Về kiến thức - Biết cách tổng hợp định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ôt và định luật Sac-lơ để tìm ra phương trình thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau của ba đại lượng: p,V,T của một lượng khí xác định..
Trang 1SỞ GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
GIÁO ÁN
GVHD : Đoàn Thị Quỳnh Nga SVTH : Trần Thị Hải
Lớp thực tập : 10/5 Ngày dạy : 24/03/2010
Tiết 65: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG.
ĐỊNH LUẬT GAY LUY-XÁC
I Mục tiêu
1 Về kiến thức
- Biết cách tổng hợp định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ôt và định luật Sac-lơ để tìm ra phương trình thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau của ba đại lượng: p,V,T của một lượng khí xác định
- Biết cách suy ra quy luật của sự phụ thuộc thể tích một lượng khí có áp suất không đổi vào nhiệt độ của nó, dựa vào phương trình trạng thái
2 Về kĩ năng
- Vận dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng suy ra các qúa trình đó là các định luật
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập liên quan
II Chuẩn bị
1 Giáo viên
- Phiếu học tập
Phần 1: Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Phát biểu và viết biểu thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và định luật Sac-lơ Câu 2: Trong các quá trình đẳng nhiệt dưới đây, quá trình nào không giống với 2 quá trình còn lại?
Câu 3: Đồ thị nào không diễn tả quá trình đẳng tích của khối khí lí tưởng từ trạng thái
1 sang 2?
B)
P
T O
1 2
V
T O
C)
1 2 P
V O
2
Trang 2Phần 2: Câu hỏi chuẩn bị xây dựng bài mới
- Lượng khí được chuyển từ trạng thái (1) sang trạng thái (2’) bằng quá trình nào? Hãy viết biểu thức liên hệ giữa p và V?
- Lượng khí được chuyển từ trạng thái (2’) sang trạng thái (2) bằng quá trình nào? Hãy viết biểu thức liên hệ giữa p và T?
- Từ hai biểu thức liên hệ trên ta rút ra được biểu thức nào?
- Quá trình đẳng áp là quá trình như thế nào?
- Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ trong quá trình đẳng áp?
- Phát biểu định luật Gay Luy-xác?
Phần 3: Câu hỏi trắc nghiệm cũng cố kiến thức
Câu 1: Đối với một lượng khí xác định, quá trình nào sau đây là đẳng áp?
A Nhiệt độ không đổi, thể tích tăng
B Nhiệt độ không đổi, thể tích giảm
C Nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ
D Nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ
Câu 2: Trong hệ tọa độ (V,T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp ?
A Đường thẳng song song với trục hoành
B Đường thẳng song song với trục tung
C Đường hypebol
D Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ
Câu 3: Nhìn vào đồ thị hãy so sánh p1 và p2?
A p1 > p2
B p1 < p2
C p1 = p2
D Không kết luận được
- Bài giảng điện tử có hình ảnh minh hoạ
- Nội dung ghi bảng:
P
T O
A)
2 1
P
V O
B)
2
1
V
p
O
1 2 C)
V
T O
p1
p
2
Trang 3Bài 47: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG.
ĐỊNH LUẬT GAY-LUY-XÁC
1 Phương trình trạng thái
Xét khối khí xác định:
Ở trạng thái 1 (p1, V1, T1) sang trạng thái
2 (p2, V2, T2) theo hai quá trình:
Quá trình đẳng nhiệt (1)→(2’):
p1.V1 = p’2.V2 (1)
Quá trình đẳng tích (2’)→(2):
=
(2)
Thay (2) vào (1)
= hằng số
2 Định luật Gay Luy-xác
a Quá trình đẳng áp
b Định luật Gay Luy-xác Nội dung: SGK
Biểu thức: = hằng số
3 Bài tập vận dụng
Tóm tắt:
V1 = 200l; t1 = 270C; p1
t2 = 50C; p2 = 0,6p1
V2 = ? Bài giải: SGK
2 Học sinh
- Xem trước bài học các nội dung trong phiếu học tập
- Ôn lại kiến thức về hai định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ôt và định luật Sac-lơ
3 Về thái độ
Học sinh chú ý lắng nghe, phát biểu xây dựng bài…
III Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
Trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ
Nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung
Ổn định lớp, yêu cầu lớp trưởng báo cáo
sĩ số
Trình chiếu câu hỏi kiểm tra bài cũ
Nhận xét câu trả lời của Hs
Trình chiếu đáp án
Hoạt động 2: Thiết lập phương trình trạng thái Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Hs lắng nghe và ghi nhận vấn đề của bài
học
Ở trạng thái cân bằng, một lượng khí xác định thì có áp suất p, nhiệt độ T và thể tích V có giá trị xác định Khi chất khí biến đổi chuyển từ trạng thái cân bằng
Trang 4Hs đọc phần 1.
Hs lắng nghe và quan sát
Hs quan sát, ghi bài
Dự kiến Hs trả lời các nội dung:
- Áp dụng định luật Bôi-Lơ-Ma-ri-ôt cho
quá trình đẳng nhiệt (1) → (2’) ta có:
p1.V1 = p’2.V2.
- Áp dụng đinh luật Sac-lơ cho quá trình
đảng tích từ (2’)→ (2) ta được:
Rút p’2 thay vào trên ta được:
Từ kết quả trên ta suy ra :
Hs lắng nghe, ghi bài
này sang trạng thái cân bằng khác thì cả
ba đại lượng có thể biến đổi
Ta đã đi nghiên cứu nhiệt độ và thể tích không đổi và xét sự phụ thuộc lẫn nhau của hai đại lượng còn lại Bây giờ ta sẽ tổng hợp lại để tìm ra sự phụ thuộc của ba đại lượng ấy
- Gv hướng dẫn Hs đọc phần 1 SGK
Kí hiệu p1, V1, T1 là áp suất, thể tích và nhiệt độ của lượng khí mà ta xét ở trạng thái 1
Thực hiện quá trình bất kì chuyển sang trạng thái 2 có áp suất p2, thể tích V2 và nhiệt độ T2
Tìm mối liên hệ giữa các giá trị đó?
- Gv trình chiếu nội dung vừa nêu
Gợi ý:
- Muốn tìm mối liên hệ đó, ta sẽ vận dụng
2 định luật đã học vào bài coi như đó là hai quá trình trung gian
- Áp dụng định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ôt biến đổi đẳng nhiệt từ (1) → (2’), ta có công thức nào?
Gv trình chiếu Slide nội dung trên
- Áp dụng định luật Sac-lơ cho quá trình đẳng tích biến đổi từ (2’) → (2), ta có công thức nào?
Gv trình chiếu Slide nội dung trên Tổng hợp hai quá trình trên ta rút ra nhận xét gì?
Gv trình chiếu Slide nội dung công thức rút ra được
Chọn trạng thái (1) và (2) bất kì thì ta có biểu thức trên
Phương trình ta vừa xây dựng chính là phương trình trạng thái của khí lí tưởng Hằng số bên phải phụ thuộc vào lượng khí mà ta xét
Gv trình chiếu nội dung vừa nêu
Hoạt động 3: Định luật Gay luy-xac Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Đọc phần 2 SGK
Lắng nghe, ghi nhớ Hướng dẫn Hs đọc phần 2 SGK Trong các bài học trước chúng ta đã đi
nghiên cứu với một khối khí xác định, xét
Trang 5Hs lắng nghe, ghi bài.
Hs cần trả lời được:
Từ phương trình trạng thái trên, khi p
không đổi thì ta có:
= hằng số
Phát biểu: Thể tích V của một lượng khí
có áp suất không đổi thì tỉ lệ với nhiệt độ
tuyệt đối của khí
Hs lắng nghe và ghi bài
sự phụ thuộc p vào V khi nhiệt độ không đổi, sự phụ thuộc p vào T khi thể tích không đổi
Khi khối khí chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác mà áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp
Gv trình chiếu nội dung vừa nêu
- Bây giờ hãy sử dụng phương trình trạng thái ta đã thiết lập ở trên hãy cho biết nếu
p không đổi thì V phụ thuộc vào T như thế nào?
- Biểu thức sự phụ thuộc ấy chính là nội dung của định luật Gay luy-xac Định luật này được nhà bác học Gay luy-xac tìm ra bằng thực nghiệm năm 1802
- Một em hãy phát biểu định luật bằng lời?
Gv nhận xét và phát biểu lại
Trong 2 bài học trước chúng ta đã làm quen với đồ thị quá trình đẳng nhiệt và đẳng tích Bây giờ chúng ta làm quen với
đồ thị quá trình đẳng áp
Gv trình chiếu đồ thị đường đẳng áp và giải thích cho học sinh về p1 và p2 đại lượng nào lớn hơn
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Đọc nội dung bài tập và tóm tắt
Cùng Gv tóm tắt lại
Áp dụng phương trình trạng thái ta có:
Thay số ta đuợc: V2 ≈ 309 (l)
Yêu cầu một Hs đọc to nội dung bài tập
và tóm tắt đề bài
Cùng Hs tóm tắt lại
Gv trình chiếu nội dung tóm tắt
Gv gợi ý: Áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng cho khối khí trong quả bóng ở trạng thái mặt đất và khi bay lên
Gv nhận xét và trình chiếu nội dung bài giải
Hoạt động 5: Củng cố, vận dụng Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Hs lắng nghe và ghi nhận nội dung bài
học
Hs quan sát và trả lời câu hỏi, giải thích
Nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung
Gv củng cố lại nội dung bài học, Hs cần nắm được phương trình trạng thái của khí
lí tưởng, nội dung định luật Gay Luy-xac
Gv trình chiếu tóm tắt nội dung bài học
Gv trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm cũng
cố bài học
Trang 6Hs lắng nghe và quan sát.
Nhận xét câu trả lời của Hs, trình chiếu đáp án
Hoạt động 6: Dặn dò về nhà
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Hs ghi nhận nhiệm vụ về nhà
Nhớ nhiệm vụ chuẩn bị cho bài học sau
Về nhà làm các bài tập trong SGK và sách bài tập
Yêu cầu đọc trước bài học hôm sau
Ôn lại kiến thức về phương trình trạng thái
IV Tổng kết, rút kinh nghiệm
………
………
………
………
………
BCĐTTSP GVHD SVTT
(kí rõ họ tên) (kí rõ họ tên) (kí rõ họ tên)