Ngoại khóa Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

5 803 7
Ngoại khóa Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường PTDTNT tỉnh Quảng Trị Ngoại khoá về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em Trong những ngày qua nhân dân cả nước, kiều bào nước ngoài và bạn bè quốc tế thương tiếc tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp người anh cả của quân đội nhân dân VN, Vị đại tướng nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng. Được sự cho phép của BGH nhà trường, trong buổi ngoại khoá hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25-8-1911, tại xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà nho, giàu truyền thống yêu nước Năm 14 tuổi, Ông đã giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng. Ngay từ khi còn là học sinh, được tiếp thu những tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đồng chí đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh bãi khoá ở Trường Quốc học Huế. Năm 1927, gia nhập Đảng Tân Việt cách mạng - một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam Năm1930, tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, bị thực dân Pháp bắt tù, sau 2 năm ông được trả tự do. Ra tù, ông tiếp tục hoạt động trong phòng trào học sinh, sinh viên Năm 1939, Ông trở thành GV dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội Năm 1940, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương Tháng 12 năm 1944, Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân VN Ông đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ông đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng, lập nhiều chiến công lớn Tháng 5/1948, Ông được phong quân hàm Đại tướng Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. ] Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng". Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947,Ông là chỉ huy trưởng, đã đánh bại tướng Tướng Valuy – Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, tướng Xalăng – Tư lệnh quân đội Pháp ở VN) Năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Bác đã dặn dò: "Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn". Không phụ lòng tin tưởng của TW đảng, Chủ tịch Hồ chí Minh, Đại tướng tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Pháp có sự giúp đỡ đắc lực của Mĩ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương. Xin nói thêm về chiến dịch Điện Biên Phủ: Công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được tiến hành từ cuối năm 1953 với phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” Kế hoạch tác chiến ban đầu dự định ngày 20/1/1954 sẽ là ngày nổ súng nhưng sau phải hoãn lại đến Tối ngày 25/1 do pháo chưa kéo vào kịp. kế hoạch tiến công Điện Biên được cả cố vấn Trung Quốc lẫn các cán bộ ta rất tâm đắc vì chiến dịch này lần đầu có pháo binh tham gia. Tuy nhiên, qua trực tiếp nắm tình hình, Đại Tướng thấy quân Pháp đổ quân xuống Điện Biên ngày một nhiều hơn và đã vượt qua con số 12 tiểu đoàn. Công sự của chúng cũng đã xây dựng kiên cố chứ không phải là dã chiến nữa. Làm sao để đảm bảo chiến thắng trong trận này. Câu nói của Bác luôn nhắc nhở ông: “Phải thắng không được bại vì bại là hết vốn”. Đêm 24, Đại Tướng thức trắng. Những tình hình mới cho thấy khả năng chiến thắng với phương án chiến đấu cũ là không có. Trong hồi ký Tướng Giáp viết: “Ba khó khăn hiện lên rất rõ. Thứ nhất: - Bộ đội chủ lực ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là tiểu đoàn địch Thứ hai: Trận này đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh với quy mô lớn lần đầu, mà lại chưa qua diễn tập. Thứ ba: Bộ đội ta từ trước tới nay mới chỉ quen tác chiến ban đêm, ở những địa hình dễ ẩn náu. Chủ lực ta chưa có kinh nghiệm công kiên ban ngày trên trận địa hình bằng phẳng, với một kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh và xe tăng… Tất cả mọi khó khăn đó đều chưa được bàn bạc kỹ và tìm cách khắc phục”. Sáng 25/1 cuộc họp Đảng ủy mặt trận được tổ chức để bàn lại, với nhiều ý kiến khác nhau, mặc dầu cuộc họp chưa kết thúc nhưng hỏi Đại Tướng đặt câu hỏi “Tôi đề nghị các đồng chí trả lời câu hỏi: Nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không?”. Hầu hết các đồng chí trong Đảng ủy mặt trận đều nói “Làm sao dám đảm bảo như vậy”. Đại Tướng liền kết luận: “Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là đánh chắc thắng, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh”sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”. Đánh giá về quyết định lịch sử này, Đại Tướng Giáp nói rằng đó là quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân của ông. Cũng phải nói thêm rằng đến giờ phút này chỉ còn mười mấy tiến đồng hồ nữa là nổ súng, 50.000 quân ta đã tập kết đầy đủ vào trận địa, mọi công tác chuẩn bị đều đã hoàn tất, tất cả đều đã sẵn sàng, Trong thời gian đưa pháo vào trận địa, đã có nhiều chiến sỹ ta đã hy sinh. Khí thế chiến đấu của toàn quân đã dâng cao. Để thay đổi kế hoạch tác chiến trong thời điểm này là một vấn đề vô cùng khó khăn. Khi mệnh lệnh rút quân đượỉntuyền xuống các trận địa, có chiến sỹ đã nói rằng: “Thằng nào bảo rút, không khéo là tin hoang”. Họ đâu biết rằng đó chính là mệnh lệnh của Tổng tư lệnh chiến dịch- Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chính quyết định lịch sử này đã giúp chúng ta giành toàn thắng tại Điện Biên Phủ, đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp ở Đông Dương. Còn Tướng Lê Trọng Tấn, trong dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên thì nói với Đại Tướng : “Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ, Tướng Đờ Cátxtơri thốt lên rằng: “Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, để được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc, thì dân tộc ta lại tiếp tục cuộc trường chinh kháng chiến chống Mĩ, Đại tướng cùng dân tộc bước vào trận chiến mới với kẻ thù manh hơn chúng ta nhiều lần . Với cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính Đại tướng đã đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng", kết thúc thắng lợi 21 năm kháng chiến chống mĩ cứu nước của dân tộc. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là người học trò của Hồ Chí Minh được đánh giá là người vĩ đại thứ hai của dân tộc chỉ sau Hồ Chí Minh. Xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam. Và là 1 trong 10 vị tướng lừng danh của thế giới trong thế kỉ XX, được báo chí tôn sùng là anh hùng của nhân dân Việt Nam. Đi qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những biểu tượng quân sự lỗi lạc, biểu tượng cho tình yêu hòa bình đã để lại cho thế hệ ngày hôm nay một gia tài chiến lược quân sự đồ sộ, với lòng nhân ái và yêu thương con người vô bờ bến. Văn lo vận nước, Văn thành Võ Võ thấu lòng dân Võ hoá Văn Vào hồi 18h09 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013 Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời tại Viện quân y 108, Hà Nội hưởng thọ 103 tuổi, Biết rằng sinh tử là quy luật tất yếu của cuộc đời, song sự ra đi của Đại tướng đã để lại sự tiếc thương và tổn thất lớn đối với Đảng, nhà nước, quân đội nhân dân và bạn bè trên thế giới Trong suốt thời gian chuẩn bị và tổ chức tang lễ cho đại tướng, hàng loạt các tờ báo của nước ngoài không ngớt lời ca ngợi Đại tướng - Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", Tướng William Oét môlen gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap) Trong bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất. - Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Currey, viết “Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại.” - Báo L'Humanité (Nhân đạo) đã viết: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp là anh hùng của nền độc lập Việt Nam và là kiến trúc sư vĩ đại trong thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ. Ông là một huyền thoại sống, một chiến lược gia xuất sắc kết thúc cuộc chiến tranh của thực dân Pháp năm 1954" - Báo Le Parisien (Người Paris). Đăng bài viết với tựa đề "Việt Nam: Tướng Giáp – người 'đào mồ' chôn quân đội Pháp, qua đời" Bài báo khẳng định: "Tên tuổi và ảnh hưởng của ông đã vượt qua biên giới của lãnh thổ Việt Nam, tạo nguồn cảm hứng cho các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc từ châu Á qua châu Phi, đặc biệt là tại Algeria". - AFP hãng thông tấn nổi tiếng của Pháp- gọi đại tướng Võ Nguyên Giáp là “thiên tài quân sự” và là “người hạ gục phương Tây” trong bản tin về việc đại tướng từ trần. AFP nói đại tướng “được coi là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất và là kiến trúc sư cho những chiến thắng vang dội của Việt Nam trước Pháp và Mỹ". - Peter MacDonald, một vị tướng kiêm sử gia người Anh “Trong cuộc đời cầm quân của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có rất nhiều quyết định quan trọng, đưa ông vào hàng “những người hiếm hoi làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử” Sự ra đi của Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống. Xin thắp một nén tâm hương cùng một câu đối của nhà giáo Hồ Cơ thay lời ngưỡng vọng đến vị Đại tướng thiên tài của dân tộc: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”./. Quảng Trị, Ngày 14/10/2013 GV thực hiện: Nguyễn Thị Nước . sẽ tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh là Văn,. chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng& quot; thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và. Quảng Trị Ngoại khoá về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em Trong những ngày qua nhân dân cả nước, kiều bào nước ngoài và bạn

Ngày đăng: 12/02/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Không phụ lòng tin tưởng của TW đảng, Chủ tịch Hồ chí Minh, Đại tướng tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Pháp có sự giúp đỡ đắc lực của Mĩ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương.

  • Xin nói thêm về chiến dịch Điện Biên Phủ: Công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được tiến hành từ cuối năm 1953 với phương châm “đánh nhanh thắng nhanh”

  • Đánh giá về quyết định lịch sử này, Đại Tướng Giáp nói rằng đó là quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân của ông.

  • Cũng phải nói thêm rằng đến giờ phút này chỉ còn mười mấy tiến đồng hồ nữa là nổ súng, 50.000 quân ta đã tập kết đầy đủ vào trận địa, mọi công tác chuẩn bị đều đã hoàn tất, tất cả đều đã sẵn sàng, Trong thời gian đưa pháo vào trận địa, đã có nhiều chiến sỹ ta đã hy sinh. Khí thế chiến đấu của toàn quân đã dâng cao. Để thay đổi kế hoạch tác chiến trong thời điểm này là một vấn đề vô cùng khó khăn. Khi mệnh lệnh rút quân đượỉntuyền xuống các trận địa, có chiến sỹ đã nói rằng: “Thằng nào bảo rút, không khéo là tin hoang”. Họ đâu biết rằng đó chính là mệnh lệnh của Tổng tư lệnh chiến dịch- Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chính quyết định lịch sử này đã giúp chúng ta giành toàn thắng tại Điện Biên Phủ, đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp ở Đông Dương.

  • Còn Tướng Lê Trọng Tấn, trong dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên thì nói với Đại Tướng : “Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”.

  • Sau thất bại tại Điện Biên Phủ, Tướng Đờ Cátxtơri thốt lên rằng: “Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, để được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”.

  • Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc, thì dân tộc ta lại tiếp tục cuộc trường chinh kháng chiến chống Mĩ, Đại tướng cùng dân tộc bước vào trận chiến mới với kẻ thù manh hơn chúng ta nhiều lần . Với cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

  • - AFP hãng thông tấn nổi tiếng của Pháp- gọi đại tướng Võ Nguyên Giáp là “thiên tài quân sự” và là “người hạ gục phương Tây” trong bản tin về việc đại tướng từ trần. AFP nói đại tướng “được coi là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất và là kiến trúc sư cho những chiến thắng vang dội của Việt Nam trước Pháp và Mỹ".

  • - Peter MacDonald, một vị tướng kiêm sử gia người Anh “Trong cuộc đời cầm quân của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có rất nhiều quyết định quan trọng, đưa ông vào hàng “những người hiếm hoi làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử”

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan