Giới thiệu về các giá trị của khu phố cổ Hà Nội pptx

8 1.1K 2
Giới thiệu về các giá trị của khu phố cổ Hà Nội pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giới thiệu về các giá trị của khu phố cổ Hà Nội (17-12-2004) (theo Hanoi Portal) Khu “36 phố phường” Hà Nội nằm ở phía đông bắc thành cổ trong gần 10 thế kỷ đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm giữ nền độc lập cho nước nhà. Khu Phố Cổ này, cùng với sông Hồng, là khu bảo vệ vòng ngoài cho thành cổ trong thời chiến, là khu vực buôn bán sầm uất nuôi sống thành cổ trong thời bình, là gương mặt của đất nước trong quân hệ đối ngoại. Giá trị văn hoá Khu 36 phố phường xưa nổi tiếng là đất “ngàn năm văn vật”; “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến”, với nhiều hoạt động sôi nổi cả ngày lẫn đêm; “dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm”. Nơi đây, không chỉ đã từng là một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm văn hoá đa dạng; văn hoá ẩm thực phong phú với nhiều tiệm cao lâu nổi tiếng của người Hoa, tiệm ăn của người Việt Sau này là các hoạt động biểu diễn của các đoàn Quảng Lạc, Chuông Vàng, Kim Chung, Kim Phụng, hoạt động sôi nổi của các rạp chiếu phimv.v. Do vậy nhìn nhận khu 36 phố phường không nên chỉ đơn thuần là khía cạnh văn hoá vật thể (đánh giá đơn thuần về công trình kiến trúc), mà còn là khía cạnh văn hoá phi vật thể, đó chính là cái hồn của phố cổ. Nếu vật thể là những cái nhìn thấy được như: đình, đền, chùa, miếu thì phi vật thể là những cái không có hình hài vật chất: ca dao, truyện cổ, tín ngưỡng, tâm linh, cách sống, phong cách làm ăn, buôn bán Song thực tế không có sự khác biệt rành rọt như vậy. Ca dao tục ngữ là truyền miệng, là vô hình nhưng sách sưu tầm và in ra các ca dao tục ngữ lại là vật hữu hình. Hay tín ngưỡng, lễ nghi, thờ phụng, cúng bái, là vô thể, song chúng diễn ra ở nhà thờ, đình, đền, miếu một cách hữu hình. Như vậy văn hoá phi vật thể phải dựa vào vật thể để lưu hành và lưu truyền cho các thế hệ. Phong cách buôn bán cổ thể hiện đầy đủ tính chất chợ, tức là thị, của đô thị một nước mới thoát khỏi chế độ phong kiến chưa lâu, có nền sản xuất manh múm chưa được công nghiệp hoá và sự lưu thông hàng hoá còng nhỏ lẻ. Hà Nội là đất Kinh Đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ kết tinh, tinh tuý của mọi miền. Di sản văn hoá phi vật thể Hà Nội có trữ lượng khá lớn, nó đã phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội. Một số loại hình của bộ phận di sản này trong những năm qua đã được sưu tầm, nghiên cứu như làng nghề phố nghề, sinh hoạt lễ hội, nghề, phong cách sống, ẩm thực Văn hoá phi vật thể Hà Nội là tổng hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng”. Nghề thủ công Chỉ cần đọc những tên phố có chữ hàng ở đầu, ta đã khẳng định được phố cổ Hà nội là khu vực tập trung nhiều nghề thủ công nhất. Những người ở đó có thể là thợ thủ công kiêm thương nhân, vừa sản xuất theo kiểu gia công đặt hàng cho khách vừa bày bán một số hàng làm sẵn tại cửa hiệu. Đó là các loại thợ thêu (làng Quất Động - Thường Tín - Hà Tây), thợ làm trống (gốc làng Đọi Tam - Hà Nam), thợ tiện (làng Nhị Khê - Hà Tây), thợ làm mành (làng Giới Tế - Bắc Ninh), thợ làm quạt (làng Đào Xá - Hưng Yên), đúc đồng (làng Đại Bái), vàng bạc (làng Định Công) Những người thợ thủ công ở khắp nơi mang nghề độc đáo của quê hương mình lên Hà Nội làm ăn, họ lập ra những phố riêng bán sản phẩm của quê huơng mình. Họ thành lập và liên kết với nhau trong các phường hội để giúp nhau trong cuộc sống cũng như trong việc giữ dìn nghề tổ. Giữa những người ở Thăng Long - Hà Nội với những người ở quê luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khá nhiều những phường nghề ở Hà Nội đã cùng nhau đóng góp xây đình để thờ vọng Thành Hoàng hay tổ nghề của làng mình. Trong nhiều năm qua có khá nhiều hội đồng hương của các làng nghề tập trung tại Hà Nội đã hoạt động rất hiệu quả. Tiêu biểu là hội đồng hương làng gò đồng Đại Bái. Hầu hết những người buôn bán và sản xuất ở phố Hàng Đồng hiện nay là dân làng Đại Bái thuộc huyện Gia Lương tỉnh Bắc Ninh. Có thể nói những phường hội như thế đã giúp cho nghề nghiệp ở quê hương cũng như ở Hà Nội phát triển đồng thời mọi người gắn kết với nhau cùng nhau giữ gìn và phát huy lối sống, nhưng phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương mình. Văn hoá ẩm thực của người Hà Nội Hà nội là đất kinh đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ kết tinh, tinh tuý của mọi miền. Ngoài văn hoá Vật thể, di sản văn hoá phi vật thể Hà Nội có trữ lượng khá lớn. Nó đã phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội. Một số loại hình của bộ phận di sản này trong những năm qua đã được sư tầm, nghiên cứu đã khẳng định văn hoá phi vật thể Hà Nội là tổng hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long - Hà Nội một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân, và hội tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng” Trong kho tàng văn hoá phi vật thể Hà Nội các giá trị về văn hoá ẩm thực chiếm một vị trí đáng kể.Chính những giá trị này đã góp phần sâu sắc để định hình nên bản sắc văn hoá Hà Nội, phong vị Hà Nội như đã được nhắc đến khá nhiều. Những món ăn đặc sản như chả cá Lã Vọng, Xôi lúa Tương Mai, cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, rượu Mơ Những quán ăn với cách bài trí thanh lịch, những tiếng rao đêm đầy ấn tượng của Hà Nội xưa, những thói quen trong cách ăn uống tất cả đã góp phần làm cho Hà Nội trở thành khó quên đối với những ai đã từng một lần đặt chân tới Hà Nội, nhà văn Thạch lam đã từng viết: “muốn biết rõ một thành phố không cần phải biết những lâu đài mỹ thuật, những bảo tàng, những tờ báo, hay những nhà văn, nhưng cần phải biết những chốn mà dan thành phố ấy ăn chơi. ăn và chơi đó là hai điểm hành động mà trong ấy người ta tỏ rõ cái tâm tính cái linh hồn mình một cách chân thực nhất”. Riêng nói về món quà ngon của Hà Nội thì ông đã ca ngợi hết lời: “Người Hà Nội ăn thì ngày nào cũng ăn nhưng thường không để ý. Nếu chúng ta về ở các tỉnh nhỏ ít lâu, hay ngay ở Hải Phòng, Nam Định nữa, chúng ta mới biết quà ở Hà Nội là ngon chừng nào” Tìm hiểu về những món ăn, nhất là các món ăn “cổ truyền” của Hà Nội không chỉ là để nhận biết, thưởng thức cái thú vị đến lạ lùng, cái ngon lành bổ béo của những thức ăn “cổ truyền” của nguời Hà Nội. Mà còn là những chuyện thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cung cấp và tiêu thụ,kỹ thuật và thị trường của các món ăn đó. Muốn bảo tồn và phát huy văn hoá ẩm thực thanh lịch của người Hà Nội trước hết phải làm cho mọi người hiểu về các món ăn của người Hà nội. Phong cách ăn của người Hà Nội: ăn vì lý do gì, ăn ở đâu, ăn với ai, ăn những món gì? Từ xa xưa khu phố cổ vẫn là nơi tập trung những hàng ăn có tiếng, những món ăn cổ truyền đặc sắc của người Hà Nội. Lễ hội Trong một phần rất quan trọng của văn hoá phi vật thể mảng truyền thuyết cũng được đánh giá là vô cùng quan trọng. ở đây đã hình thành những mảng truyền thuyết già đời như truyền thuyết cổ đại của cả nước ta. Từ thời Hùng Vương thứ VI, trước cả ông Thánh Gióng của làng Phù Đổng quá ư nổi tiếng, tại trung tâm khu Phố cổ Hà nội, tại bến Tiên Ngư (Cá tươi) trên bờ sông Tô Lịch đã hình thành câu truyện của ông Lý Tiến chống giặc Ân khi chúng xâm lược nước Văn Lang đã bị tử thương trong chiến đấu. Lý Tiến đã hy sinh khi về đến làng quê Tiên Ngư trên bờ sông Tô Lịch này. Sau khi mất, ông đã báo mộng vua Hùng khuyên vua rao mõ cầu hiền, do đó đã phát hiện Thánh Gióng. Sự tích Lý Tiến được ghi trong Thần phả và trong sách Tây Hồ Chí. Có thể nói đây là một trong những vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên của dân tộc và đã hy sinh anh dũng ngay trên địa phận khu Phố Cổ. Đền thờ nay còn dấu vết ở phố Hàng Cá, số nhà 27. Lễ hội dân gian Hà Nội cổ truyền trước cách mạng tháng Tám nhất là từ thế kỷ 19 trở về trước không những có một quá trình lịch sử lâu dài mà còn phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò của một loại hình sinh hoạt văn hoá cộng đồng quan trọng ở Kinh Đô. Hạt nhân của lễ hội Hà Nội là nghi thức, lễ tiết nông nghiệp, thờ nước, thờ lúa cùng các sản phẩm của cây lúa. Điều này không chỉ diễn ra ngay ở nội thành (nhất là khu phố cổ hiện nay), giữa vùng tụ cư thị dân đông đúc với những lễ tiết nông nghiệp điển hình như “lễ tế xuân ngựu” với tục “Đả xuân ngưu” của phường Đông Hà xưa mà không gian của lễ hội trải dài trên các phố từ Hàng Chiếu đến tận Hàng Gai bây giờ. Hà Nội xưa tuy giữ vị trí đô thị hàng đầu nhưng vẫn không thoát khỏi sự phát triển yếu ớt và chậm chạp của các đô thị cổ Việt Nam cũng như các đô thị cuả Phương Đông. Vì thế không có văn hoá đô thị rạch ròi mạnh mẽ và tất yếu lễ hội cổ truyền Hà Nội phải mang đậm tính chất nông thôn nông nghiệp, bên cạnh chất nông thôn nông nghiệp, lễ hội cổ truyền Hà Nội còn đậm đà màu sắc lịch sử, bởi không đâu khác Hà Nội là trung tâm, là nơi tập trung các nhân vật lịch sử và những sự kiện lịch sử, những dấu ấn lịch sử của môi trường văn hoá đô thành. Tuy Hà Nội xưa kém phát triển theo kiểu một đô thị trung cổ phương Đông nhưng kgông ở đâu có điều kiện phát triển văn hoá qua lễ hội bằng Hà Nội. Bởi vì lễ hội phải được xây dựng trên một tổ chức cao, có được phương tiện, điều kiện vật chất và có xã hội phát triển. Với những điều kiện như thế, Hà Nội xưa đã đáp ứng tót hơn tất cả mọi nơi. Vì Hà Nội là Kinh Đô của cả nước; Hà Nội có vua, có triều đình, có văn hoá bác học, coi trọng văn hoá lễ hội. Đặc biệt Hà Nội có các phố phường thủ công, thương nghiệp dịch vụ tạo được những điều kiện vật chất cao cho lễ hội. Có lẽ bởi vậy điều ta rất dễ thấy ở nhiều lễ hội cổ truyền Hà Nội là quy mô lớn và đồ sộ, Song lại rất thanh lịch. Lễ hội dân gian xưa của Hà Nội chiếm vị trí rất lớn và có tác động tích cực, sâu sắc đến đời sồng tinh thần, đời sống văn hoá của người Hà Nội. Thông qua lễ hội và trong lễ hội mọi hành động đều chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Nó là thời điểm gắn bó các thành viên của cộng đồng lại với nhau. Nó là thời điểm mà đời sống văn hoá của mọi người được tổ chức chặt chẽ và có quy mô, do đó được nâng lên một trình độ ao hơn so với những ngày thường, và đó còn là thời điểm hội tụ các khả năng sàng tạo hội tụ các thể loại văn nghệ, đưa lại niểm phấn khởi hào hứng cho mọi người. Qua điều tra về các lễ hội Hà Nội, riêng ở nội thành thì lễ hội ở “Thăng Long tứ trấn” là đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và Quán (hay Đền) Trấn Vũ đều diễn ra hàng năm với nghi thức ngày một trang trọng. Trong khu Phố Cổ còn có một số đình đền như đình Đồng Lạc số 38 Hàng Đào, đình Đại Lợi số 50 Gia Ngư, đình Trang Lâu số 77 Nguyễn Hữu Huân, đình Đông Hà số 46 Hàng Gai các truyền thuyết đó đã hàng bao đời in sâu vào trí óc, tình cảm của nhân dân và do đó đã có một sức sống mạnh mẽ. Vừa có thể coi như một tư liệu bổ sung cho chính sử và nhất là đã trở thành một thế giới tâm linh mà mọi người có thể tìm được ở đó một nguồn năng lượng vô hình nhưng đầy tin tưởng. Một di tích nữa chứng minh lịch sử lâu đời và đồng thời cũng là một khía cạnh của tâm linh người Hà Nội thời cổ sơ là ddền Hương Nghĩa, số 13B phố Dào Duy Từ. Đền thờ Cao Tử, em con chú ruột ông Cao Thông, tức Cao Lỗ, người đã chế tạo ra chiếc nỏ thần kỳ giúp vua Thục An Dương Vươngđánh quân xâm lược Triệu Đà. Cao Tử có tài võ nghệ, từng thi diễn tại thành Cổ Loa và được vua Thục gả công chúa Phương Minh là con gái thứ ba, em của Mỵ Châu. Ông chỉ huy quân Thuỷ và đã đánh bại Triệu Đà nhiều lần, sau khi Trọng Thuỷ đánh lừa Mỵ Châu lấy cắp được bí mật nỏ thần và phản bội đem quân xâm lấn. Cao Tử dàn bày thế trận ở Khu Kiên Nghĩa trên bờ sông Tô, ngồi trên voi chửi mằng Trọng Thuỷ và thúc quân tiến đánh. Vì lực lượng chênh lệch nên bị thua. Cao Tử đã hy sinh ở trong dòng sông “Tô Lịch cùng voi chiến”. Sau khi mất, ông được thờ ở Hương Nghĩa và đình Ngũ Đằng, phố Hàng Bè. Đền Ngũ đằng có cả tượng voi đá và trước đây còn giữ được đôi câu đối khá tiêu biểu: “Tô chữ mô ba đào, nhất phiến tinh trung truyền Thục sử Lao thành huyền nhật nguyệt, cửu trùng hoa cổn tự Đinh triều” Dịch là: “ Sông Tô nổi dậy sóng căm hờn, tấc dạ tinh trung truyền sử Thục Thành Loa treo cao vầng nhật nguyệt, áo hoa phong tặng vi triều Đinh” (Đền Hương Nghĩa nay còn giữ được tương đối tốt, còn đền Ngũ Đằng rất tiếc đã bị biến thành cửa hàng!) Trong khu phố cổ còn có một đình đền khác thờ Tản Viên và hai anh em là Cao Sơn và Quý Minh, tượng trưng cho núi Ba Vì, từ xưa vẫn còn là núi thiêng của cả nước, đồng thời cũng được coi là bức chắn phía Bắc của kinh thành Thăng Long. Như đinhg Đồng Lạc ở 38 Hàng Đào , đình Đại Lợi ở số 50 Gia Ngư, đình Trang Lâu số 77 Nguyễn Hữu Huân, đình Đông Hà số 46 Hàng Gai các truyền thuyết đó đã hàng bao đời in sâu vào trí óc, tình cảm của nhân dân và do đó đã có một sức sống mạnh mẽ. Vừa có thể coi như tư liệu bổ sung cho chính sử và nhất là đã trở thành một thế giới tâm linh mà mọi người có thể tìm được ở đó một nguồn năng lượng vô hình nhưng đầy tin tưởng. Ngoài ra khu phố cổ còn là nơi phát nguồn của sông Tô Lịch, nơi mà sau này thành phường khương Giang Khẩu nổi tiếng. Có thể tin chắc rằng chỗ ngã ba sông Cái và sông Tô là một địa điểm dân cư khá lâu đời. Của sông Tô lần đầu tiên được ghi trong sử như một vị trí chống ngoại sâm hiểm yếu vào năm 545 khi Lý Bí dựng thành luỹ tại đây để chống quân xâm lược Trần Bá Tiên. Bọn đô hộ sau đó đã nhận thấy vị trí chiến lược xung yếu của khu vực này nên đến năm 607, chúng đã dời đô sở đô hộ từ Long Biên (Bắc Ninh) sang nơi đây, mà chúng đặt tên là Tống Bình. để đề phòng những cuộc tấn công của người bản địa, chúng bắt dân chúng xây dựng những thành kiên cố, bắt đầu từ Khâu Hoà năm 621 sau đến Trương Bá Nghi và cuối cùng là Cao Biền (Thế kỷ thứ 9). Thời gian này đã hình thành một tín ngưỡng thờ thần Long Đỗ, tương truyền đã hiện ra trên không, khi Cao Biền, viên đô hộ đã đắp thành Đại La - Một buổi trưa ra chơi Cửa Đông ngoài thành, y đã sợ hãi, vội tìm đồng và sắt làm bùa yểm chôn xuống đất với hy vọng chế ngự được thần. Cao Biền phải than: “Đất nơi đây thật anh linh, ta phải mau về phương Bắc”. Và y đã dựng đền, đắp tượng thờ. Trong khu Phố Cổ còn có một truyền thuyết khá nổi tiếng kể rằng Lý Công Uẩn khi chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra đây nhiều lần xây đắp thành không xong, đã cầu đảo và thấy hiện ra một con ngựa trắng đi vòng quanh khu vực định làm thành rồi vào trong đền biến mất. Lý Công Uẩn đã dựa theo dấu vết chân ngựa để xây thành và công trình đã thành công nhanh chóng. Đó là thần Long Đỗ đã hiện lên giúp vua Lý, được vua đặt tên là Bạch Mã. Hiện nay thần Long Đỗ tức Bạch Mã được thờ tại đền Bạch Mã ở Hàng Buồm. Tín ngưỡng Long Đỗ - Bạch Mã đã cùng tín ngưỡng các thiên thần, thiên thần thời Hùng Vương, nói lên tâm hồn người Thăng Long - Hà Nội yêu nước, yêu đồng bào thắm thiết. Một khía cạnh văn hiến trong khu Phố cổ Hà nội của Thăng Long là tâm linh hướng tổ, tức lòng ngưỡng mộ tổ tiên; hướng vào cội nguồn, không “xanh như lá bạc như vôi”. Dù ở bốn phương, tứ trấn qui tụ về đây dân chúng vẫn luôn nhớ về làng quê gốc cũ. Sự hiện diện của khá nhiều đình đền gọi là “vọng từ, vọng đình” đã chứng minh điều đó: Nhị Khê vọng từ phố Hàng Hành, Trâu Khê vọng đình phố Hàng Giày, hai đình Hàng Bạc ở phố Hàng Bạc(42 và 50), hai đình Hàng Giày ở ngõ Hài Tượng và ở phố Hàng Hành, đình Hàng Quạt (Hàng Quạt), đình thợ thêu (ngõ Tạm Thương), đình Thợ Nhuộm (phố Hàng Đào), hai đình thợ Rèn (phố Lò Rèn và Lò Sũ) v.v Ngoài làng nghề lại có cả làng văn (thực ra văn cũng là một nghề). ở phố Hàng Bông, số 68 là đình Lương Ngọc do dân làng này vốn ở huyện Bình Giang (hải Dương) ra đây sinh sống và xây nên. Lương Ngọc là quê của nhà thơ nổi tiếng Phạm Quý Thích từng mở một trường dạy học đào tạo rất nhiều danh sĩ: Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu có lẽ trường học ngay đình này, vì tại đây có một câu đối khá tiêu biểu: “Giáp khoa tạc vọng truyền kinh quốc Văn hiến danh hương ngưỡng đẩu sơn” Dịch là: “Tiếng đức lớn giáp khoa, truyền khắp kinh đô đất nước, Chốn danh thơm văn hiến ngửa trông Bắc Đẩu Thái Sơn” (Bắc Đẩu Thái Sơn là tượng trưng cho thầy dạy đáng kính trọng) Ngõ phất lộc có ngôi đình Tiên Hạ của dân làng Phất Lộc. Phất Lộc thuộc huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình có ông tổ họ Bùi ra Thăng Long học ở trương Giám rồi định cư ra đây. Họ này vừa buôn bán, vừa có nhiều người nổi tiếng về văn học như Bùi Tú Lĩnh, Bùi Khánh Diễn. Chính họ này đã bỏ tiền tậu đất, làm nhà dựng văn chỉ huyện Thọ Xương tại phố Bạch Mai. Không chỉ họ Bùi, trong ngõ này còn có nhà thờ họ Đinh, họ Lê cả ba nhà thờ họ này là những dấu tích của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Những di tích trên, không những cho thấy sức hút của kinh đô Thăng Long và chủ yếu là trung tầm kinh tế của Thủ đô, tức khu phố cổ, đối với các tỉnh khác của cả nước, mà mặt khác còn thể hiện một khía cạnh đáng yêu, đnág quí của tâm hồn dân tộc, tình lưu luyến quê hương xứ sở, trước sau như một, tình làng nước, đoàn kết giữa những người cùng một quê hương. Khu Phố Cổ chính là nơi đã lưu giữ - ngoài những công trình văn hoá còn có nhiều giá trị tinh thần mà ngày hôm nay có thể giúp chúng ta nhìn ra những khía cạnh khác nhau của tâm hồn người Thăng Long xưa để lựa chọn, thừa kế, xây dựng một khu Phố Cổ trong lòng thành phố Hà Nội. Các dòng họ Hà Nội “Uống nước nhớ nguồn” từ lâu đã là một đạo lý Việt Nam, từ vô thức, tiềm thức đến ý thức. Vì thế nguyên lý cùng dòng nguồn khi tiểm ẩn, lúc bộc phát đang và sẽ còn đóng vai trò làm mền dẻo đi các nguyên lý xã hội khác như nguyên lý láng riềng, nguyên lý giai cấp phải chăng vì thế CHủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời hay nói đến : “ Đại gia đình các dân tộc Việt Nam”, “bốn phương vô sản đều là anh em” Con người ta luôn có nhu cầu muốn biết về cội nguồn của mình. Đó là gốc rễ tình cảm - tính người về sự trở lại cội nguồn. Đồng thời nó còn có nguyên nhân xã hội - tâm linh sâu rộng hơn. Nói đến những dòng họ ở Hà Nội thì rất nhiều, qua kết quả đièu tra hiện có tới hơn 200 họ khác nhau ở Hà Nội và những vùng phụ cận. Trong đó nổi lên rất nhiều dòng họ tiêu biểu ví như: Họ Nguyễn - Kim Lũ, Họ Vũ - Đan Loan với nghề nhuộm nổi tiếng cùng sáu họ khác ở Xứ Đông sáng lập khu ngõ Phất Lộc và rất thạo kinh doanh. Ai cũng biết ngõ Phất Lộc là nơi gợi hứng bất tuyệt góp phần hình thành một phong cách nghệ thuật “Phố Phái” (Bùi Xuân Phái). Tục lệ hương ước Hà Nội Thăng Long Hà Nội tuy là Kinh Đô, là đô thị lớn nhất của cả nước nhưng vẫn là “Kẻ Chợ” của “Kẻ Quê”, ở đó có các thôn làng phố phường đan xen và cùng nhau tồn tại qua trường kỳ lịch sử. Trong xã hội Việt Nam xưa các tổ chức đó thường đặt ra những điều ước để ràng buộc chế ngữ lẫn nhau, đièu hoà giả quyết các tranh chấp va chạm. Những điều ước ấy được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Hương ước, hương khoán, quy ước, lệ định, tục lệ nhưng tất cả được xây dựng tại địa phương, với yêu cầu cụ thể của từng địa phương. Cho đến đầu thế kỷ XX do yêu cầu của chính quền đương thời, các thôn làng phường phố của Hà Nội cũng như cả nước cũng phải tự kê khai hưiơng ước của địa phương mình theo khuôn mẫu qui định. Hiện nay theo số liệu điều tra, Hà Nội còn lưu giữ được hàng trăm bản hương ước bằng chữ Hán và chữ Nôm.Dân gian ta đã có câu “Phép vua thua lệ làng” điều đó nói lên sức mạnh và tác dụng gắn kết của hương ước đối với từng cộng đồng nhỏ. Tìm hiểu, nghiên cứu những bản hương ước, tục lệ của Hà Nội chúng ta có thể hình dung được các mặt sinh hoạt xã hội rất đa dạng thời xưa. Và cũng từ đó ta dễ dàng nhận thấy những mặtu tích cực, những điểm còn hạn chế của hương ước xưa. Tích cực ở chỗ các bản hương ước đều bao gồm những điều lệ rất chặt chẽ. Ai vi phạm hương ước là vi phạm đến cả cộng đồng, sẽ bị sử phạt theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đó chính là cơ sở để giữ yên kỷ cương phép nước. Mã duy trì được kỷ cương phép nước. Mã duy trì được kỷ cương phép nước chính là để xây dựng một xã hội có luật pháp, thì có lẽ một chính thể nào, một xã hội nào cũng cần đạt tới. Giá trị kiến trúc và cảnh quan Với một diện tích khoảng 100ha,nhưng đã tích tụ rất nhiều những yếu tố kinh tế, xã hội, tập quán, truyền thống nhưng nổi bật hơn cả là các yếu tố, những vẻ đẹp vừa rất giản dị, mộc mạc, vừa rất đặc thù về bản sắc của một dân tộc có nền văn hoá, kiến trúc, tâm linh rất riêng thông qua một không gian tổng thể với cái tên rất ẩn tượng: “Khu Phố cổ Hà nội”. Đó là cái tên mà ngày nay, mỗi khi nhắc đến, dù là người trong nước hay người nước ngoài đều nghĩ đến một cái gì đó rất đáng trân trọng. Bởi lẽ, tại đây đã chứa đựng và phản ảnh khá đầy đủ về các loại hình kiến trúc như nhà ở, đình, chùa, chợ búa, đường đi lối lại, đại diện cho một thời kỳ hình thành và xây dựng của Thủ đô chúng ta, Thủ đô Hà Nội. Kiến trúc đô thị là biểu hiện văn hoá vật chất của cộng đồng được hình thành qua quá trình phát triển liên tục và tuân theo qui luật tiếp biến văn hoá. Vì vậy, nhận diện bản sắc văn hoá đô thị, có một phần quan trọng thông qua các giá trị của kiến trúc đô thị. Khu Phố Cổ là thành phần quan trọng trong hệ thống trung tâm lịch sử của Hà Nội - nơi tập trung cao nhất mọi hoạt động của đô thị, là hình ảnh đại diện các giá trị văn hoá đô thị của Hà Nội. Các giá trị văn hoá của khu Phố cổ Hà nội được nhận biết đồng thời qua các đặc trưng hình thái kiến trúc, cảnh quan đô thị và qua ý nghĩa tượng trưng của kiến trúc đô thị vốn được tạo thành bởi phương thức tổ chức, đặc thù về hoạt động kinh tế xã hội và văn hoá của cộng đồng dân cư. Hai yếu tố này luôn đi cùng nhau và kết hợp hữu cơ với nhau để tạo nên giá trị thống nhất của kiến trúc đô thị. Giá trị hình thái và ý nghĩa tượng trưng của kiến trúc đô thị vừa tác động, vừa bị chi phối bởi trạng thái tâm lý của con người khi sử dụng và nhân thức về không gian kiến trúc đô thị. Rõ ràng, yếu tố tượng trưng hay cao hơn là yếu tố biểu tượng của kiến trúc liên hệ chủ yếu đến di sản văn hoá và kiến trúc, tạo nên ấn tượng sâu sắc trong cảm nhận các giá trị của kiến trúc. Do đó có thể nói, đặc trưng văn hoá đô thị Hà Nội dễ dàng được cảm nhận trong cấu trúc chức năng và không gian 36 phố phường, trước hết thông qua các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử cùng những huyền thoại lối sống và nhiều biểu thị văn hoá vốn trải thời gian đã được định hình. Đặc điểm dân gian thể hiện rất rõ trong cách tổ chức khu phố trên cơ sở đơn vị phường nghề với phương thức sản xuất, tổ chức xã hội và các thiết chế văn hoá, tín ngưỡng và đương nhiên là cả cách thức xây dựng có nguồn gốc từ nông thôn. Phố xuất hiện sau phường do nhu cầu trao đổi thương nghiệp tăng dần. Phố là bộ phận của phường, thuộc về phường và là bộ mặt của phường. Đồng thời phố là thành phần liên kết các phường khác nhau trong mối quan hệ hỗ tương và tạo nên một mạng lưới. Đó là cấu trúc đô thị. Sự hình thành tuyến phố quyết định sự hình thành ô phố. Sở dĩ mạng lưới đường phố và ô phố trong khu 36 phố phường có kích thức nhỏ và không đồng đều về hình dạng bởi vì quá trình hình thành và phát triển phường, phố là quá trình mang tính tự phát, phát triển theo nhu cầu, dường như không dự kiến trước và hoàn toàn bị chi phối bởi điều kiện địa hình tự nhiên. Các tuyến phố hình thành từ chính những con đường nhỏ vốn kiêm chức năng thuỷ lợi thường có hình dáng tự nhiên, quanh co. Việc hình thành các đơn vị phường đã tác động tới kiến trúc của khu Phố Cổ. Chúng ta có thể thấy điều này qua sự phát triển của các nhà hình ống đó là nhà dài có mặt tiền hẹp gọi là nhà ở hàng phố, phòng quay ra phố dùng làm cửa hàng và làm hàng. Nhà ở trong khu “36 phố phường”có đặc trưng mặt tiền hẹp và chiều sâu nhà rất dài vì thế có tên gọi phổ biến là “nhà hình ống”. Chúng cũng còn được gọi là “nhà ở hàng phố”. Phần lớn các kiểu nhà truyền thống mà ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy trong khu vực phố cổ được xây từ cuối thế kỷ XIX hoặc được xây lại vào đầu thế kỷ XX. Nhà hình ống quay mặt ra mặt phố, chiều rộng trung bình của mặt tiền từ 2m tới 4m, trong khi đó chiều dài có thể từ 20m tới 60m và có một số trường hợp lên tới 150m. Nhà có nhiều lớp và cách nhau bằng những sân trong, các sân trong thông thoáng để lấy ánh sáng tự nhiên. Sân trong còn là nơi diễn ra các hoạt động đa năng của nhà. Ngoài sân trong, trong các ngôi nhà này trước đây còn có các mảnh vườn nhỏ. Trong khu phố cổ ngoài nhà ở buôn bán của dân cư hiện còn 54 ngôi đình, 6 chùa, 22 đền, 3 miếu tổng cổng là 85 công trình tôn giáo tín ngưỡng trên khu vực khoảng 100ha, có thể nói mật độ công trình tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố Cổ thuộc loại cao. Phần lớn các công trình này có lịch sử khởi dựng cũng đã lâu mang dấu ấn của các thời xưa. Với lối kiến trúc truyền thống dựng từ gỗ, gạch với các hệ kết cấu vì kèo gỗ của nhiều thời kỳ, các không gian đình, đền, chùav.v này là các không gian tâm linh mang tính cộng đồng, nó có mối quan hệ vô hình với các không gian tâm linh riêng của từng ngôi nhà, trong khu 36 phố phường. Các không gian văn hoá cổ này từ khi khởi dựng đến nay vẫn đang hoạt động, và ngày nay với xu thế quay về với triết học phương Đông, coi trọng tâm linh, các không gian văn hoá cổ đã góp phần tạo nên đặc trưng của khu 36 phố phường . Giới thiệu về các giá trị của khu phố cổ Hà Nội (17-12-2004) (theo Hanoi Portal) Khu “36 phố phường” Hà Nội nằm ở phía đông bắc thành cổ trong gần 10 thế kỷ đã. văn hoá đô thị của Hà Nội. Các giá trị văn hoá của khu Phố cổ Hà nội được nhận biết đồng thời qua các đặc trưng hình thái kiến trúc, cảnh quan đô thị và qua ý nghĩa tượng trưng của kiến trúc. người hiểu về các món ăn của người Hà nội. Phong cách ăn của người Hà Nội: ăn vì lý do gì, ăn ở đâu, ăn với ai, ăn những món gì? Từ xa xưa khu phố cổ vẫn là nơi tập trung những hàng ăn có tiếng,

Ngày đăng: 04/07/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan