1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài tập nâng cao CTNT

3 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 54,5 KB

Nội dung

Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt.. Tổng số hạt trong A là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36.. Hãy xác định M,X và

Trang 1

BÀI TẬP NÂNG CAO PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Bài 1: Một hợp chất cấu tạo từ cation M+ và anion X2- Trong phân tử M2X có tổng số hạt p, n, e

là 140 Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt Số khối của ion

M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23 Tổng số hạt trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31

a) Viết cấu hình electron các ion M+ và X2-

b) Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần tuần hoàn.

(Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2004 của trường THPT Mạc Đĩnh Chi – TP Hồ Chí Minh)

Bài 2: Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y- Phân tử A chứa 9 nguyên tử, gồm 3 nguyên tố phikim Tỷ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4 Tổng số proton trong A là 42 và trong ion Y- chứa 2 nguyên tố cùng chu kỳ, thuộc hai phân nhón chính liên tiếp Xác định công thức hoá học và gọi tên A.

(Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2004 của trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha –Tây Ninh)

Bài 3: Hợp chất A có công thức phân tử M2X. Tổng số hạt trong A là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36 Khối lượng nguyên tử X lớn hơn M là 9 Tổng số 3 loại hạt trong X2- nhiều hơn trong M+ là 17 Xác định M, X.

Bài 4: Một hợp chất A có công thức MX2, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng M là một kim loại, X là phi kim chu kỳ 3 Trong hạt nhân M có n – p = 4, trong hạt nhân của X có n’ = p’ Tổng số proton trong MX2 là 58 Hãy xác định M,X và vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn.

(Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2000-lớp 11-Trường THPT Hùng Vương – TP Hồ Chí

Minh)

Bài 5: Hợp chất A tạo thành từ cation R+ và anion Q2- Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên

tố tạo nên Tổng số proton trong R+ là 11, tổng số electron trong Q2- là 50 Xác định công thức phân tử và gọi tên A, biết hai nguyên tố trong Q2- thuộc cùng một phân nhóm, ở hai chu kỳ liên tiếp.

(Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2000-lớp 11-Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo-Bình Thuận)

Bài 6: Khối lượng phân tử của 3 kim loại A, B, C (đều có hoá trị II) lập thành cấp số cộng có

công sai là 16 Tổng số hạt proton, nơtron của 3 hạt nhân nguyên tử 3 nguyên tố A, B, C là 120 Hãy xác định công thức phân tử ba muối cacbonat của ba kim loại trên Viết phương trình cho ba muối trên tác dụng với dd HNO3 loãng.

(Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2000-lớp 11-Trường THPT chuyên tỉnh Bạc Liêu)

Bài 7: Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt bằng

82 và 52 M và X tạo thành hợp chất MXa, trong phân tử có tổng số proton bằng 77 Xác định M,

X và công thức phân tử của MXa.

(Đề thi Olympic Hoá học ngày 04/11/1998 – Tỉnh Bắc Giang)

Bài 9: Hợp chất Z được tạo bởi 2 nguyên tố M và R có công thức là MaRb Trong đó R chiếm 6,67% về khối lượng Trong hạt nhân nguyên tử M có số hạt nơtron bằng số hạt proton cộng thêm

4, còn trong hạt nhân nguyên tử R có số proton bằng số nơtron Tổng số hạt proton trong phân tử của Z là 84 và a + b = 4 Xác định M, R và công thức phân tử hợp chất Z.

Bài 10: Phân tử X cấu tạo từ các ion đều có cấu hình electron của nguyên tố khí hiếm Ar Tổng số

hạt proton, nơtron, electron trong phân tử là 164 Xác định X.

1

Trang 2

Bài 11: Biết tổng số hạt cơ bản của một nguyên tử của nguyên tử của nguyên tố X trong 82

nguyên tố đầu bảng tuần hoàn là: Z + N + E = a Hãy trình bày phương pháp biện luận để xác định nguyên tố X Hãy xác định nguyên tố X biết: a) a = 13 b) a = 21 c) a = 34

Bài 12: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và ion X- Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong phân tử MX2 là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt

Số khối của ion M2+ nhiều hơn trong X– là 21 Tổng số hạt proton, notron, electron trong M2+

nhiều hơn trong X– là 27 hạt Viết cấu hình electron của các ion M2+, X- Xác định vị trí của M và

X trong bảng tuần hoàn.

Bài 13: Hợp chất M được tạo nên từ cation X+ và anion Y3- , mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố phi kim tạo nên Biết tổng số proton trong X+ là 11 và trong Y3– là 47 Hai nguyên tố trong Y3– thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn và có số thứ tự cách nhau 7 đơn vị

a) Hãy xác định công thức phân tử của M.

b) Mô tả bản chất các kiên kết trong phân tử M.

Bài 14: Một nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y ,Z ; biết tổng số các hạt cơ bản ( n, p, e ) trong 3 đồng

vị bằng 129, số nơtron đồng vị X hơn đồng vị Y một hạt Đồng vị Z có số proton bằng số nơtron.

a) Xác định điện tích hạt nhân nguyên tử và khối lượng của 3 đồng vị X, Y, Z

b) Biết 752,875 1020 nguyên tử R có khối lượng m-gam Tỷ lệ nguyên tử các đồng vị như sau: Z:Y = 2769 : 141 và Y : X = 611 : 390 Xác định khối lượng nguyên tử trung bình của R và tính

m.

Bài 15: Có 3 nguyên tố A, B, C với ZA<ZB<ZC (Z là điện tích hạt nhân) Biết: Tích ZA.ZB.ZC=952

Tỷ số (ZA + ZC) / ZB = 3 Nguyên tử C có electron cuối cùng ứng với bộ 4 số lượng tử: n=3, l = 1,

m = 0, mS = - ½

a) Viết cấu hình electron của C Xác định vị trí của C trong bảng hệ thống tuần hoàn từ đó suy ra nguyên tố C

b) Tính ZA, ZB Suy ra nguyên tố A, B

c) Xác định trạng thái vật lý của hợp chất với hiđrô của A, B, C giải thích sự khác nhau giữa các trạng thái này.

d) Hợp chất X tạo bởi 3 nguyên tố A, B , C có công thức ABC Viết công thức cấu tạo của X và gọi tên X.

e) Ở trạng thái lỏng, X có tính dẫn điện Cho biết X được hình thành bằng liên kết gì?

Bài 16: Một nguyên tử khi mất bớt electron biến thành ion dương Khi nhận thêm electron biến thành ion âm Tri tuyệt đối của điện tích ion bằng đúng số electron mà nguyên tử mất đi hay nhận thêm Cho hai ion R4+ và R4– Số nơtron trong hai ion này đều bằng 14 số electron trong ion R4+

bằng 10 Hãy viết ký hiệu hạt nhân của hai ion đó Tính số electron trong nguyên tử trung hoà điện R và trong ion R4–

Bài 17: Cho hợp chất có dạng MX, M là kim loại X là phi kim Tổng p, n, e trong MX là 96 Trong đó tổng hạt mang điện lớn hơn tổng số hạt không mang điện là 16 Tổng số hạt trong X lớn hơn tổng số hạt trong M là 18 Tổng số hạt trong hạt nhân X lớn hơn tổng số hạt trong hạt nhân M là

1 Xác định số thứ tự của X, M Gọi tên MX

2 Viết phương trình điều chế MX.

Bài 18: Cho hợp chất MX3 trong đó M là kim loại và X là phi kim Phân tử MX3 có tổng số p, n ,

e là 196 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 Số hạt mang điện trong M nhỏ hơn số hạt trong X là 8

1 Xác định số thứ tự của M và X Gọi tên MX3

2

Trang 3

2 Viết một số phương trình điều chế MX3

Bài 19: Có 2 nguyên tố A, B nằm ở hai nhóm liên tiếp có tổng proton trong hạt nhân là 25 mà trong đó ZA < ZB thuộc nhóm VI A

1 Gọi tên A và B

2 Viết công thức các ôxit chứa đồng thời Hydrô A và B

Bài 20: Có 2 nguyên tố A và B biết hiệu số về số proton trong hạt nhân bằng 6 Tổng số proton và

số notron của A và B là 92 Xác định số thứ tự Z của A, B mà ZA > ZB

1 Gọi tên A, B

2 Nêu rõ vị trí của A , B trên bảng hệ thống tuần hoàn và nêu lên tính chất giống và khác nhau về cấu tạo vỏ

3

Ngày đăng: 04/07/2014, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w