SỞ GD & ĐT BẠC LIÊU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT ĐIỀN HẢI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số :……./BCTHPT. ĐH ooOoo Điền Hải, ngày 13 tháng 12 năm 2009 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM HỌC 2008 – 2009 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009 – 2010 MÔN: ĐỊA LÍ ( THPT ) I.Đặc điểm môn học: 1.Tính đặc trưng của môn học: Địa lí là môn khoa học tự nhiên – xã hội. Hệ thống kiến thức của môn địa lí bao gồm cả lý thuyết và thực hành, có tác động rất lớn đến thái độ, hành vi ứng xử của học sinh ( HS ) trong cuộc sống. Môn địa lí có mối lien hệ mật thiết với nhiều môn khoa học khác như Toán, văn, lịch sử, vật lí, GDCD… đây là môn học cung cấp kiến thức, những hiểu biết về Trái Đất, về môi trường sống của con người, về thiên nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội của con người trên phạm vi tòan thế giới, trong khu vực và ngay trong vùng quốc gia hay vùng lãnh thổ. Do đó, đòi hỏi học sinh phải nắm những hiểu biết cơ bản về những vấn đề trên đây, đồng thời phải rèn luyện được những kỹ năng địa lí nhất định. Qua đó phải có thái độ hành vi đúng đắn với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống một cách tích cực, hiệu quả. 2.Yêu cầu chung về kiến thức và phương pháp dạy học bộ môn : Như đã nói ở trên, Địa Lí là môn khoa học có nội dung kiến thức rất rộng, bao gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội, mà các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, để hiểu và giải thích được mối quan hệ đó yêu cầu học sinh phải nắm được các khái niệm, các đặc điểm, tính chất cơ bản của các sự vật hiện tượng địa lí, các quy luật địa lí, nét đặc trưng của các vùng lãnh thổ, các quốc gia… Tuy nhiên, các khái niệm, các đặc điểm …của các sự vật và hiện tượng thường mang tính không gian, mang tính trừu tượng ( ví dụ như: Địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởng kinh tế…) nên trong quá trình giảng dạy môn địa lí đòi hỏi giáo viên phải phối hợp hài hòa các phương pháp dạy và học như thuyết giảng, vấn đáp, đóng vai, thảo luận nhóm…, đặc biệt phải thường xuyên sử dụng phương pháp trực quan như sử dụng hình ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu… kết hợp với việc sử dụng kênh chữ trong SGK để giúp học sinh khai thác kiến thức một cách hiệu quả nhất, từ đó học sinh sẽ hiểu bài và nhớ bài lâu hơn. Ngoài việc sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống như phấn, bảng… thì máy chiếu overhead, đặc biệt là máy Projector ngày nay đã trở thành một công cụ quan 1 Trường THPT Điền Hải trọng giúp giáo viên có thể sử dụng những tiện ích của CNTT vào trong giảng dạy, cụ thể là giảng dạy bằng giáo án điện tử. Nếu biết khai thác tốt, thì thông qua tiết dạy, nhiều thông tin, hình ảnh của các sự vật và hiện tượng địa lí trực quan sinh động sẽ được truyền tải đến học sinh một cách nhanh chóng, cụ thể , giúp học sinh hiểu bài tốt hơn, hứng thú học tập hơn với bộ môn địa lí. Bên cạnh những yêu cầu mang tính đặc thù của bộ môn, dạy học địa lí cũng phải đáp ứng được những yêu cầu chung như: - Phải đảm bảo mục tiêu bài học, đảm bảo tính hệ thống, chuẩn kiến thức, sát với thực tiễn, tích hợp giáo dục môi trường và lien hệ thực tiễn. - Dạy học phải được tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập như hoạt động cá nhân, cả lớp, nhóm. - Trong quá trình dạy học phải chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, tăng cường thực hành, gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. Cần chú ý đa dạng nội dung, hình thức, cách thức kiểm tra đánh giá để tăng cường hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá, đảm bảo học thật, thi thật, kết quả thật. II.Tình hình hoạt động của tổ năm học 2008 – 2009: 1.Tình hình chung: -Tổ có 4 thành viên ( 2 nam, 2 nữ ), trong đó 1 đại học, 3 cao đẳng. Thâm niên cao nhất là 9 năm, thấp nhất là 3 năm ( trong đó có 3 GV trực tiếp dạy khối THPT, 1 GV dạy khối THCS ) Năm học 2008 – 2009 trường có: 18 lớp. Khối 10: 7 lớp tổng số 297 học sinh. Khối 11 6 lớp tổng số 214 học sinh Khối 12 5 lớp tổng số 214 học sinh Quá trình hoạt động của tổ có những thuận lợi và khó khăn như sau: Thuận lợi: - Giáo viên trẻ nhiệt tình và không ngừng trau dồi học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng góp ý, động viên đồng nghiệp để cùng tiến bộ. - Ý thức học tập của HS cũng được nâng lên. - Sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo, BGH. - Trong mỗi kỳ họp tổ, nhóm bộ môn tiến hành trao đổi, góp ý, thống nhất nội dung, cách dạy các bài khó, rút kinh nghiệm tiết dự giờ, nhờ đó mà chất lượng giảng dạy ngày càng nâng cao. - Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn, được tiếp cận với những phương pháp, phương tiện dạy học mới. Đây là cơ hội để mỗi người được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời có điều kiện để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp trong giảng dạy và kiểm tra, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Khó Khăn: 2 Trường THPT Điền Hải - Cơ sở vật chất (phòng học, thiết bị công nghệ ) còn hạn chế, chưa có phòng chuyên môn. - Tất cả giáo viên còn trẻ về tuổi đời cũng như tuổi nghề, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, một số ít chưa thể hiện sự tâm huyết với nghề. - Tiếp cận công nghệ thông tin của GV trong việc giảng dạy còn nhiều hạn chế. - Vai trò của bộ môn không được sự nhìn nhận đúng mức cả về phía cha mẹ học sinh và bản thân học sinh. Nhìn chung trong năm học 2008 – 2009, mặc dù còn có nhiều khó khăn, trở ngại nhưng các thành viên trong nhóm bộ môn đã biết chủ động khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh sẵn có để nâng cao chất lượng dạy và học. 2. Thực trạng dạy và học bộ môn địa lí năm học 2008 – 2009: a. Khối 12: Kết quả TBM cuối năm học : Năm học G-K TB Y-K Số lượng HS SL % SL % SL % 2007 – 2008 107 49,1 93 42,7 18 8,2 218 2008 – 2009 28 13,1 90 42,1 96 44,8 214 Kết quả điểm thi TN THPT Năm học 0 – 2 2,5 – 4,5 5 – 6,5 7 – 8 8,5 – 10 Số lượng HS 2008 – 2009 09 81 97 29 02 218 Nhận Xét : - Qua bảng số liệu ta thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi, trung bình của năm 2008 – 2009 thấp hơn so với năm 2007 – 2008, tỉ lệ học sinh yếu, kém cao hơn rất nhiều. - Tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp nhìn chung còn thấp ( tỉ lệ : > 57%, so với mặt bằng tỉnh : 45%, cao hơn: 12%), đặc biệt là tỉ lệ học sinh khá – giỏi chiếm tỉ lệ nhỏ. Nguyên Nhân dẫn đến kết quả trên: * Nguyên nhân tích cực: - Về phía BGH: + Đã quan tâm sâu sát chỉ đạo kịp thời, có kế hoạch cho nhóm bộ môn có kế hoạch ôn tập từ đầu tháng 12 đối với lớp 12( tiết phụ đạo ), nhờ đó mà tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp tương đối. - Về phía giáo viên: + Đã trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng làm bài cơ bản. Tiến hành ôn tập cho học sinh bám sát theo cấu trúc đề của Bộ GD – ĐT ban hành. 3 Trường THPT Điền Hải + Trong quá trình dạy học giáo viên đã không ngừng hình thành và phát triển các kỹ năng địa lí cho học sinh : Khai thác Átlát, vẽ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu… - Về phía học sinh: Phần lớn đa số học sinh đã có sự cố gắng, có ý thức trong học tập. * Nguyên nhân hạn chế: Về phía Giáo viên: - Giáo viên bộ môn địa lí của trường đều còn trẻ tuổi đời, tuổi nghề nên còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng sư phạm ( kỹ năng Átlát, khai thác kênh hình, phương tiện dạy học…) còn hạn chế. - Đây là năm đầu tiên SGK 12 được đưa vào sử dụng đại trà, chương trình có nhiều nội dung mới và khó, dài, cũng là năm đầu tiên lớp 12 thi tốt nghiệp với chương trình mới, nên việc giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp của giáo viên còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm… - Một số ít giáo viên chưa nhiệt huyết với nghề, chưa tận tụy với học sinh. - Nội dung kiểm tra học sinh yêu về kiến thức và kỹ năng khá cao. Về phía học sinh: - Do một số học sinh chưa nghiêm túc trong quá trình học tập cộng với thiếu sự quan tâm của phụ huynh học sinh càng làm cho các em coi thường môn học, nên ở các lớp dưới các em đã không chịu học, không thích môn học, dẫn đến mất kiến thức căn bản và kết quả thi thấp là điều tất yếu. - Học sinh của trường không thi tuyển đầu vào mà chỉ xét tuyển nên có phần ảnh hưởng tới chất lượng bộ môn. - Học sinh ở vùng nông thôn nên điều kiện học tập của các em còn thiếu thốn : Átlát, dụng cụ học tập, gia đình chưa bám sát việc học của con em, nhất là học sinh lớp 12 - Giáo viên chưa thật sự quan tâm, giúp đỡ các học sinh yếu và kém. Về phía nhóm chuyên môn: - Chưa xây dựng được kế hoạch, giải pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém từ đầu năm. - Sinh hoạt tổ chuyên môn đôi lúc chưa hiệu quả. - Kế hoạch, nội dung ôn tập chưa sát đối tượng học sinh, mới chỉ xây dựng kế hoạch và đề cương ôn tập cho cả trường, chưa tập trung nhiều cho công tác dự giờ rút kinh nghiệm để kịp thời giúp đỡ giáo viên. b. Khối 10, 11: Kết quả TBM cuối năm học 2007 – 2008 : Khối Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu - kém SL % Sl % SL % SL % 10 299 23 7,7 121 40,7 102 33,7 53 17,9 Tổng số TB trở lên: 244HS ( 82,2%) 11 227 3 1,3 62 27,3 134 59,0 28 12,3 Tổng số TB trở lên: 199HS ( 87,7%) 4 Trường THPT Điền Hải Kết quả TBM cuối năm học 2008 – 2009 : Khối Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu - kém SL % Sl % SL % SL % 10 297 25 8,5 106 35,9 121 41,0 45 14,6 Tổng số TB trở lên: 252HS ( 84,8%) 11 214 11 5,1 63 32,2 103 48,1 37 14,6 Tổng số TB trở lên: 177HS ( 82,7%) Chất lượng học sinh mũi nhọn: - Năm học 2008 – 2009 trong kỳ thi HSG khối 11 đạt 1 giải nhì, 1 giải khuyến khích. - Đạt 01 huy chương bạc trong kỳ thi Olympic 30/4 Nhận Xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: - Ở khối 10: Số học sinh đạt từ trung bình trở lên năm 2008 - 2009 ( 252 HS chiếm tỉ lệ 84,8% ) so với năm 2007 – 2008 ( 244HS chiếm 82,2%) tăng 2,6%, tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm ( 3,3%) - Ở khối 11: Số học sinh đạt từ trung bình trở lên năm 2008 - 2009 ( 177 HS chiếm tỉ lệ 82,7% ) so với năm 2007 – 2008 ( 199HS chiếm 87,7%) giảm 5%, tỉ lệ học sinh yếu, kém tăng ( 2,3%). Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên: Nguyên nhân tích cực: * Về phía giáo viên: - Hướng dẫn học sinh cách học bài, ghi bài và chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh ngay từ những ngày đầu tiên khi mới bước vào lớp 10: học theo ý chính, không dàn trải, ghi ngắn gọn, đủ ý… - Đã trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng làm bài căn bản nhất gồm: cách nhận biết và vẽ từng loại biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, trả lời câu hỏi SGK…, thường xuyên nhắc nhở, rèn cho học sinh tính cẩn thận khi làm bài. - Dạy bám sát với chuẩn kiến thức của chương trình. * Về phía trò: - Đã dần dần nhận thức đúng vai trò của môn học địa lí, tình trạng chủ quan, xem thường môn học ngày càng được khắc phục. - Học sinh đã dần xây dựng cho mình thói quen tự giác học tập và làm các bài tập giáo viên giao về nhà, đặc biệt là các bài tập liên quan đến kỹ năng vẽ, nhận xét biểu đồ, phân tích, xử lí bảng số liệu. Nguyên nhân hạn chế: * Về phía Thầy: - Gv trẻ, thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động dạy và học của học sinh. - Chưa có biện pháp và giải pháp cụ thể giúp đỡ học sinh yếu – kém. - Chưa phân luồng, xác định học sinh yếu – kém. 5 Trường THPT Điền Hải - Nhóm chuyên môn hoạt động còn nặng về hành chính, chưa tập trung đi sâu vào chuyên môn. c. Hoạt động báo cáo chuyên đề, SKKN, ngoại khóa: - Tất cả các thành viên trong tổ đều tham gia viết chuyên đề hoặc sáng kiến kinh nghiệm. - Tham gia họp tổ liên trường với trường THPT Gành Hào và THPT Định Thành để học tập và trao đổi kinh nghiệm. - Tham gia hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học: đạt 1 giải khuyến khích . d. Công tác giúp đỡ học sinh yếu kém: - Nhóm chuyên môn còn nhiều hạn chế trong việc giúp đỡ học sinh yếu, kém. - Chưa tổ chức và tìm ra các biện pháp hữu hiệu giúp đỡ học sinh yếu, kém phù hợp với thực tế của nhà trường. f.Kết quả chung cả 3 khối: TBM Cả Năm 2007 – 2008 Khối Số hs Giỏi Khá TB > TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 10 297 23 7,7 121 40,7 100 33, 7 244 82,2 52 17,5 1 0,3 11 227 3 1,3 62 27,3 134 59,0 19 9 87,7 28 12, 3 00 12 218 12 5,5 95 43,6 93 42,7 200 91, 7 18 8,3 00 Cộng 742 38 5,1 278 37,4 327 44, 1 64 3 86, 6 98 13, 2 01 0,2 TBM cả năm 2008 – 2009 Khối Số hs Giỏi Khá TB > TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 10 297 25 8,4 106 35,7 121 40,7 252 84,8 45 25,2 00 00 11 214 11 5,1 63 32,2 103 48, 1 17 7 82,7 36 16, 8 1 0,5 12 214 2 0,9 26 12,1 90 42,1 11 8 55,1 80 37, 4 16 7,5 Cộng 725 38 5,2 195 26,9 314 43, 3 547 75,4 16 1 22,2 17 2,4 Nhận xét: Nhìn chung kết quả học tập của học sinh năm học 2008 – 2009 thấp hơn so với năm học 2007 – 2008, tỉ lệ học sinh yếu – kém cao hơn. 3. Phân tích thực trạng, nguyên nhân: a. Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với học sinh: * Về kiến thức: 6 Trường THPT Điền Hải - Yêu cầu học sinh nắm được các khái niệm, tính chất, đặc điểm của các sự vật và hiện tượng địa lí. - Nắm được các quy luật địa lí. - Hiểu được mối quan hệ nhân – quả của các sự vật và hiện tượng địa lí tự nhiên cũng như kinh tế- xã hội. * Kỹ năng: - Biết xác định các dạng biểu đồ phù hợp, vẽ chính xác các dạng biểu đồ, phân tích , nhận xét các mối quan hệ của các sự vật và hiện tượng địa lí qua kênh hình, biểu đồ, lược đồ, bản đồ… - Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích các sự vật và hiện tượng địa lí. b. Khả năng và mức độ đáp ứng kiến thức và kỹ năng của học sinh * Kiến thức: - Phần lớn học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết ( học thuộc bài ít ngày sau quên gần hết ). - Chưa hiểu cụ thể bản chất của sự vật và hiện tượng. * Về kỹ năng: - Chưa tìm ra được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng địa lí. - Kỹ năng xác định, vẽ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu còn nhiều hạn chế. - Kỹ năng nhận xét, so sánh các thông tin trên kênh hình còn yếu. - Kỹ năng Át lát còn nhiều thiếu xót. c. Nguyên nhân: - Do mất kiến thức cơ bản. - Địa lí là môn học có liên quan đến nhiều môn học khác, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức của môn học khác để tìm hiểu sự vật và hiện tượng địa lí. - HS chưa chủ động rèn luyện kỹ năng địa lí: Át lát, vẽ nhận xét biểu đồ… - Phần lớn học sinh học theo kiểu học vẹt, mau quên. - Học sinh chưa có đầy đủ Átlát trong học tập. d. Các giải pháp khắc phục: -Theo dõi chặt tình hình học tập của các em thông qua điểm học hay ý thức để kịp thời tìm giải pháp khắc phục - Bằng các phương pháp khác nhau giáo viên cần tạo cho học sinh không khí học tập hứng thú giúp học sinh dễ hiểu bài, nhớ lâu. - Thường xuyên kiểm tra việc học bài và làm bài tập của học sinh. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, tạo được động lực ham học thực sự của học sinh. * Về phía học sinh: học bài trên cơ sở hiểu bài. - Tự giác làm đầy đủ các bài tập trong SGK cũng như vở bài tập thực hành. - Chủ động,tích cực rèn luyện và phát triển các kỹ năng địa lí. - Tập giải thích các sự vật và hiện tượng địa lí. III.Phương hướng hoạt động và các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí năm học 2009 – 2010: 7 Trường THPT Điền Hải 1.Phương hướng nhiệm vụ và chỉ tiêu phấn đấu : Giáo viên: - Khắc phục tình trạng học sinh yếu kém giảm đến mức có thể . - Hạn chế tối đa những học sinh đạt điểm tốt nghiệp dưới 5 điểm và không có điểm liệt bộ môn. -Tất cả các thành viên trong tổ chấp hành tốt các quy chế, quy định của ngành, của trường; Không vi phạm đạo đức nhà giáo; Tham gia đầy đủ các cuộc vận động, các phong trào của ngành hay của công đoàn ngành phát động . - Bồi dưỡng học sinh giỏi có ít nhất 1 giải vòng tỉnh. 01 giải quốc gia hoặc khu vực, Olympíc. - Tỉ lệ tốt nghiệp đạt cao hơn mặt bằng tỉnh. - Tham gia thao giảng ít nhất 1lần trên 1 học kì . - Tham gia thi giáo viên giỏi vòng trường, vòng tỉnh ( nếu có ). - Đến cuối năm 100% giáo viên đã thiết kế và giảng dạy bằng GAĐT ( ít nhất là 02 tiết / học kỳ ) Kết quả học tập của học sinh cuối năm: Khối lớp Số học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 10 252 20 7,9 45 17,8 132 52,5 53 21,0 02 0,8 11 258 22 8,5 50 19,4 136 52,7 50 19,4 00 00 12 203 25 12,3 46 22,7 92 45,3 40 19,7 00 00 Cộng 713 67 9,4 141 19,8 360 50,5 143 20,0 02 0,3 2.Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn: Giáo viên: - Đầu tư thật kỹ vào giáo án trước khi lên lớp . - Xác định được trọng tâm bài dạy và trọng tâm của chương trình. - Cần trao đổi và thảo luận các bài dạy khó trong tổ. - Chủ động đổi mới phương pháp phù hợp với từng đối tượng hs. - Tích cực nghiên cứu và học hỏi những GV có kinh nghiệm. - Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Tạo được sự hứng thú và lòng say mê học tập của hs, như giao bài tập ở lớp hay về nhà vừa sức với hs, có những biểu lộ cảm xúc vui mừng hay những hình thức khen thưởng khi các em hoàn thành nhiệm vụ. - Cần phối hợp với GVCN để hiểu rõ hơn về HS (về hoàn cảnh, về cá tính, ) để có biện pháp phù hợp hơn. 8 Trường THPT Điền Hải -Tạo sự thân thiện với học sinh, nhằm nắm được các thông tin phản hồi để GV có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy kịp thời. -Kiểm tra và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh (ta chú ý đến đối tượng yếu kém và thường xuyên khen thưởng các em trước tập thể ). - Đầu tư nhiều vào các kỹ năng học sinh còn thiếu xót ( Kỹ năng Átlát, vẽ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu …). - Đối với học sinh yếu thì cần quan tậm giúp đỡ nhiều hơn. Tóm lại để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và môn địa lí nói riêng thì điều kiện cần là tâm huyết của người thầy, sự đam mê trong công tác giảng dạy và lòng yêu thương học trò. Học sinh: - Phải tự giác học tập nắm vững kiến thức cơ bản. - Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Trang bị đầy đủ SGK, dụng cụ học tập, Át lát… - Tập trung cao khi học trên lớp. Tóm lại bản thân HS phải có tính chịu khó, cần cù, phải nhận thức được vai trò của môn địa lí, nó gần gũi trong đời sống hằng ngày, nó chi phối các bộ môn học khác. Tổ bộ môn: - Tổ trưởng, nhóm trưởng phải lên kế hoạch cụ thể, theo sát kế hoạch của SGD, BGH, tiến hành thực hiện kế hoạch một cách linh động phù hợp với thực tế nhà trường và đặc trưng bộ môn. - Tổ chức các buổi trao đổi về chuyên môn, tập trung vào những bài dài, khó, những giải pháp giúp đỡ học sinh, thống nhất nội dung dạy thêm… -Dự giờ thăm lớp thường xuyên để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm -Qua mỗi lần kiểm tra định kì, các giáo viên thống kê những lỗi thường mắc phải của học sinh và cùng nhau thảo luận tìm biện pháp khắc phục - Cần có kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu – kém Ban Giám Hiệu: - Cần xây dựng kế hoạch cho việc ôn tập, giúp đỡ học sinh yếu, kém đối với bộ môn địa lí ( nhất là khối 12). - Cần bố trí cho bộ môn địa có số tiết dạy thêm 1 tiết/ 1 lớp/ 1tuần - Chỉ đạo và triển khai những kế hoạch chi tiết mang tính đặc thù của bộ môn - Tổ chức nhiều các tiết hội giảng hoặc ngoại khóa để giáo viên tích lũy thêm kinh nghiệm IV.Kiến nghị: + Đối với Sở GD & ĐT: - Phòng công nghệ thông tin của trường còn hạn chế về nhiều mặt (không gian, thiết bị, số lượng,…) nên thường gặp nhiều khó khăn trong việc giảng dạy . 9 Trường THPT Điền Hải + Đối với nhà Trường: - Cần xây dựng kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu, kém môn địa lí ( nhất là khối 12 ). + Đối với Tổ bộ môn: - Cần chuyên sâu và tăng cường các hoạt động tổ chuyên môn, rút ngắn những nội dung họp có tính chất thông báo, tăng cường dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm các tiết dạy, các đề kiểm tra, thảo luận thống nhất nội dung, phương pháp dạy bài dài, khó, tăng cường dạy học bằng công nghệ thông tin… Điền Hải, ngày 13 tháng 12 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị 10 Trường THPT Điền Hải . ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM HỌC 2008 – 2009 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009 – 2010 MÔN: ĐỊA LÍ ( THPT ) I.Đặc điểm môn học: 1.Tính đặc trưng của môn học: Địa lí là môn khoa học tự nhiên. thức của môn địa lí bao gồm cả lý thuyết và thực hành, có tác động rất lớn đến thái độ, hành vi ứng xử của học sinh ( HS ) trong cuộc sống. Môn địa lí có mối lien hệ mật thiết với nhiều môn khoa. chung về kiến thức và phương pháp dạy học bộ môn : Như đã nói ở trên, Địa Lí là môn khoa học có nội dung kiến thức rất rộng, bao gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội, mà các yếu tố tự