B: Tớ đặt rồi, mà họ bảo ngày mai mới đưa tới được. C: Bộ loa nào? Sao tớ tưởng cậu có loa rồi cơ mà? B: Loa của tớ hỏng nên đặt mua bộ mới rồi. C: À… Trong đoạn hội thoại trên, thông tin đã biết đối với A và B là “bộ loa máy tính cũ của B đã hỏng”, vì C không có thông tin đó nên tỏ ra ngạc nhiên khi nghe đoạn hội thoại của A và B. Niềm tin chung: Niềm tin chung của người tham gia hội thoại có thể là những điều thường thức (ví dụ như “Trái Đất quay quanh Mặt Trời”), nhưng cũng có thể là những điều không phù hợp hoặc khó xác định là có phù hợp hay không với thực tại khách quan, ví như niềm tin tôn giáo. Giả sử trong nhà thờ mọi người cùng cầu nguyện, vậy nghĩa là họ có niềm tin chung rằng “Chúa tồn tại”, nhưng ở một tôn giáo khác, người ta không có khái niệm về Chúa Jesus mà tin vào Thánh Ala hoặc Phật Thích Ca… Bối cảnh văn hóa: ví dụ trong lúc giao tiếp tiếng Anh, khi được nghe một câu khen ngợi, bạn biết rằng nên trả lời là “Thank you” hoặc những câu đại loại; nhưng khi giao tiếp tiếng Việt, nhất là khi nói chuyện với người cao tuổi, bạn có thể sẽ phải nói một cách khiêm tốn là “không dám ạ”, “không phải đâu ạ”, “may mắn thôi ạ”… Thông tin về bối cảnh văn hóa giúp bạn quyết định lựa chọn cách nói nào trong trường hợp này, nếu không có thông tin về bối cảnh văn hóa, việc giao tiếp sẽ rất khó khăn. Tài liệu tham khảo: [1] Yan Huang. Pragmatics. Beijing, Foreign Language Teaching and Research Press, 2009. [2] Sách Trấn Vũ. Ngữ dụng học giáo trình. Bắc Kinh, Bắc Kinh đại học xuất bản xã. 2000. [3] Du Gia Trân, Tiên đề ngữ nghĩa, tiên đề ngữ dụng và hàm nghĩa hội thoại, Trùng Khánh, Tạp chí học viên ngoại ngữ Tứ Xuyên, k1996, kì 1. . 1 ĐÔI ĐIỀU VỀ PRESU P POSIT ION Lê Huy Hoàng Tài liệu nháp, không có giá trị tham khảo chính thức. cách: Chỉ toàn bộ điều kiện thích hợp (happy condition) để hành động lời nói (Speech act) được thực hiện. VD: (7) Đóng cửa lại! Đây là một hành động lời nói cầu khiến, điều kiện để thực. chung của người tham gia hội thoại có thể là những điều thường thức (ví dụ như “Trái Đất quay quanh Mặt Trời”), nhưng cũng có thể là những điều không phù hợp hoặc khó xác định là có phù hợp