Bé khóc thét rồi nôn, nên nghĩ ngay đến lồng ruột Trẻ nhỏ đang chơi bình thường nếu bỗng nhiên khóc thét từng cơn, người ưỡn lên, sau đó nôn mạnh thì cha mẹ đến đưa ngay đến bác sĩ để chẩn đoán lồng ruột. Trẻ có thể bị cắt một đoạn ruột nếu không được điều trị sớm. Trong bệnh này, một đoạn ruột của trẻ chui vào lòng của đoạn ruột kế cận gây tắc nghẽn lưu thông. Các mạch máu cũng bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột lồng, gây tắc nghẽn, chảy máu. Nếu để lâu, khối ruột lồng bị hoại tử, thủng, khiến dịch và phân chảy ra ngoài gây viêm màng bụng - đây là loại nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh hay xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, nhiều nhất là khoảng 8-9 tháng, khi kích thước giữa ruột non và ruột già chênh lệch khá nhiều. Bệnh nhân thường là những em bé khỏe mạnh, bé trai hay mắc hơn bé gái. Phần lớn các ca lồng ruột không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng việc đột ngột chuyển từ bú sữa sang ăn dặm, hay từ loại sữa này sang loại sữa khác khiến ruột dễ co bóp bất thường. Một số bệnh lý ở ruột, tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp và nhất là nhiễm khuẩn tiêu hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột Lồng ruột gây đau bụng dữ dội tức thời. Trẻ đang chơi bỗng nhiên khóc thét lên từng cơn, thường mỗi cơn cách nhau khoảng 3 phút. Trẻ ưỡn cả người lên khi khóc, sau đó nôn vọt, da tím dần đi. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nhiều trẻ do bố mẹ không biết là nghiêm trọng để đưa đi khám, đến lúc tới bệnh viện thì đã bị đi ngoài ra máu, khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm là bệnh lỵ. Những trẻ được đi khám muộn thường có dấu hiệu mất nước, rối loạn điện giải, thậm chí bị sốc. "Nếu trẻ ở độ tuổi 9-12 tháng bỗng nhiên khóc thét rồi nôn thì điều đầu tiên cần nghĩ đến là lồng ruột, và phải đưa đến bệnh viện ngay" - bác sĩ Lộc nói. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám vùng bụng, hỏi kỹ phụ huynh và cho xác định bằng kỹ thuật siêu âm. Điều trị đơn giản nếu đến sớm Nếu em bé được đưa đến bệnh viện ngay khi chưa có tai biến gì, bác sĩ sẽ tháo lồng dễ dàng bằng cách bơm hơi vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn. Trường hợp đoạn ruột lồng đã chui sâu vào nhau gây sưng nề, tắc nghẽn mạch máu, các bác sĩ sẽ phải phẫu thuật để tháo lồng. Nếu đoạn ruột đã hoại tử do thiếu máu nuôi trong một thời gian dài thì phải cắt bỏ. Sau điều trị, bệnh có thể tái phát. Do phần lớn các trường hợp lồng ruột không xác định được nguyên nhân nên không có cách dự phòng đặc hiệu. Tuy nhiên, cha mẹ cần giảm nguy cơ này cho trẻ bằng cách: Ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa; nếu đổi sữa thì nên thực hiện từ từ từng chút một; với trẻ dưới 1 tuổi không nên tung hứng mạnh Do lồng ruột xuất hiện nhanh trong khi trẻ chưa có khả năng nói được là đau ở đâu, đau thế nào nên cha mẹ cần nhạy cảm với những dấu hiệu đầu tiên nhằm giúp con được điều trị sớm. . Bé khóc thét rồi nôn, nên nghĩ ngay đến lồng ruột Trẻ nhỏ đang chơi bình thường nếu bỗng nhiên khóc thét từng cơn, người ưỡn lên, sau đó nôn mạnh thì cha mẹ đến đưa ngay đến bác. sốc. "Nếu trẻ ở độ tuổi 9-12 tháng bỗng nhiên khóc thét rồi nôn thì điều đầu tiên cần nghĩ đến là lồng ruột, và phải đưa đến bệnh viện ngay& quot; - bác sĩ Lộc nói. Tại bệnh viện, bác sĩ. giản nếu đến sớm Nếu em bé được đưa đến bệnh viện ngay khi chưa có tai biến gì, bác sĩ sẽ tháo lồng dễ dàng bằng cách bơm hơi vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được