Đề thi cuối kì 2 _ TV5

8 1K 4
Đề thi cuối kì 2 _ TV5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thứ ngày tháng 4 năm 2010 KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn : Tiếng Việt ( đọc – hiểu ) Thời gian : 40 phút Điểm Lời phê Chữ kí Giám khảo Chữ kí Giám thị Đề 1 Bàn tay Một cô giáo dạy lớp Một đã yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh về những gì mà các em cảm thấy biết ơn . Cô muốn biết những đứa trẻ nghèo khổ này thật sự biết ơn những gì . Cô đoán phần lớn học sinh của cô sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hoặc những chiếc bàn đầy ắp thức ăn . Thế nhưng cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy bức tranh của cậu bé Đu – glát với hình một bàn tay được vẽ một cách ngây ngô, đơn giản . Tại sao Đu- glát vẽ bàn tay ? Và đây là bàn tay của ai ? Cả lớp đều bị thu hút bởi bức tranh của Đu- glát . -Tớ nghĩ đó chắc hẳn là bàn tay của Thượng Đế, Người đã mang thức ăn đến cho chúng ta . – Một cậu bé nói . -Đó là bàn tay của một người nông dân . – Cậu bé khác lên tiếng .Bởi vì ông ta nuôi gà tây . Cuối cùng, khi những học sinh khác đã tập trung làm bài, cô giáo nhẹ nhàng khẽ hỏi Đu- glát bàn tay đó là của ai. – Đó chính là bàn tay của cô, thưa cô. - Cậu bé thì thầm . Điều này gợi cho cô nhớ lại rằng trong những giờ giải lao, cô vẫn thường cầm tay Đu- glát .Cô thường làm như thế đối với những học sinh khác . Nhưng với Đu- glát, một đứa bé cô độc và ít nói, điều này lại có ý nghĩa vô cùng . Có lẽ đây chính là bài học về lòng tạ ơn dành cho tất cả mọi người, không phải cho những vật chất chúng ta nhận được mà cho những điều, dù rất nhỏ nhoi, khi chúng ta trao tặng cho người khác . Trường Tiểu học An Đức Họ và tên Lớp : Năm ( khuyết danh ) Hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây . 1. Các em học sinh lớp Một được cô giáo yêu cầu vẽ bức tranh theo chủ đề gì ? a. Những gì các em gắn bó. b. Những gì các em thân thiết. c. Những gì các em yêu mến . d. Những gì các em biết ơn . 2. Vì sao cô giáo yêu cầu các em vẽ tranh ? a. Để xem các em thật sự biết ơn những gì. b. Để xem các em thật sự thích cảnh vật nào . c. Để hướng dẫn các em vẽ. d. Để mang tranh đi thi . 3 Cô giáo đã đoán các em vẽ gì ? a- Cha mẹ . b- Những ngôi nhà ấm cúng . c- Gà tây, những chiếc bàn đầy ắp thức ăn . d- Những người thân . 4- Vì sao cả lớp bị thu hút bởi bức vẽ của Đu- glát ? a- vì tranh đẹp tuyệt vời . b-Vì Đu- glát chỉ vẽ bàn tay. c- Vì tranh quá đơn giản d- Vì tranh có những nét ngây thơ 5. –Điều gì bất ngờ nhất trong câu chuyện này ? a. Đu- glat vẽ bàn tay . b. Đu- glát biết ơn nhất không phải là những vật chất đã nhận mà là tình cảm của cô giáo dành cho em . c. Đu- glát là một cậu bé cô độc . d. Đu- glát vẽ bàn tay của Thượng Đế, người đã ban vật chất cho chúng ta . 6. Câu : “Thế nhưng cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy bức tranh của cậu bé Đu – glát với hình một bàn tay được vẽ một cách ngây ngô, đơn giản .” liên kết với câu trước nó bằng cách nào ? a. Bằng cách lặp từ ngữ. b. Bằng cách thay thế từ ngữ(dùng đại từ). c. Bằng cách thay thế từ ngữ( dùng từ đồng âm). d. Bằng từ ngữ nối. 7.Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm : ………cô cầm tay Đu- glat ……cô còn làm như thế với những học sinh khác . 8 . Câu tục ngữ ; “ Nhà khó cậy vợ hiền , nước loạn nhờ tướng giỏi .” nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam ? a. Phụ nữ Việt Nam đảm đang, tháo vát ; là người giữ gìn hạnh phúc gia đình . b. Phụ nữ Việt Nam anh hùng , bất khuất . c. Phụ nữ Việt Nam dũng cảm , anh hùng chống giặc ngoại xâm . d. Phụ nữ Việt Nam trung kiên, bất khuất; là người có thể làm được mọi việc trong xã hội . 9. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “quyền lợi” ? a.Quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị xã hội . b. Quyền được hưởng những lợi ích nào đó về vật chất, tinh thần, chính trị xã hội . c.Những quyền căn bản của con người. d.Quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật . 10. Dấu chấm than thường được đặt ở vị trí nào trong câu ?Dấu chấm than thường dùng để làm gì ? ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. 10- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta cần viết như thế nào ? Đáp án : 1d 2a 3c 4b 5b 6d 7. Cặp QHT : không chỉ ………mà…. 8a 9b 10 Dấu chấm than thường được đặt ở cuối câu cảm hay câu khiến ; dùng để kết thúc câu cảm hay câu khiến Thứ ngày tháng 4 năm 2010 KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn : Tiếng Việt ( đọc – hiểu ) Thời gian : 40 phút Điểm Lời phê Chữ kí Giám khảo Chữ kí Giám thị Đề 2 Bàn tay Một cô giáo dạy lớp Một đã yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh về những gì mà các em cảm thấy biết ơn . Cô muốn biết những đứa trẻ nghèo khổ này thật sự biết ơn những gì . Cô đoán phần lớn học sinh của cô sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hoặc những chiếc bàn đầy ắp thức ăn . Thế nhưng cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy bức tranh của cậu bé Đu – glát với hình một bàn tay được vẽ một cách ngây ngô, đơn giản . Tại sao Đu- glát vẽ bàn tay ? Và đây là bàn tay của ai ? Cả lớp đều bị thu hút bởi bức tranh của Đu- glát . -Tớ nghĩ đó chắc hẳn là bàn tay của Thượng Đế, Người đã mang thức ăn đến cho chúng ta . – Một cậu bé nói . -Đó là bàn tay của một người nông dân . – Cậu bé khác lên tiếng .Bởi vì ông ta nuôi gà tây . Cuối cùng, khi những học sinh khác đã tập trung làm bài, cô giáo nhẹ nhàng khẽ hỏi Đu- glát bàn tay đó là của ai. – Đó chính là bàn tay của cô, thưa cô. - Cậu bé thì thầm . Điều này gợi cho cô nhớ lại rằng trong những giờ giải lao, cô vẫn thường cầm tay Đu- glát .Cô thường làm như thế đối với những học sinh khác . Nhưng với Đu- glát, một đứa bé cô độc và ít nói, điều này lại có ý Trường Tiểu học An Đức Họ và tên Lớp : Năm nghĩa vô cùng . Có lẽ đây chính là bài học về lòng tạ ơn dành cho tất cả mọi người, không phải cho những vật chất chúng ta nhận được mà cho những điều, dù rất nhỏ nhoi, khi chúng ta trao tặng cho người khác . ( khuyết danh ) Hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây . . 1. Vì sao cô giáo yêu cầu các em vẽ tranh ? a. Để xem các em thật sự biết ơn những gì. b. Để xem các em thật sự thích cảnh vật nào . c. Để hướng dẫn các em vẽ. d. Để mang tranh đi thi . 2 .Các em học sinh lớp Một được cô giáo yêu cầu vẽ bức tranh theo chủ đề gì . . a.Những gì các em thân thiết b.Những gì các em gắn bó. c. Những gì các em biết ơn d. Những gì các em yêu mến 3. Cô giáo đã đoán các em vẽ gì ? a- Cha mẹ . b- Những ngôi nhà ấm cúng . c- Gà tây, những chiếc bàn đầy ắp thức ăn . d- Những người thân . 4.Vì sao cả lớp bị thu hút bởi bức vẽ của Đu- glát ? a- vì tranh đẹp tuyệt vời . b-Vì tranh có những nét ngây thơ c- Vì tranh quá đơn giản d- Vì Đu- glát chỉ vẽ bàn tay . 5. Điều gì bất ngờ nhất trong câu chuyện này ? a. Đu- glat vẽ bàn tay . b. Đu- glát biết ơn nhất không phải là những vật chất đã nhận mà là tình cảm của cô giáo dành cho em . c. Đu- glát là một cậu bé cô độc . d. Đu- glát vẽ bàn tay của Thượng Đế, người đã ban vật chất cho chúng ta . 6. Câu : “ Đó chính là bàn tay của cô, thưa cô.” liên kết với câu trước nó bằng cách nào ? a. Bằng cách thay thế từ ngữ b. Bằng cách dùng từ ngữ nối . c. Bằng cách dùng quan hệ từ d. Bằng cách lặp từ ngữ. 7.Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm : ………bức tranh chỉ vẽ bàn tay……nó đã gây sự chú ý cho cả lớp . 8 . Câu tục ngữ ; “ Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.” nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam ? a. Phụ nữ Việt Nam đảm đang, tháo vát ; là người giữ gìn hạnh phúc gia đình . b. Phụ nữ Việt Nam anh hùng , bất khuất . c. Phụ nữ Việt Nam dũng cảm , anh hùng chống giặc ngoại xâm . d. Phụ nữ Việt Nam trung kiên, bất khuất; là người có thể làm được mọi việc trong xã hội . 9. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ nhân quyền ” ? a.Quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị xã hội . b. Quyền được hưởng những lợi ích nào đó về vật chất, tinh thần, chính trị xã hội . c.Những quyền căn bản của con người. d.Quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật . 10. Dấu chấm hỏi thường được đặt ở vị trí nào ?Dấu chấm hỏi thường dùng để làm gì ? ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. Đáp án : 1a 2c 3c 4d 5b 6a 7. Cặp QHT : vì ………nên…. 8a 9b 10 Dấu chấm hỏi thường được đặt ở cuối hỏi ; dùng để kết thúc câu hỏi Chính tả : Nghe- viết : Những điều bố yêu Ngày con khóc tiếng chào đời Bố thành vụng dại trước lời hát ru . Cứ “à ơi gió mùa thu” “Con ong làm mật”, “trăng lu đêm rằm”. Sau yêu dần chỗ con nằm Có mùi khai của chiếu thâm mấy quầng . Yêu sao ngang dọc dọc ngang Những hàng tã chéo mẹ giăng chật nhà. Thêm yêu dìu dịu nước hoa Khi con muỗi đốt bà xoa nhẹ nhàng . Và yêu một góc mặt bàn Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi. Yêu ngày con gọi “mẹ ơi” Bước đi chập chững mặt trời nhòm coi . Bao ngày bao tháng dần trôi Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con. Để khi con vắng một hôm Bố ngơ ngẩn nhớ quên cơm bữa chiều. Con ơi có biết bao điều Sinh cùng con để bố yêu một đời. NGUYỄN CHÍ THUẬT A. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả nghe – viết (5 điểm) – 15 phút. Yêu cầu Điểm Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 5 Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ: -0,5 Chú ý: Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ toàn bài. 1 Tập làm văn Hãy miêu tả lại một cây cổ thụ mà em đã gặp . . Thứ ngày tháng 4 năm 20 10 KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn : Tiếng Việt ( đọc – hiểu ) Thời gian : 40 phút Điểm Lời phê Chữ kí Giám khảo Chữ kí Giám thị Đề 1 Bàn tay Một cô giáo dạy. Thứ ngày tháng 4 năm 20 10 KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn : Tiếng Việt ( đọc – hiểu ) Thời gian : 40 phút Điểm Lời phê Chữ kí Giám khảo Chữ kí Giám thị Đề 2 Bàn tay Một cô giáo dạy lớp Một đã. hướng dẫn các em vẽ. d. Để mang tranh đi thi . 2 .Các em học sinh lớp Một được cô giáo yêu cầu vẽ bức tranh theo chủ đề gì . . a.Những gì các em thân thi t b.Những gì các em gắn bó. c. Những

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:00