1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Viêm phế quản cấp: những điều nên biết ppsx

4 518 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 129,87 KB

Nội dung

Viêm phế quản cấp: những điều nên biết Hiện nay thời tiết thay đổi bất chợt tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có viêm phế quản cấp VPQC.. VPQC là s

Trang 1

Viêm phế quản cấp:

những điều nên biết

Hiện nay thời tiết thay đổi bất chợt tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó

có viêm phế quản cấp (VPQC) Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc về nguyên nhân, diễn biến và cách

phòng chống VPQC

Viêm phế quản cấp là gì?

VPQC là sự viêm nhiễm cây phế quản (những ống dẫn không khí từ miệng và mũi đến phổi) Khi những ống này bị viêm, chúng sẽ bị sưng lên và đàm hình thành Sự sưng tấy của các ống dẫn khí làm cho bạn

bị ho, khó thở hơn và có thể bị khò khè khi thở

Nguyên nhân của VPQC?

Trang 2

VPQC phần lớn gây ra bởi virus Các virus gây viêm mũi họng cũng có thể gây VPQC Virus tấn công lớp niêm mạc và làm viêm cây phế quản Khi cơ thể bạn chống lại virus, quá trình viêm càng nặng thêm và càng nhiều chất nhầy được tạo thành Thậm chí, khi

cơ thể bạn giết được virus rồi cũng cần có thời gian

để phục hồi các tổn thương Trong thời gian này, bạn vẫn có thể tiếp tục bị ho và khò khè Tất cả các

nguyên nhân gây tổn thương thêm cây phế quản như thuốc lá, khói bụi sẽ kéo dài thời gian hồi phục

Tại sao người ta bị VPQC?

Virus truyền từ người sang người khi ho Các virus bắn vào không khí hay dính vào tay khi người bệnh

ho Bạn có thể bị lây VPQC khi hít phải không khí có virus, hoặc tiếp xúc với tay người bệnh Bạn sẽ dễ bị VPQC hơn nếu cây phế quản của bạn đã bị tổn

thương Thuốc lá, khói bụi công nghiệp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể bạn và làm cho bệnh trầm trọng hơn Nếu ngưng hút thuốc, bạn sẽ ít có khả năng bị nhiễm VPQC hơn trong tương lai

Trang 3

Làm gì khi bị VPQC?

 Tránh hút thuốc và những người hút thuốc,

những nơi nhiều khói bụi, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi

 Tránh hít phải không khí lạnh Bảo vệ mũi và mặt khi đi ngoài trời lạnh

 Uống nhiều nước: nước lọc, trà, nước trái cây

 Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có các dấu hiệu bội nhiễm như sốt cao và lâu, đàm đặc có mủ…

 Không nên dùng các thuốc giảm ho, vì ho là

phản ứng bảo vệ giúp tống xuất đàm ra ngoài

 Nên dùng các thuốc long đàm vì giúp làm loãng đàm, hết đàm sẽ làm hết ho Dạng viên thích hợp cho người lớn và trẻ lớn có Mucitux là thuốc long đàm với

cơ chế tác dụng ưu việt hơn các loại thuốc long đàm khác do không ảnh hưởng đến các tính chất sinh lý của đàm, ngoài ra còn có tác dụng trên các bệnh lý tai mũi họng như nghẹt mũi, sổ mũi Dạng gói cho trẻ

em có các loại như Mucomyst, Exomuc, Acemuc…

Trang 4

 Có thể uống vitamin C liều cao để tăng sức đề kháng của cơ thể Nên đến bác sĩ khi sốt và ho kéo dài, đàm có mủ xanh hoặc vàng, ho ra máu, tăng đau ngực

Ngày đăng: 04/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w