+ Các cạnh của chúng không có điểm chung... Người ta lần lượt gấp đôi dải băng theo chiều từ phải sang độ dài sẽ giảm một nửa, số lớp sẽ tăng gấp đôi cho đến khi dải băng có 2k lớp... Ba
Trang 1Sở Giáo Dục & Đào Tạo KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
TP HỒ CHÍ MINH LẦN X – NĂM 2004
Trường THPT Chuyên Môn thi : TIN HỌC - Khối : 11
Lê Hồng Phong Ngày thi : 10-04-2004
Thời gian
làm bài : 180 phút
Bài 1: Đa giác
Cho N đa giác lồi thoả các tính chất sau :
+ Với 2 đa giác bất kỳ luôn có một đa giác mà mọi điểm của nó nằm trong đa giác kia + Các cạnh của chúng không có điểm chung
Bài toán đặt ra là: Với mỗi đa giác i , có bao nhiêu đa giác bao nó ? ( i nằm trong bao nhiêu đa giác ?)
Yêu cầu:
Dữ liệu vào : Ghi trong tập tin văn bản DAGIAC.INP :
Dòng đầu tiên ghi số tự nhiên N ( 3 <= N <= 10000 )
Trên N dòng tiếp theo:
tung độ các đỉnh của đa giác
Các số trên cùng dòng cách nhau bởi ít nhất một khoảng trắng
Dư liệu ra: Ghi trong tập tin văn bản DAGIAC.OUT
Gồm N dòng:
Dòng thứ i : ghi số lượng đa giác bao đa giác i
Ví dụ:
4
4 1 1 15 1 15 8 1 8
4 9 3 9 6 4 6 4 3
4 3 2 11 2 11 7 3 7
3 8 4 8 5 6 5
0 2 1 3
Trang 2Bài 2: Xếp dải băng
Cho một dải băng gồm 2k ô, kích thước ô như nhau và trên các ô lần lượt ghi các số 1,
2, , 2k ( ghi từ trái sang phải ) Người ta lần lượt gấp đôi dải băng theo chiều từ phải sang (độ dài sẽ giảm một nửa, số lớp sẽ tăng gấp đôi) cho đến khi dải băng có 2k lớp Hỏi
ô mang số N nằm ở lớp thứ mấy (tính từ dưới lên)? Cho k nguyên dương (k <=30)
Chẳng hạn, xét trường hợp k = 3, N =5:
B1: 1 2 3 4 5 6 7 8
B2 8 7 6 5
1 2 3 4 B3: 4 3
5 6
8 7
1 2
7 6 3 4 5 8 1
Số 5 ở lớp thứ 3
Dữ liệu vào:
Cho trong tập tin văn bản XEPSO.IN, gồm hai số k và N
Dữ liệu ra:
Cho trong tập tin văn bản XEPSO.OUT, gồm một số nguyên duy nhất chỉ số thứ tự lớp của ô chứa số N
Ví dụ:
Trang 3Baì 3 : ( Bài toán trong vườn trẻ )
Trong vườn trẻ , có các nhóm trẻ đang chơi ở những sân chơi khác nhau cùng với cô giáo hướng dẫn (mỗi sân chơi chỉ cho 1 nhóm , mỗi nhóm do 1 cô giáo hướng dẫn ) Mỗi sân chơi cĩ lối đi nối với 1 hay nhiều sân chơi khác Một hay nhiều sân chơi cĩ lối đi nối với sân chơi chính Một số sâm chơi khơng cĩ học sinh Có tổng cộng cĩ p lối đi
Có đúng 26 sân chơi được đặt tên là từ ‘a’ đến ‘z’ , sân chơi chính tên là ‘z’ và theo qui định chung không có nhóm trẻ nào được chơi ở đó Trên bảng theo dõi ở sân chơi chínhù., sân chơi nào hiện đang có 1 nhóm trẻ đang chơi sẽ được gán tên là chữ in hoa ( vd : Sân chơi có tên là ‘y’ hiện đang có 1 nhóm trẻ đang chơi thì trên bảng theo dõi sẽ được gán tên là
‘Y’)
Khi có thông báo đến giờ nghỉ của vườn trẻ , các nhóm sẽ theo cô giáo hướng dẫn của mình đi nhanh về sân chính bằng các lối đi rồi mới được bố mẹ đến đón về – các cô giáo luôn luôn tìm ra con đường ngắn nhất để dẫn các cháu đi (Tất nhiên ,đường đi mà các cô giáo chọn có thể đi ngang qua 1 số sân chơi khác ) Giả sử tốc độ đi của các nhóm là như nhau , và các lối đi đủ rộng để không có nhóm nào phải tạm dừng lại ( tránh nhau ) khi đi – Người ta cần biết sau khi phát thông báo thì nhóm trẻ hiện đang chơi ở sân chơi nào về tới sân chính trước nhất Hãy viết chương trình giải quyết yêu cầu trên
Dữ liệu vào : từ file VUONTRE.INP dạng văn bản có :
Dòng đầu chỉ 1 con số nguyên dương là giá trị số p (1<=p<=10000) ,
Từ dòng thứ 2 đến dòng thứ p+1 : mỗi dòng ghi tên của 2 sân chơi và độ dài lối đi nối chúng , ba nội dung trên 1 dòng được viết cách nhau ít nhất 1 dấu cách ( 1 <= độ dài của 1 lối đi <= 200 )
Kết quả : viết kết quả vào file VUONTRE.OUT dạng văn bản chỉ 1 dòng gồm :
+ Một ký tự in hoa là tên của sân chơi có nhóm trẻ về tới sân chính trước nhất
+ Độ dài đường đi của nhóm trẻ đó
Hai nội dung này được viết cách nhau ít nhất 1 dấu cách
Ví dụ :
5
A d 6
B d 3
C e 9
d Z 8
e Z 3
B 11
*****
Ghi chú : Tên bài làm của các bài 1,2,3 lần lượt là BL1.PAS ; BL2.PAS ; BL3.PAS
Thời gian chạy một test không quá 1 giây
Giám thị không được giải thích gì thêm