1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Lịch sử của Manga docx

6 483 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 75 KB

Nội dung

Lịch sử của Manga Năm 1815, danh từ Manga lần đầu tiên được sử dụng bởi nghệ sĩ khắc gỗ nổi tiếng Hokusai. Ông dùng hai âm Hán – man (tự do) và ga (bức tranh) để diễn tả “truyện tranh” của mình. Tuy nhiên, cái mà Hokusai gọi là Manga đã bắt đầu xuất hiện ở nước Nhật trước gần một… thiên niên kỉ. Ban đầu, Manga tồn tại dưới dạng những bức tranh cuộn với từng chuỗi tranh liên kết với nhau tạo thành một câu truyện. Những bức tranh cuộn đầu tiên chỉ dành riêng cho tầng lớp thượng lưu thời đó nhưng Manga ngày nay thì chủ yếu dành cho đông đảo quần chúng. Vào cuối thế kỷ 18, sự thay đổi mạnh mẽ về văn hoá đã góp phần quan trọng vào việc hình thành Manga dành cho mọi tầng lớp. Kĩ thuật in lúc đó còn khá lạc hậu, Manga được in bằng những bản khắc gỗ hay gọi đơn giản là khung gỗ. Manga lúc đó cũng chưa hẳn là Manga. Đó chỉ là một loại truyện tranh được tạo nên nhờ sự kết hợp đơn giản giữa các lời kể và tranh minh họa. Loại truyện này tuy thế cũng đã có nội dung khá đa dạng, từ những nội dung trong sáng nhất đến những thứ chỉ dành cho người lớn (^^). Đến cuối thể kỉ 19, nước Nhật bắt đầu chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa Tây phương, Manga vì thế cũng có nhiều thay đổi về phong cách. Đến nửa sau thế kỉ 20, Manga Nhật Bản đã tạo được cho mình một phong cách mới, một hướng đi riêng và bắt đầu phát triển thực sự mạnh mẽ, vượt qua Comics của các nước phương Tây. Một trong những hoạ sĩ nổi tiếng nhất trong nền manga hiện đại là Osamu Tezuka người được mệnh danh là God of Manga. Mighty Atom, bộ manga nổi tiếng nhất của ông, từ những năm 60 đã được chuyển thành phim hoạt hình, chiếu rộng rãi trên truyền hình ở Mỹ dưới tên Astro Boy. Trong cuốn tiểu sử tự thuật của ông, Tezuka đã giải thích tại sao manga của ông lại khác những bậc tiền bối: “Hầu hết những bộ manga trước đây thường chia thành hai phe đối lập như tình tiết trong các vở kịch. Nhân vật chính ở sân khấu bên trái còn sân khấu bên phải thì phụ thuộc nhiều vào tác giả. Khi tôi nhận ra rằng việc miêu tả tâm lý nhân vật rất quan trọng, tôi đã cố gắng để dạy học trò của mình về những kỹ nghệ điện ảnh trong phim Đức và Pháp. Lúc đó tôi thấy cần phải tiến lại gần hơn, nhìn từ nhiều góc độ một nhân vật. Chính vì thế, tôi cố gắng dùng thật nhiều khung hình và nhiều trang để “ghi lại” những chuyển động và những trạng thái tình cảm mà trước đó, người ta thường chỉ dùng một khung hình mà thôi. Khi tôi kết thúc một công việc thì số trang tối thiểu của một bộ lên đến trên 1000 trang dài. Tiềm năng của manga không phải chỉ là những chi tiết gây cười; bằng nước mắt, nỗi sợ hãi hay lòng căm thù, tôi xây dựng nên những câu truyện có kết thúc không phải bao giờ cũng tốt đẹp.” Sau một thời gian đi vẽ tranh biếm họa cho các tờ báo, Tezuka bắt đầu xuất bản truyện tranh vào năm 1947 với bộ New Treasure Island (Hòn đảo giấu vàng), một truyện đã được xuất bản dưới dạng Akahon (tiếng Nhật: aka-đỏ; hon-sách; akahon: sách đỏ), một loại truyện tranh giá rẻ. Akahon là một ngành công nghiệp mới phát triển ở Nhật thời đó, có tác dụng cung cấp sách giải trí cho trẻ em với giá rẻ trong thời gian Nhật Bản vừa thoát khỏi chiến tranh. New Treasure Island đã đưa lịch sử manga sang một trang mới. Bộ truyện đã bán được trên 400,000 bản, một con số mà không tác giả nào dám mơ đến vào thời điểm đó. Tezuka chuyển đến ở một căn hộ ở Tokyo, nơi trung tâm của các nhà xuất bản và nhanh chóng đào tạo ra rất nhiều Manga-ka nổi tiếng, những người đã giúp ông rất nhiều. Sự cách tân của Tezuka và các học trò đã đem đến cho Manga vinh quang mà nó chưa từng đạt tới trước: trẻ em lớn lên trong những bộ Manga của Tezuka còn học trò vẫn tiếp tục đọc Manga ngay cả khi họ đã lên tới bậc trung học cơ sở, phổ thông và cả đại học. Vào năm 1954, khi truyền hình bắt đầu phát sóng, mới có 866 TV tại Nhật. Đến năm 1959, đã có hơn 2 triệu. Những chương trình hàng tuần trênTV bắt đầu giới thiệu về các ngành thông tin và giải trí trong thời kỳ hậu chiến tranh ở Nhật. Năm 1956, các tạp chí hàng tuần bắt đầu phát triển. Đến năm 1959, các tuần báo dành cho trẻ em bắt đầu được phát hành. Ban đầu, chủ yếu là các thông tin chung và giải trí, Manga chiếm chưa đến 40% nội dung. Số lựơng lưu hành của loại hình này cũng thấp, vào khoảng 200.000 bản. Ngay sau đó, các nhà xuất bản phát hiện rằng, nếu Manga càng được in nhiều thì họ càng bán được nhiều. Và thế là… ^^ Ở Nhật Bản, chính phủ ko quản lý ngành công nghiệp truyện tranh như ở Mỹ hay các nước châu Âu. Ngành công nghiệp mới này tiếp tục phát triển. Những truyện phiêu lưu và giả tưởng như truyện của Tezuka đã thống trị các tạp chí shounen (tạp chí dành cho các độc giả nam). Đến cuối những năm 50, một thể loại manga mới ra đời (Gekiga), tinh vi và đứng đắn hơn. Sự độc ác, sâu sắc và bạo lực đã làm Manga trở nên ‘thật’ hơn về cả cách vẽ lẫn nội dung. Những hoạ sĩ vẽ Manga Gekiga nổi tiếng: Sanpei Shirato và Takao Saitoh, nổi tiếng với các bộ The Legend of Kamui (Huyền thoại Kamui) và Golgo 13. Cuối những năm 60, Manga seinen (Manga dành cho tuổi trẻ) chiếm lĩnh thị trường. Các hoạ sĩ chuyển sang thể loại shounen nhưng nhiều hoạ sĩ khác vẫn làm việc trong các tạp chí seinen, loại tạp chí dần dần chiếm mất thị trường của shounen. Các tạp chí shounen đã cố gắng để lấy lại thể loại Gekiga để thu hút được các độc giả cũ. Trong cuộc chiến dành độc giả, shounen đã mất đi những cậu bé thuộc lứa tuổi thấp, những độc giả truyền thống trước đây của thể loại này. Năm 1968, tạp chí Jump ra đời và trung thành với tầng lớp preteen (độc giả U13 ^^) và dẫn đầu trong đầu những năm 70. Nhờ điều đó, Jump thu hút được hầu hết các Manga-ka nổi tiếng nhất trong khi những nhà xuất bản khác phải nới lỏng dần chính sách với các Manga-ka. Sau đó, Jump tiếp tục cho ra đời những bộ manga dài tập như Dragon Ball (tác giả: Akira Toriyama) và tiếp theo là Slam Dunk (tác giả: Inoue Takehiko) (Gần đây hơn thì có bộ Rurouni Kenshin của Nobuhiro Watsuki). Năm 1980, số bán ra là 3 triệu, 1985: 4 triệu, 1988: 5 triệu, 1994: con số kỉ lục, 6.2 triệu, bỏ xa bất cứ nhà xuất bản nổi tiếng nào khác của Nhật. Vào năm 1994, hai nhà xuất bản đứng sau đạt 3.74 triệu và 1.27 triệu bản. Giống như Shounen Manga, Shoujo Manga (Manga dành cho độc giả nữ) phát triển mạnh vào năm 1945. Các tạp chí dành cho học sinh nữ trung học cơ sở đã cho vẽ các tranh vui như các tạp chí Mỹ. Đến năm 1954 khi Tezuka mở đầu cho việc vẽ Manga dài tập với nhiều tình tiết phiêu lưu, ảo tưởng, lãng mạn hơn trong truyện Ribon no kishi (Hiệp sỹ Ribbon). Vào cuối những năm 50 và đầu những năm 60, các Manga-ka nam vẽ cả Shounen lẫn Shoujo. Mối quan hệ mẹ – con gái chiếm ưu thế. Các truyện về quan hệ boys – girls trở nên hiếm, nhất là phụ thuộc theo lứa tuổi. Năm 1963, Shoujo Manga bắt đầu được phát hành đều đặn hàng tuần. (Tất nhiên là không xuất bản ào ào kiểu VN rồi ^_^) Các nhà xuất bản rơi vào tình trạn khan hiếm hoạ sĩ và họ bắt đầu tìm đến những hoạ sĩ nữ. Từ năm 1967 đến 1969, hàng loạt các hoạ sĩ mới xuất hiện, đặc biệt là thế hệ những hoạ sĩ tên tuổi sinh vào năm 49: Moto Hagio (nổi tiếng là Eleven và A, A), Yumiko Ohshima, Keiko Takemiya (Toward the Terra – Thẳng đến Terra), Riyo Ikeda (Rose of Versailles – Hoa Hồng Versailles – Một trong những Shoujo hay nhất mọi thời đại) và Ryoko Yamagishi. Họ tiếp tục phát triển và vượt quá giới hạn truyền thống như trong Hoa Hồng Versailles, tiếp tục cho thêm nhiều tình tiết, cốt truyện và kiểu nhân vật để thu hút các độc giả lớn tuổi hơn. Tuy những tạp chí shoujo hàng tuần bắt đầu chuyển hướng phát hành. Các hoạ sĩ cảm thấy rằng in hàng tuần sẽ gò bó họ trong việc phát triển hành động nhân vật và chính vì thế công việc sẽ khó khăn hơn. Phát hành hàng tuần chuyển dần sang hai tuần một lần, và sau đó là phát hành hàng tháng. Cuối những năm 70, Shoujo Manga ko còn thuần nhất nữa. Truyện viễn tưởng, phiêu lưu và tình cảm đồng giới trở thành dòng chủ đạo. Đầu những năm 80, những thể loại Manga dành cho “ladies” (phụ nữ lớn tuổi) ra đời nhưng không được hưởng ứng nhiệt tình. Phụ nữ sinh sau năm 1950 tiếp tục trung thành với Shoujo Manga. Bộ Margaret làm nhiều người đọc manga cổ điển phải đỏ mặt vì nội dung quá “mới” của nó. Bộ Hana to Yumi tiếp tục thể loại viễn tưởng và “fantasy”. Bộ Margaret Special tiếp tục lấn tới hơn nữa về cách vẽ. Ngày nay, nhiều người Mỹ đọc tiểu thuyết trên tàu. Nhưng ở Nhật Bản, mọi người, kể cả thương gia, đều đọc Manga trên tàu… ^^ Du khách đến nước Nhật đều ngạc nhiên không hiểu sao ở đây Manga lại phổ biến đến thế. Bây giờ bạn đã có thể tự trả lời được rồi! ^_^ Dịch và tóm tắt từ bài báo của Eri Izawa, Nguồn: forumgame.vn.com * Đặc điểm về manga Nhật Bản Manga khác biệt với truyện tranh ở các nước khác với những tính cách sau: 1. Nhiều tập và thường dài. Rất hiếm có manga nào ở Nhật Bản mà được sáng tác ra để xuất bản chỉ 1 cuốn. Thường thì được phát hành theo dạng nhiều tập, mỗi tập 20 đến 30 trang. Vì được xuất bản đầu tiên trên các tạp chí nên manga thường ở dạng trắng đen. Các tác phẩm nổi tiếng có thể được tiếp tục lên nhiều năm và lên hơn cả chục cuốn sách. 2. Đa dạng về đối tượng người đọc Manga Nhật bản có thể được chia ra các phân loại sau tuỳ theo lứa tuổi của độc giả của các tạp chí: tạp chí cho trẻ em (yonenshi), tạp chí cho tuổi mới lớn (shonenshi) và tạp chí cho “Trẻ” (yangushi, seinenshi). Nhóm thứ 2 bao gồm tạp chí cho người lớn (otonashi). Manga dành cho phụ nữ thì được chia ra làm manga dành cho con gái (shojoshi) và manga cho quí cô (redizu). Manga dành cho phụ nữ mang đặc diểm là tính cách nhân vật phức tạp và kiểu hành văn rất đặc trưng. 3. Dẫn lời tinh tế và phức tạp Dẫn dắt câu chuyện hay sutourii-man được phát triển mạnh ở Nhật bản hơn là loại truyện tranh một hoặc 4 khung. Manga đã đạt đến trình độ cao trong việc dẫn dắt câu chuyện và có thể nói là không thua gì film. Trong khi các thành phần của film là các cảnh (cut) thì ở manga nó là khung, hay còn gọi là Koma. Kiểu cách sắp xếp các koma rất tinh tế nên cho phép câu chuyện được thể hiện liền lạc. Sutourii-man chú trọng đến sự phát triển tính cách nhân vật trong khi truyện tranh các nước khác, như Pháp chẳng hạn thì chú trọng đến bối cảnh nhiều hơn. Trong manga, bối cảnh, không khí của câu chuyện được thể hiện một cách rõ ràng bằng từ ngữ thể hiện hành động. Do đó độc giả có thể nhập mình vào câu chuyện qua quá trình liên hệ bằng tâm lý với nhân vật. Đây chính là yếu tố thành công và ăn khách của thể loại manga. [b]Nguồn gốc của từ Manga Truyện tranh ở Nhật Bản được biết đến với từ manga. Thật ra từ truyện tranh tiếng Nhật là komikku, được sử dụng trong giới xuất bản nhưng lại không phổ thông trong công chúng. Manga theo kiểu chữ Katakana bao gồm 2 chữ “vui” và “hình” và ban đầu ám chỉ hình châm biếm và hài hước. Nhưng sự phát triển tột bậc của manga hiện đại vào thập kỷ 60 mở rộng chủ đề ra ngoài châm biếm và hài hước. Từ đó thuật ngữ được sử dụng để bao gồm luôn những chủ đề khác và tạo nên 1 chủng loại được chúng ta biết đến ngày nay: truyện tranh nhật bản. [b]Hình thành và phát triển của manga Nhật bản Chủ đề châm biếm và hài hước có nguồn gốc từ thế kỷ 20 ở Nhật bản. Đầu thế kỷ 19 họa sĩ Hokusai rất nổi danh trong thể loại này. Với việc hình thành một đất nước hiện đại vào năm 1858, Nhật bản cũng phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm báo và tạp chí có manga. Nhưng cột mốc phát triển đáng kể nhất là sau thế chiến thứ 2. Do đó manga ngày nay thật sự là manga sau cuộc chiến và có chiều dài lịch sử hơn nữa thế kỷ. Manga hiện đại phải kể đến công lao của một thiên tài: Osamu Tezuka. Vào năm 1947, Tezuka lấy cảm hứng từ cuốn sách “Hòn đảo kho báu” (Treasure Island) của Robert Louis Stevenson và làm ra 1 manga với tựa đề “New Treasure Island” xuất bản dưới dạng sách. Mặc dù bối cảnh kinh tế suy thoái của ngay sau cuộc chiến và sự tàn lụi của nghành xuất bản, manga của ông đã ngay lập tức trở nên 1 quyển sách ăn khách nhất, bán được 400 ngàn bản. Lúc đó Tezuka chỉ mới 19 tuổi và là sinh viên y khoa. New Treasure Island có 1 lối thể hiện khác hẳn những manga trước và đặt nền móng và ảnh hưởng rất nhiều những thế hệ hoạ sĩ manga sau này. Bản thân Tezuka thì tiếp tục vẽ manga cho tới lúc ông qua đời năm 1989. 1 trong những tác phẩm của ông được biết đến nhiều nhất là Astro Boy. Thập kỷ sau chiến tranh đã nổi lên rất nhiều họa sĩ manga ngoài Tezuka và bắt đầu mang đến một bùng nổ về manga. Tuy vậy manga lúc đó vẫn chỉ được coi là dành cho trẻ em. Nhưng những ai lớn lên với manga không từ bỏ được manga khi họ trưởng thành. Thế hệ hậu chiến cũng là 1 “thế hệ manga”. Tới cuối thập kỷ 60 thế hệ manga đã trở thành sinh viên đại học và manga hiện đại bước qua một bước ngoặc mới. Đây chính là thời điểm người ta bắt đầu thấy có những manga được vẽ ra để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Phong trào sinh viên nổi lên cũng lấy manga như một phương tiện chuyển tải mục đích và lý tưởng chính trị của họ và trong quá trình, manga hiện đại đã tự chuyển hóa và trở thành manga chúng ta đang đọc bây giờ. Vào khoảng những năm 80, kỹ thuật manga bắt đầu cho thấy sự gọt dũa và các tạp chí manga mang tính đa dạng như bây giờ. Ngày nay, manga nổi lên như một phương tiện truyền thông cao cấp, thể hiện đủ thể loại từ giải trí như hài hước, giả tưởng cho đến tiểu thuyết, các cuốn hướng dẫn và ngay cả sách giáo dục. Và nó được mọi người đọc và thưởng thức. Shojo manga Người lần đầu đến với manga khi đọc shoujo manga thường rất ngạc nhiên vì nó lạ và mang một phong cách rất khác. Shoujo như đã bàn ở trên, dành cho phụ nữ, tập trung vào chuyện tình cảm. Nói chung, shoujo có những đặc điểm sau: Thứ nhất, hơn 90% người vẽ và đọc shoujo manga là phụ nữ. Bắt đầu cuối thập kỷ 70, bắt đầu cái gọi là làn sóng mới, shoujo manga thu hút một số đọc giả nam. Một phần tại sao một thể loại riêng cho phụ nữ là do 1 thị trường to lớn của manga. Một lý do khác là văn hoá con gái và văn hoá con trai bao giờ cũng chiếm cứ 2 cực khác nhau trong văn hóa nhật bản Thứ nhì, các câu chuyện của shoujo xoay quanh quan hệ mẹ con, chuyện các cô gái nổi danh thành ngôi sao, và chuyện tình cảm. Lối dẫn chuyện thường là dễ đoán và có nhiều tình tiết thoái quá y chang film truyền hình sến nhiều tập …vv… Thứ 3, tên, hình dáng và tình huống của các nhân vật trong shoujo manga thường là từ tưởng tượng hay là lai phương tây. Các nhân vật được vẽ phóng đại, với mắt chiếm đến gần 1/3 khuông mặt. Tóc thường vàng và quăng. Chân thì cực dài và thon như siêu người mẫu. Chúng như tượng trưng cho mẫu người phương tây lý tưởng qua con mắt của Nhật bản. Thứ 4, shoujo manga dùng lối dẫn chuyện rất lạ, các khung nhiều khi được thiết kế không theo khuông mẫu. 1 khung có thể kéo dài cả trang và chân dung của nhân vật có khi được kéo từ khung này sang khung kia, với hoa hoè trang trí ở nền. Cách sử dụng hình ảnh của nhân vật đè lên nhiều khung và kiểu trang trí nền có nguồn gốc từ các tạp chí thời trang cho phụ nữ thời tiền chiến. Shoujo manga mang phong cách đó lên 1 tầm cao hơn bằng cách dùng nó để thể hiện 1 câu chuyện. Trong quyển Sexual Signatures: On being a man or a woman, các nhà tình dục học John Money và Patricia Tucker lý luận rằng: Thường thì truyện khiêu dâm cho đàn ông thường miêu tả hình ảnh tình dục khác giới. Trong khi đó cho phụ nữ thường là đồng tính. Trong shoujo manga cũng vậy, vì vốn dành cho nữ độc giả nên chuyện tình cảm, yêu đương của các nhân vật đa phần là đồng giới Giữa thập kỹ 70, nổi lên làn sóng mới shoujo manga mà đa số các hoạ sĩ sáng tác đang ở độ tuổi từ 20-30. Những họa sĩ này làm những manga về khoa học viễn tưởng, fantasy và con trai yêu nhau. Có vẻ độc giả nữ cảm thấy thể hiện con trai đồng tính yêu nhau là lãng mạn nhiều hơn so với thực tế tình yêu nam nữ. Nó cũng cho phép họa sĩ nhiều tự do và sáng tạo hơn trong việc sáng tác. Các shojo manga mới này ra khỏi lằng ranh của phụ nữ và thu hút một lượng độc giả nam đáng kể. Vì vậy, nhiều hoạ sĩ nữ bắt đầu được mời về vẽ cho các tạp chí dành cho nam. Cuối những năm 80, bắt đầu xuất hiện một số tạp chí manga gợi cảm trong thể loại manga dành cho phụ nữ. Chúng được phát hành bởi những nhà xuất bản nhỏ nhưng dần dần thu hút nhiều độc giả của manga chính thống. Những manga này đặt hiếp dâm, loạn luân vv dưới con mắt của nữ quyền, đồng tình nữ ái vv. Nhưng với nội dung hơi “hoảng” như vậy, không phải cái nào cũng khuấy động phản ứng của công chúng trước sex. Nhiều manga mang kèm một cách nhìn tích cực và nhân bản về tình dục: khuyến khích nhân quyền và giải phóng phụ nữ. . Lịch sử của Manga Năm 1815, danh từ Manga lần đầu tiên được sử dụng bởi nghệ sĩ khắc gỗ nổi tiếng Hokusai. Ông dùng hai âm Hán – man (tự do) và ga (bức tranh) để diễn tả “truyện tranh” của. thành công và ăn khách của thể loại manga. [b]Nguồn gốc của từ Manga Truyện tranh ở Nhật Bản được biết đến với từ manga. Thật ra từ truyện tranh tiếng Nhật là komikku, được sử dụng trong giới xuất. báo và tạp chí có manga. Nhưng cột mốc phát triển đáng kể nhất là sau thế chiến thứ 2. Do đó manga ngày nay thật sự là manga sau cuộc chiến và có chiều dài lịch sử hơn nữa thế kỷ. Manga hiện đại

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w