De Kiem tra HKII 2009-2010 GDTX

4 161 0
De Kiem tra HKII 2009-2010 GDTX

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN TRUNG TÂM GDTX&KTTH-HN MỘC HÓA KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010 Môn: Vật Lý Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề 132 Họ, tên học viên: Số báo danh: Câu 1: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là A. Bước sóng của ánh sáng kích thích. B. Bước sóng giới hạn của ánh sáng kích thích đối với kim loại đó. C. Bước sóng của riêng kim loại đó. D. Công thoát của các electron ở bề mặt kim loại đó. Câu 2: Hạt nhân 24 11 Na có A. 11 prôtôn và 24 nơtron. B. 13 prôtôn và 11 nơtron. C. 24 prôtôn và 11 nơtron. D. 11 prôtôn và 13 nơtron. Câu 3: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây? A. Độ định hướng cao. B. Độ đơn sắc cao. C. Cường độ lớn. D. Công suất lớn. Câu 4: Hạt nhân 60 27 Co có khối lượng là 55,940u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u; 1u = 931Mev/c 2 . Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 60 27 Co là A. 54,4MeV. B. 70,4MeV. C. 48,9MeV. D. 70,5MeV. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tia tử ngoại bị thạch anh hấp thụ nếu bước sóng nhỏ hơn 200nm. B. Tia tử ngoại không có tác dụng diệt khuẩn. C. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt người có thể thấy được. D. Tia tử ngoại là bức xạ do vật có khối lượng riêng lớn bị kích thích phát ra. Câu 6: Một lượng chất phóng xạ có khối lượng m 0 . Sau 5 chu kỳ bán rã khối lượng chất phóng xạ còn lại là A. 0 m 5 . B. 0 m 25 . C. 0 m 32 . D. 0 m 50 . Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số khối A bằng nhau. B. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số proton bằng nhau, số nơtron khác nhau. C. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số nơtron bằng nhau, số proton khác nhau. D. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có khối lượng bằng nhau. Câu 8: Chọn câu đúng. Một chùm ánh sáng đơn sắc, sau khi đi qua lăng kính thủy tinh thì A. không bị lệch và không đổi màu. B. vừa bị lệch, vừa đổi màu. C. chỉ bị lệch mà không đổi màu. D. chỉ đổi màu mà không bị lệch. Câu 9: Hạt nhân đơteri 2 1 D có khối lượng 2,0136u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u; 1u = 931Mev/c 2 . Năng lượng liên kết của hạt nhân 2 1 D là A. 2,02MeV. B. 0,67MeV. C. 1,86MeV. D. 2,23MeV. Câu 10: Chọn câu không đúng? A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng. B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh. C. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang. D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khoẻ con người. Trang 1/4 - Mã đề 132 Câu 11: Hằng số phóng xạ λ và chu kỳ bán rã T liên hệ nhau bởi hệ thức A. λ = T.ln2. B. λ .T = ln2. C. T 0,693 λ = . D. 0,693 T λ = − . Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng thích hợp. B. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng electron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng. C. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng electron liên kết được giải phóng thành electron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp. D. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại. Câu 13: Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng. Hai khe Young cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh trên cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ , khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp đo được là 4mm. Bước sóng của ánh sáng đó là: A. λ = 0,40 m µ . B. λ = 0,50 m µ . C. λ = 0,55 m µ . D. λ = 0,60 m µ . Câu 14: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35 m µ . Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng là A. 0,2 m µ . B. 0,4 m µ . C. 0,1 m µ . D. 0,3 m µ . Câu 15: Phép phân tích quang phổ là A. Phép phân tích một chùm sáng nhờ hiện tượng tán sắc. B. Phép phân tích thành phần cấu tạo của một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra. C. Phép đo vận tốc và bước sóng của ánh sáng từ quang phổ thu được. D. Phép đo nhiệt độ của một vật dựa trên quang phổ do vật phát ra. Câu 16: Phản ứng nhiệt hạch là sự A. phân chia hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn kèm theo sự tỏa nhiệt. B. kết hợp của hai hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn trong điều kiện nhiệt độ rất cao. C. kết hợp của hai hạt nhân trung bình thành một hạt nhân nặng hơn trong điều kiện nhiệt độ rất cao. D. phân chia hạt nhân rất nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn. Câu 17: Trong phản ứng hạt nhân: 2 2 1 1 D D X p + → + và 23 20 11 10 Na p Y Ne + → + thì X và Y lần lượt là A. α và triti. B. Prôton và α . C. Triti và đơtêri. D. Triti và α . Câu 18: Hai khe Young cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 m.µ Các vân giao thoa hứng được trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2mm có A. vân tối, ứng k = 3. B. vân tối, ứng k = 2. C. vân sáng, ứng k = 2. D. vân sáng, ứng k = 3. Câu 19: Hạt nhân 226 88 Ra phóng xạ alpha α cho hạt nhân con A. 226 87 Fr . B. 4 2 He . C. 222 86 Rn . D. 226 89 Ac . Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tia hồng ngoại có tần số cao hơn tần số của tia sáng vàng. B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của tia sáng đỏ. C. Bức xạ tử ngoại có tần số cao hơn tần số của bức xạ hồng ngoại. D. Bức xạ tử ngoại có chu kỳ lớn hơn chu kỳ của bức xạ hồng ngoại. Câu 21: Mẫu nguyên tử Bohr khác mẫu nguyên tử Rutherford ở điểm nào dưới đây? A. Hình dạng quỹ đạo của các êlectron. B. Lực tương tác giữa êlectron và hạt nhân nguyên tử. C. Trạng thái có năng lượng ổn định. D. Mô hình nguyên tử có hạt nhân. Câu 22: Chỉ ra phát biểu sai Trang 2/4 - Mã đề 132 A. Quang trở và pin quang điện đều hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện ngoài. B. Quang trở là một điện trở có trị số phụ thuộc cường độ chùm sáng thích hợp chiếu vào nó. C. Pin quang điện là dụng cụ biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng. D. Pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng quang dẫn. Câu 23: Công thức tính khoảng vân giao thoa là A. i D a λ = . B. i D a λ = . C. i a D λ = . D. i D 2a λ = . Câu 24: Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 2pF, (lấy π 2 = 10). Tần số dao động của mạch là A. f = 2,5MHz. B. f = 1Hz. C. f = 2,5Hz. D. f = 1MHz. Câu 25: Sắp xếp thang sóng điện từ theo thứ tự tăng dần bước sóng A. Tia gamma, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến. B. Tia X, tia gamma, tia hồng ngoại , sóng vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy. C. Ánh sáng nhìn thấy, sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, tia gamma. D. Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại,tia X, tia gamma. Câu 26: Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng ? A. Sóng điện từ mang năng lượng. B. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa. C. Sóng điện từ là sóng ngang. D. Tốc độ sóng điện từ gần bằng vận tốc ánh sáng. Câu 27: Một chất phóng xạ sau 10 ngày đêm giảm đi 3/4 khối lượng ban đầu. Chu kì bán rã là A. 24 ngày B. 15 ngày C. 5 ngày D. 20 ngày Câu 28: Vị trí vân sáng trong thí nghiệm giao thoa của Young được xác định bằng công thức nào sau đây? A. x k D a λ = . B. x k D 2a λ = . C. x (2k 1) D 2a λ + = . D. x 2k D a λ = . Câu 29: Cho phản ứng hạt nhân: 27 30 13 15 Al P n α + → + , khối lượng của các hạt nhân là m α = 4,0015u; m Al = 26,97435u; m P = 29,97005u; m n = 1,00866u; 1u = 931Mev/c 2 . Năng lượng mà phản ứng này tỏa ra hoặc thu vào là bao nhiêu? A. Toả ra 4,275152MeV. B. Thu vào 2,67197MeV. C. Toả ra 4,275152.10 -13 J. D. Thu vào 2,67197.10 -13 J. Câu 30: Ứng dụng nào sau đây là của hiện tượng phóng xạ ? A. Phương pháp nội soi. B. Phương pháp điện phân nóng chảy. C. Phương pháp nguyên tử đánh dấu. D. Phuơng pháp phân tích quang phổ. Câu 31: Từ hiện tượng tán sắc và giao thoa ánh sáng, kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường? A. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn. B. Chiết suất của môi trường như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc. C. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng dài. D. Chiết suất của môi trường nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua. Câu 32: Hạt nhân 234 92 U phóng xạ phát ra hạt α , phương trình phóng xạ là A. 234 234 92 90 U U α → + . B. 234 2 232 92 4 88 U He U → + . C. 234 4 232 92 2 90 U He U → + . D. 234 230 92 90 U U α → + . Câu 33: Trong thí nghiệm của Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn 1m, chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 m µ . Khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp A. 0,5mm. B. 0,1mm. C. 1,25mm. D. 2,5mm. Câu 34: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ? Trang 3/4 - Mã đề 132 A. Phóng xạ là quá trình hạt nhân tự phát ra tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác. B. Phóng xạ là trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân. C. Phóng xạ tuân theo định luật phóng xạ. D. Phóng xạ là một quá trình tuần hoàn có chu kỳ T gọi là chu kỳ bán rã. Câu 35: Xét ba mức năng lượng E K , E L và E M của nguyên tử hydrô. Một photon có năng lượng bằng E M − E K bay đến gặp nguyên tử này. Nguyên tử sẽ hấp thụ phôton và chuyển trạng thái như thế nào? A. Hấp thụ nhưng không chuyển trạng thái. B. Không hấp thụ. C. Hấp thụ rồi chuyển thẳng từ K lên M. D. Hấp thụ rồi chuyển dần từ K lên L rồi lên M. Câu 36: Trong hiện tượng giao thoa ánh sáng đơn sắc, vân tối là nơi hai sóng ánh sáng gặp nhau A. Cùng pha với nhau và tăng cường lẫn nhau. B. Ngược pha với nhau và triệt tiêu lẫn nhau. C. Có cùng biên độ. D. Có cùng tần số. Câu 37: Kết luận nào sau đây về bản chất của các tia phóng xạ dưới đây là không đúng? A. Tia γ là sóng điện từ. B. Tia α là dòng các hạt nhân nguyên tử hêli 4 2 He . C. Tia β là dòng các hạt mang điện. D. Tia α, β, γ đều có chung bản chất là sóng điện từ có bước sóng khác nhau Câu 38: Tia nào sau đây không do các vật bị nung nóng phát ra A. tia Röentgen. B. ánh sáng nhìn thấy. C. tia tử ngoại. D. tia hồng ngoại. Câu 39: Cho các chùm sáng màu: trắng, đỏ, vàng, tím. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Ánh sáng tím bị lệch về đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất. B. Mỗi chùm ánh sáng trên đều có một buớc sóng xác định. C. Ánh sáng trắng khi qua máy quang phổ sẽ thu dược quang phổ liên tục. D. Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang điện? A. Là hiện tượng hiện tượng electron bật ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó. B. Là hiện tượng hiện tượng electron bật ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng. C. Là hiện tượng hiện tượng electron bật ra khỏi bề mặt tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác. D. Là hiện tượng hiện tượng electron bật ra khỏi bề mặt tấm kim loại do bất kỳ nguyên nhân nào khác. HẾT Trang 4/4 - Mã đề 132 . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN TRUNG TÂM GDTX& amp;KTTH-HN MỘC HÓA KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010 Môn: Vật Lý Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc. được vì nó làm cho một số chất phát quang. D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khoẻ con người. Trang 1/4 - Mã đề 132 Câu 11: Hằng số phóng xạ λ và chu kỳ bán rã T liên hệ nhau bởi hệ thức A Trạng thái có năng lượng ổn định. D. Mô hình nguyên tử có hạt nhân. Câu 22: Chỉ ra phát biểu sai Trang 2/4 - Mã đề 132 A. Quang trở và pin quang điện đều hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện

Ngày đăng: 04/07/2014, 06:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan