1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FEUERBACH

22 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 202,5 KB

Nội dung

Trong khi phê phán cách lí giải duy tâm về tư duy bản chất bên ngoài thiênnhiên và siêu tự nhiên, Feuerbach đi đến kết luận rằng vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề về bản ch

Trang 1

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FEUERBACH

Ludwig Feuerbach (1804-1872) - đại biểu cuối cùng của triết học cổ điểnĐức, sự kết thúc đầy vinh quang của nó, nhà cải cách kiên cường của nền triết họcĐức - nhà duy vật và nhà khai sáng Triết học Feuerbach là sản phẩm tất yếu củanhững điều kiện mới, hình thành vào cuối những năm 30 - đầu những năm 40 Đó

là thời kỳ nhen nhóm tình thế cách mạng ở nhiều nơi trên nước Đức, thời kỳ giatăng các cuộc đấu tranh tư tưởng giửa giai cấp tư sản và phản động Lẽ cốnhiên nước Đức vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu về kinh tế và chính trị, còn giai cấp tư sản Đức thì chưa được thống nhất trong phạm vi quốc gia Bên cạnh

đó giai cấp tư sản bây giờ đứng trước hai lực lượng mà họ cho là đáng ngại: lựclượng của quá khứ và lực lượng của tương lai Trong trường hợp đó, phần đôngnhững người trung lưu chọn giải pháp dung hoà với chế độ dân chủ Nhưng một

bộ phận khác, tiến bộ hơn thấy rõ cuộc khủng hoảng sâu sắc bao trùm toàn bộ hệthống xã hội phong kiến - nông nô và mong muốn đưa nước Đức ra khỏi tình trạnghiện có.Vào những năm 40 - 50 của thế kỷ XIX, khắp nơi trên nước Đức đã dấylên lán sóng khởi nghĩa của nông dân.Trong hàng ngũ nhừng người tham gia đấu tranh có mặt những đại biểu ưu tú nhất của tầng lớp thứ ba và tri thức quí tộc Rõràng sự gia tăng mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản đang phát triến và quan hệ phong kiến lỗi thời kéo theo sự ra đời các tổ chức xã hội đối lập với chính thểphong kiến, chế độ chuyên chế Phong trào khai sáng Pháp và chủ nghĩa duy vậtPháp thế kỷ XVIII cũng ảnh hưởng to lớn đến tâm trạng của người Đức Sinh hoạtkinh tế và chính trị, do chịu ảnh hưởng của tư tưởng Voltaire, Montesquieu,Rousseau v.v…ngày càng trở nên sôi động Sự phát triển tư bản ở Đức đòi hỏithủ tiêu tình trạng phân tán quốc gia thành lập một nhà nước Đức thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ Song các nhà tư tưởng tư sản Đức tránh né sự va chạm trực tiếpvới chế độ hiện hành Họ chống đối chế độ chuyên chế dưới dạng phê phán về mặttriết học Cơ đốc giáo chính thống Họ ngầm hiểu rằng phê phán tôn giáo tức là phêphán lực lượng phản động chính trị, bởi lẽ tôn giáo, đặc biệt Cơ đốc giáo, là hệ tưtưởng thống trị của nhà nước quân chủ Phổ Trong số của những đại biểu kiệt xuấtcủa khuynh hướng dân chủ tư sản nổi lên L.Feuerbach

L.Feuerbach sinh trưởng trong một gia đình trí thức có tên tuổi Người cha một luật sư – muốn con trở người hữu ích cho chế độ đương thời, vì thế đã khuyênFeuerbach chọn một nghề có khả năng thành đạt trong cuộc sống Năm1823 vớimục đích nghiên cứu tôn giáo, Feuerbach vào học tại khoa thần học của trường đạihọc Heidelberg, nhưng sau một năm laị rời khoa thần học và chuyển đến Berlin,nơi Hegel đang giảng triết học Chẳng mấy chốc Feuerbach trở thành người học trònghiêm túc của Hegel Hai năm ròng Feuerbach nghe các bài giảng của nhà triếthọc lừng danh này, nghe một cách say sưa và thích thú "Nhờ Hegel, - Feuerbachcông nhận, - tôi đã ý thức được chính mình, ý thức được thế giới Hegel trở thànhngười cha thứ hai của tôi…” Năm 1828 Feuerbach gởi cho Hegel bản luận án củamình mang tên “Về lý tính đơn nhất, phổ biến và vô hạn” trong đó ông nói thẳng ý

Trang 2

-nguyện triển khai tiếp tục chủ nghĩa duy tâm khách quan Đôi khi Feuerbachbày tỏ hoài nghi về tinh thần tuyệt đối chế ngự sự vận động tự nhiên, nhưng ngaylập tức những lập luận sắc sảo của Hegel đã chinh phục học trò.

Năm 1829 Feuerbach lúc đó 25 tuổi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mìnhtại trường đại học Erlangen Tại đây Feuerbach trình bày logic học và siêu hìnhhọc, đồng thời nhen nhóm tư tưởng nhân bản mà về sau trở thành nội dung chủ yếucủa chủ nghĩa duy vật đặc trưng – chủ nghĩa duy vật nhân bản Khái niệm trungtâm –tình yêu

Tình yêu là bản chất của loài người Con người biết sống trước hết là conngười biết yêu."Đứa trẻ chỉ thành người khi nó yêu Bản chất tình yêu thể hiện ởmột dạng tình yêu, đó là tình yêu của người đàn ông dành cho người đàn bà"

Năm 1830 Feuerbach xuất bản tác phẩm đầu tiên "Quan điểm về cái chết

và bất tử" Một lần nữa chủ đề tình yêu lại được nêu ra Feuerbach nói về tình yêuthiên đường và tình yêu trần tục, tình yêu thần thánh và tình yêu con người.Ôngkhẳng định: con người yêu con người cần phải yêu, yêu là hiến dâng Đề cập đến

sự bất tử, Feuerbach cho rằng chỉ cần những hành vi vĩ đại của lý tính con ngườimới bất tử, nhưng nhìn chung ông bác bỏ tư tưởng phổ biến về sự bất tử của linhhồn Sách của Feuerbach bị tịch thu, còn vị phó giáo sư bị thì mất việc Cũng từnăm ấy Feuerbach bắt đầu cuộc sống đơn độc, thậm chí ẩn dật ở vùng quê, công bốnhững tác phẩm đánh dấu cách nhìn khác đối với triết học Hegel

Năm 1831, Hegel mất Feuerbach có dịp bày tỏ toàn bộ quan điểm củamình Cũng như Strauss, Bauer, ông xem việc phê phán tôn giáo giải phóng conngười khỏi sự nô dịch của ý thức tôn giáo là mục đích tối cao Nhưng ông tuyên

bố tôn giáo là hình thức sinh hoạt tinh thần cần có ở bất cứ xã hội nào Vấn đề là ởchỗ tôn giáo đó không kìm hãm nhân cách, trái lại khơi dậy khả năng tiềm tàngnơi con người Năm 1836 Feuerbach cưới vợ, trong suốt 25 năm hầu như khôngrời khỏi ngôi nhà nhỏ của mình, mặc dù năm 1848 trúng cử đại biểu quốc hội vùngFrankfurt

Năm 1839 Feuerbach đoạn tuyệt hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm Trongtác phẩm “Góp phần phê phán triết học Hegel", Feuerbach giải quyết vấn đề cơbản của triết học theo hướng duy vật và xem xét giới tự nhiên, tồn tại, vật chất,như thực tại sinh ra lý tính tư duy Vượt qua khỏi giới hạn triết học Hegel vàSchelling, Feuerbach viết:"Thực tại của tồn tại cảm tính đơn nhất là chân lý".Thuật ngữ "chân lý” trong lối diễn đạt này có nghĩa là “thực tiễn", “tính có trước”

Ở chỗ khác Feuerbach nói thêm: "Chân lý, thực tiễn, tính cảm giác đồng nhất vớinhau Chỉ bản chất cảm tính mới là bản chất chân lý thực tiễn”

Năm 1841 Feuerbach cho ra mắt tác phẩm chính “Bản chất đạo Cơ đốc”, ấntượng mà nó đem lại thật to lớn Những năm tiếp theo ông viết “Luận cương khởiđầu về cải cách triết học” (1842), “Các luận điểm triết học cơ bản của tương lai"(1843), Feuerbach đứng bên lề của diễn biến cách mạng 1848, tỏ ra là người thụđộng về chính trị, mặc dù hoan nghênh tinh thần dân chủ tư sản của cuộc cáchmạng đó

Trang 3

Thời kỳ cách mạng Feuerbach viết và công bố một vài tác phẩm nhưngchẳng mấy ai chú ý Giai cấp tư sản quay lưng lại với nhà tư tưởng vĩ đại, vì họkhông thích thú gì cái tình yêu nhân loại quá lớn của ông, còn các lực lượng khácnhận thấy ở đó những biểu hiện của chủ nghĩa không tưởng chính trị.

Mãi mãi Feuerbach cũng chỉ là một người dân chủ xã hội, mặc dầu nhữngnăm cuối cuộc đời ông đọc say sưa bộ "Tư bản", trao đổi bằng thư từ với không ítnhà Mác- xít Ông mất năm 1872, tức là sau công xã Paris (1871) thất bại

Đặc trưng của chủ nghĩa duy vật Feuerbach

Trước khi đi đến phân tích chi tiết nội dung triết học Feuerbach cần làm rõmột số đặc trưng chủ yếu sau:

1.Công lao lịch sử to lớn của Feuerbach ở chỗ, Feuerbach khôi phục, vàphát triển truyền thống duy vật thế kỷ XVIII trong hoàn cảnh chủ nghĩa duy tâm và thần bí thắng thế ở Đức Khác với các bậc tiền bối của triết học cổ điển Đức,Feuerbach là nhà duy vật chiến đấu ở bình diện này

2.Với tham vọng xây dựng một triết học thoát li khỏi tính tư biện,Feuerbach xem Con Người là đối tượng nghiên cứu chủ yếu Feuerbach xem triếthọc của mình như sự khắc phục học thuyết của Hegel và các bậc tiền bối khác Nếunhư Hegel khách quan hóa lí tính, bản thể luận hóa tư duy, tách khỏi họat động cảmtính và những nhu cầu của họ, thì “Triết học mới", hay "triết học tương lai”(thuậtngữ của Feuerbach), xuất phát từ chỗ con người và chỉ có con người mới là chủ thểhiện thực của lí tính Xác định phương pháp của mình, Feuerbach viết: "Phươngpháp của tôi ở chổ nào? Ở chổ thông qua con người đưa tất cả những cái siêu nhiên

về tự nhiên và thông qua tự nhiên đưa những cái siêu nhân về con người…”

3.Mặc dầu nội dung học thuyết của ông về cơ bản là duy vật, nhưng ôngkhông sử dụng thuật ngữ đó Điều này có lí do sâu xa: Các học thuyết duy vật trướcđây không xuất phát từ con người vì thế dễ rơi vào tính khập khiểng Feuerbachviết: “Chân lý không phải là chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, không phải

là sinh lí học lẫn tâm lí học; chân lí - chỉ có thuyết nhân bản…”

Feuerbach viết về bản thân như sau: "… Feuerbach không phải là nhà duytâm, không phải là nhà duy vật! Đối với Feuerbach Thượng đế, tinh thần, linh hồn,cái Tôi là những cái trừu tượng trống rỗng, nhưng chính những cái trừu tượng trốngrỗng ấy đối với anh ta là vật thể, vật chất, sự vật Chân lí, bản chất, thực tiễn đối vớianh ta chỉ ở trong cảm giác”

4.Feuerbach phê phán chủ nghĩa duy tâm Hegel nhưng không hiểu đầy đủvai trò của phép biện chứng trong việc lí giải thế giới, phê phán Cơ đốc giáo để thaythế nó bằng tôn giáo tình yêu Ông khắc phục một ảo tưởng, nhưng lại hướng đến

ảo tưởng khác

5.Feuerbach phân tích các hiện tượng tự nhiên muôn vẻ từ quan điểm duycảm Do không nắm bắt kịp thời, đầy đủ các chất liệu có giá trị của khoa học tựnhiên đương thời, nên sự phân tích của ông thường không sâu sắc, thiết chặt chẽ,thiếu sức thuyết phục

Trang 4

6.Quan điểm chính trị- xã hội của Feuerbach chịu ảnh hưởng của phongtrào khai sáng và chủ nghĩa duy vật Pháp, tức quan điểm về xã hội công dân và nhànước pháp quyền.

7.Chủ nghĩa nhân bản Feuerbach hàm chứa trong mình những mầm mốngcủa quan niệm khoa học về lịch sử Tiếc thay ông hiểu cuộc sống hiện thực ấy mộtcách trừu tượng nằm bên ngoài mối liên hệ lịch sử - xã hội nhất định, với sự phânhóa xã hội và cuộc đấu tranh hiện thực vì tiến bộ xã hội

8 Triết học tự nhiên của Feuerbach là chủ nghĩa duy vật nhất nguyên

LÝ LUẬN CON NGƯỜI

Vấn đề nổi bật: bản chất con người là gì? Cái gì làm nên đặc tính chủ yếucủa con người trong mỗi con người?

Trong khi phê phán cách lí giải duy tâm về tư duy bản chất bên ngoài thiênnhiên và siêu tự nhiên, Feuerbach đi đến kết luận rằng vấn đề quan hệ giữa tư duy

và tồn tại là vấn đề về bản chất con người, bởi vì chỉ có con người mới tư duy.Như vậy, do chỗ triết học giải quyết vấn đề giữa tư duy và tồn tại, nên nó cần phải

là chủ nghĩa nhân bản, nhân lọai học "Sự thống nhất tồn tại và tư duy trở nên đúngđắn và có ý nghĩa khi nào con người được xem như cơ sở, chủ thể của sự thốngnhất ấy” - học thuyết về con người mà trong tồn tại, trong sự hoạt động của họ vấn

đề trên được phơi bày ra với ý nghĩa thực tiễn, hiện thực nhất

Các khoa học nghiên cứu con người cho phép vạch rõ hoàn toàn tính vô căn

cứ của quan niệm duy tâm - tư biện về tư duy và tinh thần nói chung Các khoa học

ấy, đặt biệt là triết học, lí giải mối quan hệ không ngừng giữa tư duy với các quátrình vật chất được thực hiện trong cơ thể con người, với sự tri giác thế giới bằngcảm tính

Con người được Feuerbach xem xét từ hai góc độ Trước hết con người làsản phẩm tất yếu của tự nhiên Con người không tách khỏi tự nhiên, vì thế tinhthần cũng không cần đối lập với tự nhiên như thực tiễn đặt trên nó “triết học mới -Feuerbach viết, - biến con người kể cả tự nhiên như cơ sở hạ tầng của con người,thành đối tượng duy nhất, toàn diện và cao nhất của triết học, biến thuyết nhânbản, kể cả sinh lí học, thành một khoa học toàn diện” Như vậy trong khi xuất phát

từ con người Feuerbach không tách rời và đối lập con người với tự nhiên Theoông, để vận dụng đúng đắn nguyên lí nhân bản chúng ta cần nhất thiết phải thừanhận rằng vật chất là thực thể duy nhất, là chân lí, tồn tại bên ngoài con người vàsinh ra con người Cơ sở của sự thống nhất của con người là tính vật chất, tức cơthể của nó Khác với cái Tôi trừu tượng, cơ thể người là bộ phận của thế giới và ởmột chừng mực nào đó hàm chứa tồn tại của nó

Con người, xét từ góc độ thứ hai là “bản chất cộng đồng” Bản chất của conngười là chính con người, một cá nhân cụ thể Kant, Fichte, Hegel đặt vấn đề vềbản chất xã hội của con người; Feuerbach cũng thế Feuerbach viết:”….f (tứcFeuerbach ông tự viết tắt) chỉ trình bày con người trong cộng đồng…” Theo ông

có ba đặc trưng trong mỗi con người, đó là lý tính, ý chí, con tim (tình cảm)

Trang 5

Feuerbach viết: “trong ý chí, tư duy và tình cảm hàm chứa bản chất tối cao, tuyệtđối của con người và mục đích tồn tại của nó Con người sống để nhận thức, đểyêu và để muốn Như mục đích của lý trí là gì? – lý trí là lý trí, của tình yêu là gì?– tình yêu, của ý chí là gì? – là tự do ý chí Chúng ta nhận thức để nhận thức, yêu

để yêu, muốn để muốn, nghĩa là muốn tự do… cái tồn tại vì chính mình là cái hoàntoàn đúng đắn, cái thần thánh…” Về sau nhiều người kết án ông sa vào chủ nghĩaích kỷ hẹp hòi Ông phản ứng lại bằng cách phân biệt chủ nghĩa vị kỷ của mình vớichủ nghĩa vi kỷ, chủ nghĩa vị lợi đương thời Ông xem chủ nghĩa vị kỷ phù hợp vớibản chất con người, thể hiện sự tự quyết định, tự khẳng định của cá nhân trong mốiquan hệ với xung quanh Nhưng có lẽ thấy điều này hơi lạ so với lối suy nghĩthông thường, nên ông thay đổi cách đánh giá Giờ đây chỉ còn một kết luận nhấtquán: yêu – đó không phải là chủ nghĩa vị kỷ, mà là khắc phục nó Khi anh yêungười khác, anh hoá thân vào người khác bằng tình yêu của mình Vậy yêu ngườikhác cũng là yêu chính anh Trong tác phẩm “Bản chất đạo Cơ đốc”, một lần nữaFeuerbach phản bác quan điểm trước nay của ông về chủ nghĩa vị kỷ “chủ nghĩa

vị kỷ, - Feuerbach viết, - thực chất là chủ nghĩa một thần, bởi lẽ mục đích của nóchỉ một – vì chính mình Chủ nghĩa vị kỷ hợp nhất, tập trung con người nơi chínhmình, đem đến con người nguyên tắc cứng rắn, hoàn chỉnh, nhưng hạn chế conngười về mặt sáng tạo, bởi vì làm cho nó dửng dưng với tất cả những gì không liênquan đến lợi ích của cá nhân nó” Chủ nghĩa duy vật của Feuerbach trong lý luận

về con người là chủ nghĩa duy vật trực quan Mặc dầu có nói đến “con người cộngđồng” với tính cách là thực thể xã hội, ông hiểu cộng đồng hết sức trừu tượng, vàthực ra chẳng khác mấy cộng đồng tôn giáo theo sự lý giải của Kant Các Mácviết: “bản chất con người là tổng thể các quan hệ xã hội” Các Mác cũng cho rằngFeuerbach không làm nổi bật các đặc trưng của con người, quan hệ tích cực, thực

tế của nó với giới tự nhiên Feuerbach chưa hiểu trọn vẹn quá trình sản xuất thựcchất, nền công nghiệp, nghĩa là chưa hiểu rằng: “xã hội là sự thống nhất hoànchỉnh căn bản của con người với giới tự nhiên"

Do xem xét con người một cách trừu tượng “về mặt xã hội” như thế nên conngười trong triết học Feuerbach xét cho cùng chỉ là thực thể tự nhiên Dù sao cũngcần nhấn mạnh giá trị lịch sử của Feurerbach trong lý luận về con người Trước hếttrong quan niệm về con người Feuerbach tiếp nối xứng đáng truyền thống nhânvăn trong lịch sử triết học, nhất là triết học thời Phục hưng và chủ nghĩa duy vậtPháp thế kỷ XVIII Các nhà nhân văn sơ kỳ ở Ý thế kỷ XV - XVI bất chấp sự kìmhãm nghiệt ngả của nhà thờ và nhà nước trung cổ tàn bạo đã khẳng định quyền lực

vĩ đại của mình và xem con người là trung tâm của vũ trụ Trên trái đất không có

gì vĩ đại hơn là con người, và trong mỗi con người không có gì vĩ đại hơn trí tuệ vàlinh hồn – Pico Della Mirandola tuyên bố như vậy Các nhà triết học duy vật Phápxen bản chất tự nhiên là thiêng liêng, lương tâm và danh dự, tự do, bình đẳng là cáitất yếu tạo nên động lực xã hội của con người Feuerbach thừa hưởng truyền thống

đó, khơi dậy tình yêu nơi con người tình yêu chẳng những với con người, mà cảvới thiên nhiên Điều này làm cho chủ nghĩa nhân bản mang sắc thái mới NếuF.Bacon nhấn mạnh “quyến lực của con người trước tự nhiên” thì Feuerbach lại

Trang 6

xuất phát từ quan hệ hài hoà Khi con người đặt mình trong mối quan hệ hài hoàvới giới tự nhiên, thì mâu thuẫn không trở nên gay gắt nữa.

Thứ hai, chủ nghĩa nhân bản của Feuerbach, ước muốn xây dựng một xã hộicủa tình yêu đóng vai trò tiền đề, chất kích thích để K Marx xây dựng mô hìnhkhoa học về xã hội tương lai Thật vậy, trước khi chuyển hẳn sang quan niệm duyvật về lịch sử, Marx đã sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa nhân đạo hiện thực” doFeuerbach khởi xướng để chỉ một xã hội thực sự bình đẳng và nhân đạo Về sauK.Marx thay thuật ngữ này ba thuật ngữ “Chủ nghĩa cộng sản” có sức khái quátcao hơn

CHỦ NGHĨA DUY VẬT FEUERBACH

“Giới tự nhiên là tất cả những gì không phải những gì siêu tự Feuerbach cho cách nhìn như vậy có tầm khái quát cao Feuerbach không xâydựng triết học tự nhiên như ở Hegel, và ông cũng không xem việc làm đó là cầnthiết

nhiên”-Quan niệm duy vật về tự nhiên tại nên cơ sở nhân loại học của triết họcFeuerbach Đối lập với chủ nghĩa duy tâm về tôn giáo, Feuerbach khẳng định rằng

tự nhiên là hiện thực duy nhất, con người - sản phẩm cao nhất, sự thể hiện sự hoànthiện của nó Trong con người và nhờ con người giới tự nhiên nhận thấy mình vàchiêm ngưỡng mình, tư duy về mình Chống lại sự hạ thấp của chủ nghĩa duy tâm

- tôn giáo đối với giới tự nhiên Feuerbach cho rằng không có cái gì cao hơn giới

tự nhiên, cũng như không có cái gì thấp hơn nó Ông viết: “hãy chiêm ngưỡngthiên nhiên, hãy chiêm ngưỡng con người! Ở đây phép huyền diệu của triết học sẽhiện ra trước mắt các bạn” Các khái niệm "tồn tại”, “tự nhiên”, “vật chất”, “thựctiễn”, “hiện thực”, theo Feuerbach, đồng nghĩa với nhau Tuy nhiên tính đa dạngcủa các hiện tượng không thể quy về một vật chất ban đầu, phổ biến nào đó Đạidiện của tự nhiên là gì? Ông trả lời: “giới tự nhiên mang tính vật thể, vật chất, tínhcảm giác” Vật chất không do ai sáng tạo, luôn luôn đã và sẽ tồn tại, nghĩa là vĩnhcửu, không khởi đầu và điểm kết thúc, nghĩa là vô hạn Cần phải tìm nguyên nhâncủa tự nhiên trong chính tự nhiên với tình cách là nguyên nhân của nó - Feuerbachnhắc lại ý của Spinoza Thiên nhiên “không phải là thực thể do ai đó tạo nên từ hư

vô, mà là thực thể độc lập, được lý giải từ chính mình và được tạo nên từ chínhmình…Sự hình thành các vật chất hữu cơ, sự hình thành trái đất sự hình thành mặttrời…luôn luôn là một quá trình tự nhiên”

Giới tự nhiên, vật chất, theo Feuerbach, không phải là đại lượng hình họctrừu tượng như ở Hobbes, không phải là thực thể bị chia cắt nằm ngoài thời gian

và bất động của Spinoza, mà là bản thể đa dạng được tri giác, với những tính quyđịnh (chất) cụ thể, hiện thực Đó là ánh sáng, dòng điện, từ tính, không khí, nướclửa, đất, thực vật, mà tạo nên tồn tại thực tế của nó Vật chất, giới tự nhiên ngay từđầu đã là thực thể phân hoá, “bởi vì chỉ thực thể được xác định, khác biệt, cá biệtmới là thực thể hiên thực Thật mù quáng khi hỏi một cái vì sao nó tồn tại, cũng

Trang 7

như thật mù quáng nếu hỏi vì sao một cái gì đó là một thực thể nào đó?” Tínhhiện thực của thuộc tính là sự đảm bảo tồn tại của sự vật

Feuerbach bảo vệ tồn tại khách quan chẳng những của vật chất mà cả củatính quy luật của nó Tính tất yếu, tính nhân quả, tính quy luật không do Thượng

đế hoặc tư duy giác tính của con người đưa vào thiên nhiên, ngược lại “các quyluật của thực tiễn tạo nên các quy luật của tư duy”

Tự nhiên vận động theo tính quy luật bên trong riêng của mình “Giới tựnhiên là kết quả của các thực thể hay lực lượng cần đến nhau và tạo ra nhau, cùngvận động, tác động lẫn nhau”

Feuerbach xem xét không gian và thời gian một cách duy vật Không gian

và thời gian không phải là các hình thức tiên thiên của trực quan cảm tính nhưKant nhận định, mà là “điều kiện cơ bản”, “hình thức” của tồn tại Feuerbach viết:

“không giaan và thời gian là điều kiện cơ bản của mọi tồn tại và bản chất của mọi

tư duy và hoạt động, mọi sự thịnh vượng và thành đạt”

Không gian có hiện thực nào ngoài không gian và thời gian, cũng nhưkhông có thời gian và không gian nào bên ngoài tự nhiên Vì vậy quan niệm duytâm - tôn giáo về khởi điểm của thế giới là vô căn cứ Không gian và thời giancũng là các hình thức của tư duy, bởi lẽ cái cuối cùng này phả ánh đúng hình thứckhách quan của tồn tại Vật chất không những tốn tại mà còn vận động và pháttriển Nhưng vận động và phát triển sẽ trở nên vô nghĩa nếu thiếu không gian hiệnthực Không thể có vật chất thiếu thời gian và thiếu không gian Nó phải tồn tạitrong thời gian và không gian Thừa nhận tính khách quan của thời gian và khônggian, Feuerbach gọi chúng là tiêu chuẩn thứ nhất của thực tiễn

Tính phổ biến của không gian và thời gian được chứng minh bởi toàn bộđời sống con người và nhận thức Không có “cái bên kia” nào, bởi vì các hiệntượng tự nhiên không biết tồn tại hai mặt Quan niệm khoa học về tính phổ biếncủa không gian hàng ngàn lần bác bỏ sự tạo hóa của Chúa Kant tước bỏ tínhkhách quan và tính phổ biến của không gian và thời gian, đưa nó về phạm vi củatrực quan cảm tính Đó là thái độ lăng mạ đối với khoa học, sự cúi mính trước chủnghĩa thần bí duy tâm Phê phán Kant, Feuerbach khẳng định: “ở thiên nhiênkhông có khởi điểm lẫn kết thúc Tất cả ở đó đều nằm trong sự tác động lẫn nhau,tất cả đều tương đới, tất cả trong cùng thời gian vừa là nguyên nhân vừa là hànhđộng, tất cả ở đó đều toàn diện và hỗ tương” Những dòng trên thể hiện tính chấtbiện chứng sâu sắc, tiếc thay Feuerbach không phát triển tiếp tục; ông không xemxét các hình thức khác nhau của sự tác động và lệ thuộc lẫn nhau của các hiệntượng, không nói đến các phạm trù, vì thế quan điểm của ông về sự thống nhất cáchiện tượng tự nhiên đa dạng và còn mang tính chất chung chung

Về mối liên hệ không ngừng giữa vật chất và vận động, Feuerbach dườngnhư lập lại tuyên ngôn của Hegel trong “Triết học tự nhiên”, không có vật chấtthiếu vận động, không có vận động thiếu vật chất Nhưng ở ông vắng bóng quanniệm về tính muôn vẻ của các hính thức vận động, sự chuyễn hóa lẫn nhau.Feuerbach nói về sự tự vận động của vật chất, nhưng ông lại không hiểu sâu hơn,

mà chỉ đơn giản loại trừ vai trò “động lực ban đầu” của Thượng đế Feuerbach

Trang 8

thừa kế truyền thống duy vật thế kỷ XVIII trong việc lý giải quá trình tự nhiên,nhưng điều đó chưa đủ, bởi vì tình hình khoa học tự nhiên giữa thế kỷ XIX chắcchắn có những tiến bộ đáng kể Con người ngày càng thâm nhập sâu vào giới tựnhiên.

Feuerbach, có thể nói, tiến không xa hơn bao nhiêu so với La Mettrie,Diderot và Holbach

Ngoài tính phổ biến của vận động, Feuerbach còn nói về phát triển “trái đất

- Feuebach khẳng định,- trước nay không như bây giờ; có lẽ nó đạt được trạng tháihiện giờ nhờ sự phát triển và hàng loạt cuộc cách mạng Feuerbach cho rằng toàn

bộ vật chất sống xuất hiện từ vật chất vô cơ, thì điều này chứng tỏ, trên trái đấtkhông có những điều kiện khách quan như cách nay hàng ngàn năm Tuy nhiên,nhìn chung Feuerbach đứng trên lập trường của phép siêu hình về lịch sử

Khác với các nhà duy vật thê kỷ XVIII Feuerbach không nhất trí với quanniệm máy móc về tự nhiên Ông cố gắng khắc phục nó Chẳng hạn ông chống lạiviệc đưa các hình thức cao của tồn tại vật chất về hình thức thấp Nhìn và nghekhông thể chỉ đưa về các quy luật quang học và thanh học Các hiện tượng tâm lýkhác căn bản với cơ sở sinh lý học của chúng Sự thống nhất tính chủ quan và tínhkhách quan, tâm lý và sinh lý không loại trừ sự khác biệt bên trong giữa chúng vớinhau Mặc dù trong dạng ban đầu, vật chất sống xuất hiện không từ nguồn gốc nàokhác ngoài vật chất vô cơ, nhưng không vì thế mà phủ nhận tính đa dạng về chấtcủa sự sống Bác bỏ quan niệm siêu hình về sự sống Feuerbach cũng bác bỏ luônthuyết sinh khí (vitalisme) Sự sống theo ông là hình thức tồn tại cao nhất của tựnhiên, trong khi những người theo thuyết sinh khí tách quá trình hoạt động sống rakhỏi các tính quy luật vật chất - hoá học và sinh học, đối lập thái quá thiên nhiênhữu cơ với thiên nhiên vô cơ Feuerbach đặc biệt chống chủ nghĩa duy vật tầmthường đã phủ nhận trên thực tế tồn tại của ý thức Feuerbach xem ý thức trong tất

cả hình thức của nó như sự thể hiện trực tiếp tính thống nhất chủ thể và khách thể

Sự phong phú của các cảm giác con người phù hợp với sự phong phú cácchất của tự nhiên Vì thế không thể đối lập nội dung của các cảm giác với tính quyđịnh về chất của các hiện tượng được cảm giác, tri giác Tuy nhiên quan điểm củaFeuerbach về sự thống nhất chủ thể và khách thể, con ngưới và tự nhiên mangnặng tính hạn chế của chủ nghĩa tự nhiên và nhận loại học, bởi vì Feuerbach chưanhìn thấy cơ sở thực tế và hình thức quan trọng nhất của sự thống nhất này - nềnsản xuất xã hội

Trong khi giải quyết một cách duy vật vấn đề quan hệ giữa thiên nhiên hữu

cơ và thiên nhiên vơ cơ, Feuerbach phê phán lập trường duy tâm – mục đích luậncho rằng toàn bộ giới tự nhiên nhìn chung là sự hài hoà đã sắp đặt trước (bởiThượng đế) Theo Feuerbach, tính hợp lý trong giới động vật và giới thực vậtkhông phải là kết quả thực mục đích vốn có bên trong các hiện tượng, mà kết quả

có tính quy luật của sự thống nhất thế giới Khác với chủ nghĩa duy vật thế kỷXVIII, Feuerbach không phủ nhận tính hợp lý khách quan trong thiên nhiên hữu

cơ, nhưng không thể giải thích vấn đế này, bởi lẽ rất ít khi chú ý đến các chất liệucủa khoa học tự nhiên Sự hiểu biết quá ít ỏi về thành tựu của khoa học tự nhiên

Trang 9

làm cho triết học Feuerbach chưa thoát khỏi những hạn chế đó Nhà cải cách vĩ đại

ấy suốt đời mình theo đuổi mục đích duy nhất là giúp cho con người biết sống hàihoà với thiên nhiên, nhưng sự giản đơn và tính trực quan ở cách lập luận vấn đề đãkéo ông lại, khiến ông rơi từ thái cực này sang thái cực khác

Tóm lại, học thuyết của Feuerbach về tự nhiên chứa đựng một vài tiên đoánbiện chứng sâu sắc về tính thống nhất và đa dạng của giới tự nhiên, về mối liên hệhữu cơ của thời gian không gian, vật chất và vận động, về tính quy luật trong sựphát triển, song nhìn chung không vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa duy vật siêuhình Feuerbach làm được nhiều điều mà chủ nghĩa duy vật ở thế kỷ trước khônglàm được nhưng lẽ ra với điều kiện lịch sử cho phép, ông có thể tiến xa hơn tiếpcận với quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên Feuerbach thật sự đem đối lậphọc thuyết của mình với quan điểm duy tâm tôn giáo thần bí về tự nhiên, thật sựđứng trên lập trường duy vật (mặc dù ông né tránh thuật ngữ này) để giải quyết cơbản về vấn đề triết học, vì vậy ông là nhà duy tâm chiến đấu Nhưng chủ nghĩaduy vật của ông sáng rõ nhưng không sâu sắc

PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA DUY TÂM

Chủ nghĩa duy tâm, nhất là chủ nghĩa duy tâm của các bậc tiền bối – Kant,Schelling, Hegel- là đối tượng phê phán của Feuerbach Nhưng không chỉ có thế, "triếthọc mới - Feuerbach viết trong “Luận cương về khởi đầu về cải cách triết học ”, - là sựphủ định cả chủ nghĩa duy lí lẫn chủ nghĩa thần bí, cả thuyết phiếm thần lẫn chủ nghĩanhân vị, cả chủ nghĩa vô thần lẫn chủ nghĩa hữu thần Nó là sự thống nhất tất cả chân líđối lập ấy, trở thành thuyết chân lí tuyệt đối độc lập và thần bí"

Dẫn ra lời khẳng định ấy để thấy rằng hiểu nội dung đích thực của chủ nghĩanhân bản không dể dàng gì Và phải xem xét đầy đủ cách trình bày dường như rất mâuthuẫn của Feuerbach

Suy cho cùng Feuerbach là nhà phê bình xuất sắc triết học duy tâm Các nhà duytâm, Fichte chẳng hạn, cố chứng minh tính chất thiếu phê phán và thiếu biện chứng logiccủa chủ nghĩa duy vật trong việc lí giải quan hệ giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và tựnhiên, trong việc trình bày chức năng, vị trí của các cơ quan cảm giác Fichte và Hegelxem chủ nghĩa duy vật như chủ nghĩa giáo điều Theo Fichte chủ nghĩa duy vật đi từ tồntại đến tư duy Nhưng như vậy không thể giải thích, bằng cách nào tồn tại vật chất có thểchuyển thành ý thức, thành biểu tượng ở chủ thể biết ý thức, tư duy

Hegel với nguyên tắc đồng nhất tư duy và tồn tại đã loại trừ chủ nghĩa duy vật,

vì ông xem các quy luật logic của tư duy chi phối các quy luật của tự nhiên, còn tòan bộgiới tự nhiên thì đưa về “tồn tại khác" của ý niệm tuyệt đối Trong cuộc luận chiến với tưtưởng của ông thầy quá cố (tức Hegel), Feuerbach không ngần ngại sử dụng ngay cáccông thức logic để làm cho sự phê phán có sức thuyết phục Phán đoán logic bao giờcũng được trình bày dưới dạng hình thức quan hệ chủ vị Feuerbach viết: “mối quan hệthực tiễn của tư duy với tồn tại là thế này: tồn tại – chủ, tư duy – thứ Tư duy xuất phát từtồn tại chứ không phải tồn tại xuất phát từ tư duy Tồn tại được đem đến từ chính mình vàthông qua chính mình…cơ sở của tồn tại ở chính bản thân mình Tồn tại đang tồn tại bởi

vì không tồn tại là không tồi tại, nói cách khác, là hư vô, vô nghĩa”

Trang 10

Feuerbach chỉ rõ, đòi hỏi của các nhà duy tâm xem xét tồn tại của thế giới bênngoài, của giới tự nhiên từ tư duy ý thức chẳng qua là do sử dụng quan niệm duy tâm –tôn giáo, thiếu phê phán về tồn tại của căn nguyên ban đầu siêu tự nhiên Các nhà duytâm là bạn đồng hành với các thầy tu và cha cố Họ thừa nhận Thượng đế là chân lí vĩnhcửu nhưng không biết rằng chính ý thức con người tạo ra Thượng đế.

Chủ nghĩa duy tâm tư biện trên thực tế đã phủ nhận tồn tại của giới tự nhiên độclập với ý thức, bởi vì nó đặt tinh thần siêu tự nhiên lên trên tự nhiên Triết học –Feuerbach khẳng định – là sự nhận thức cái gì đang có Quy luật cao nhất, nhiệm vụ caonhất của triết học là ở chỗ, nhận thức sự vật trong bản chất, nhận thức nó như nó vốn là

nó, vẫn là nó.” Vậy ai là chủ nghĩa giáo điều Mọi sự xuyên tạc chủ nghĩa thực tiễn của

sự vật đều không thể chấp nhận được Vậy ai là chủ nghĩa giáo điều? Sự thừa nhận và lígiải thế giới khách quan một cách duy vật không phải là chủ nghĩa giáo điều, ngược lại,giải quyết theo hướng duy tâm vấn đề cơ bản của triết học, quan niệm tôn giáo ngụytrang dưới các luận chứng logic về thế giới mới là chủ nghĩa giáo điều, mới đáng phêphán."Căn nguyên của triết học, - Feuerbach viết , - không phải là Thượng đế, là cái tuyệtđối, mà là cái được xác định hiện thực…”

Feuerbach chứng minh rằng chủ nghĩa duy tâm xuất phát không từ thực tiễn hiệnthực, mà tự tách ra một cách thiếu cơ sở khỏi các dữ liệu cảm tính, nghĩa là khỏi các sựvật khách quan được tri giác Ở đây Feuerbach không chống cái trừu tượng nói chung,

mà chỉ chống việc sử dụng một cách duy tâm khái niệm trừu tượng hóa Theo cách đóFeuerbach chỉ trích logic học – khoa học về tư duy trừu tượng của Hegel: “Logic học củaHegel là thần học biến dạng về logic Bản chất thần bí của thần học là tổng thể tinh thần

và trừu tượng của tất cả hiện thực… Tất cả những gì có ở trái đất, chúng ta lại tìm thấytrong bầu trời của thần học…"

Phê phán luận điểm của Kant về tồn tại của những “vật tự nó" không nhận biếtđược, Feuerbach chỉ rõ, kết luận bất khả tri này xét về bản chất cũng có tính trừu tượngduy tâm Thế giới chỉ là sự thống nhất khách quan và tính chủ quan, không có thêm thếgiới bên kia nào hết

Triết học duy tâm, - Feuerbach khẳng định – là thần học duy lý hóa, hay thần học

tư biện Đó chính là kết luận rút ra từ sự phân tích bản chất của chủ nghĩa duy tâm, liênminh của nó với tôn giáo “Triết học tư biện – Feuerbach viết – là thần học đích thực,triệt để, lý tính", và khi ông nói về triết học tư biện có nghĩa là nhằm vào Hegel Lẽ cốnhiên triết học tư biện xem quá trình tư duy như một cái gì đó “thuần túy”, tuyệt đối, táchkhỏi con người Song không vì thế mà ông đặt chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo bình đẳngvới nhau Một nhà duy tâm thông minh bao giờ cũng tốt hơn một kẻ cuồng tín tôn giáo.Triết học Hegel ở chừng mực nào đó, bằng con đường logic của tư duy, đã tấn công vào

cơ sở của tôn giáo, cho dù ông suy tôn tôn giáo, nhất là Cơ đốc giáo như một chân lý.Ngoài ra, cần phải khẳng định rằng triết học duy tâm thời cận đại, theo Feuerbach là bướctiến về phía trước so với Cơ đốc giáo Nhà thần học Cơ đốc giáo tưởng tượng ra Thượng

đế trong một dạng cá thể tồn tại bên ngoài con người và tạo nên lý tính của thực thể tinhthần của nó Feuerbach nhận thất ý nghĩa củat triết học duy tâm thời cận đại ở chỗ, nó đặt

lý tính, tư duy thay vào chỗ của Thượng đế trừu tượng, nằm ngoài thế giới, trên thế giới,

và đem lý tính gần với quan niệm về con người, cái tôi của con người Tuy nhiên triết họcduy tâm không khắc phục được và không thể khắc phục tôn giáo Tôn giáo là chủ nghĩaduy tâm trên trời, nghĩa là chủ nghĩa duy tâm hoang đường, triết học duy tâm là "Chủnghĩa duy tâm trần tục, nghĩa là chủ nghĩa duy tâm của lý tính” “Nếu các ngài phủ nhận

Trang 11

chủ nghĩa duy tâm thì cũng phủ nhận luôn Thượng đế! Chỉ Thượng đế mới là ông tổ củachủ nghĩa duy tâm”

Khái niệm “Thượng đế cũng có lịch sử phát triển của nó Ở Spinoza Thượng đếkhông đóng vai trò là một cá thể nằm ngoài thiên nhiên nữa, mà tồn tại hài hòa trongthiên nhiên “Thượng đế, hoặc thực thể, hoặc thiên nhiên – đó là kết luận của chủ nghĩaphiếm thần Spinoza, được Feuerbach xem xét khá kĩ Ông viết: "Chủ nghĩa phiếm thần làchủ nghĩa vô thần thần học, là sự phủ định thần học từ quan điểm thần học" Như thế tức

là giữa triết học tư biện và chủ nghĩa phiếm thần có mối liên hệ mật thiết Nói cách khác,triết học đã dọn đường cho chủ nghĩa phiếm thần, suy rộng ra, cho quá trình phủ nhậnthần học Theo nghĩa này, triết học Hegel là chủ nghĩa phiếm thần duy vật

Feuerbach đã nhầm lẫn khi xem Spinoza là người đặt nền móng cho triếthọc tư biện Theo ông, chủ nghĩa phiếm thần thừa nhận lý tính một cách gián tiếpnhư bản chất Thượng đế, do vậy tất yếu dẫn đến chủ nghĩa duy tâm Thật ra quanđiểm duy tâm tồn tại trước khi quan điểm phiếm thần trong triết học ra đời Chủnghĩa phiếm thần nói chung là sự bác bỏ gián tiếp khả năng sáng tạo thế giới củaThượng đế

Nhưng Feuerbach đúng khi cho rằng triết học Hegel là sự hoàn thiện, kếtthúc triết học duy tâm trong lịch sử Sự phê phán của Feuerbach đối với triết họcHegel là một trong những hiện tượng nổi bật nhất của triết học duy vật trước Marx

Có lẽ cũng lược qua một vài ý của sự phê phán đó, ngoài những điều đã phân tíchtrên

Triết học Hegel xuất hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi nhân loạiđạt tới trình độ tư duy nhất định, vì thế ở thời đại hiện nay nó cần phải được thay thế

Đặc trưng lớn nhất của triết học Hegel là: Thượng đế, tinh thần - cái căn nguyên

ấy - tự nó hãy còn tách rời khỏi vật chất, khẳng định tính chân lý và sự chiến thắng trướcthế giới vật chất, hàm chứa trong mình tính thần thánh

Vật chất, bị Hegel đem đối lập với tinh thần, không phải là vật chất thực tiễn, màchỉ tồn tại khác, biến dạng của tinh thần Hegel tuyên bố sự “chiến thắng” của tinh thầntrước vật chất, nhưng xét cho cùng, không hề có sự chiến thắng hay khuất phục nào củatinh thần đối với vật chất xảy ra, không hề có “sức mạnh toàn năng” nào của tinh thần,cho dù Hegel ra sức tưởng tượng Hơn nữa nhu cầu “chuyển hoá” của tinh thần vào giới

tự nhiên ở Hegel hoá ra là sự thừa nhận gián tiếp tính chân lý không phải của căn nguyêntinh thần, mà là căn nguyên cụ thể cảm tính

Tinh thần tuyệt đối của Hegel là tinh thần hữu hạn (tinh thần của con người)nhưng bị trừu tượng hoá và bị tách rời khỏi chính mình Triết học Hegel là nơi trú ẩn cuốicùng và chỗ dựa của thần học, tinh thần tuyệt đối của Hegel là tinh thần đang lây lất trongthần học

Hegel cho rằng triết học nhân loại đã đạt tới sự nhận thức chân lý tuyệt đối

Nhưng điều đó vừa đúng vừa không đúng Đúng theo nghĩa rộng: “Một dân tộc muốn

đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì lhông thể không có tư duy lý luận” (M,A,,20,489-1994) Nhưng tư duy triết học không phải là dạng tư duy duy nhất, bao

trùm Chỉ có con người trong tính toàn vẹn nhận thức được giới tự nhên Triết học phảixuất phát từ tồn tại vật chất, chứ không từ tư duy Triết học không chỉ là “tư duy về tưduy”, là triết học tư biện Vì thế triết học nói chung, triết học Hegel nói riêng không phải

là tinh thần tuyệt đối, ngự trị ở chỗ cao nhất của kim tự tháp tri thức, mà là có hạn, bị chế

Ngày đăng: 04/07/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w