0
Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Sản xuất nông nghiệp trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (Trang 32 -33 )

- Chính sách “bế quan, tỏa cảng” làm cho công thương nghiệp không thể phát triển, lạc hậu, thấp kém.

- Những kiến nghị cải cách kinh tế, văn hóa giáo dục không được tiếp nhận và thực thi, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, kiệt quệ.

c. Tình hình văn hóa, tư tưởng

- Nho giáo vẫn giữ vai trò chi phối, nhưng tư tưởng các nhà nho có sự phân hóa dưới tác động của tình hình đất nước. Các nhà nho thể hiện các quan điểm khác nhau về trung vua và trung nước, chủ chiến và chủ hòa

- Các nhà Nho cũng có quan niệm khác nhau về nhận diện kẻ thù và bản chất của kẻ thù xâm lược, nhưng nói chung là cách nhìn kẻ thực dân phương Tây qua lăng kính Nho giáo vì thế không hiểu được kẻ thù.

- Xuất hiện tư tưởng canh tân đất nước trên cơ sở chủ hòa với Pháp. Tuy nhiên, tư tưởng canh tân xuất hiện quá muộn, không nổi lên thành một trào lưu mà chỉ là những tiếng nói nhỏ nhoi, yếu ớt thiếu cơ sở chính trị, xã hội nên không được tiếp nhận và thất bại.

2. Một số nhà tư tưởng tiêu biểu

a. Vũ Phạm Khải (1807- 1872)

Quan điểm về thế giới

- Thừa nhận tư tưởng mệnh trời và cho rằng sự sang hèn, thọ yểu, được mất, cùng thông đều do mệnh trời chi phối.

- Tuy nhiên trong công việc thực tế, ông có quan điểm đòi hỏi sự nỗ lực bản thân và tinh thần trách nhiệm cao mà không thụ động ỷ theo mệnh.

Quan điểm về xã hội:

- Coi Nhân là trung và thứ, và Nhân là nguyên lý thống nhất của Khổng học - Người quân tử phải có sự yêu ghét công tâm, dùng người phải thận trọng

- Khẳng định lịch sử lâu dài và có văn hiến của đất nước, tổ quốc có được là do công sức tạo dụng gian khổ của cha ông hàng ngìn năm.

- Coi trọng vai trò của dân, sứ mệnh của người cầm quyền là phải chăm lo cho dân, tiết kiệm chi dùng là thương dân, giảm bớt quan lại là bớt phiền hà cho dân, hướng dẫn dân biết làm nông nghiệp là biết lo cho dân no đủ.

- Làm chính trị trước phải làm cho dân giàu, phải để sự giàu có trong dân, dân có giàu thì nước mới giàu, nước với dân chỉ là một, nước – dân, dân –nước phải thống nhất với nhau.

Về nhận diện kẻ thù:

+ Pháp là kẻ thù ngạo mạn, hung ác, xảo trá, có dã tâm cướp nước ta, không thể lấy nghĩa lý mà tranh biện với họ được.

+ Pháp là kẻ thù chủ yếu mà triều đình và đất nước phải tập trung đối phó

+ Giặc Pháp có cả chỗ yếu chứ không chỉ toàn chỗ mạnh do đó có thể đánh bại nó bằng cách “tránh chỗ sở trường, đánh vào sở đoản của địch”.

+ Hạn chế là ông không thấy được vai trò của khoa học kỹ thuật phương Tây, vẫn không thoát ra khỏi tư tưởng sùng bái văn minh Trung Quốc.

+ Ông chủ trương chủ chiến không phải vì hiểu rõ kẻ thù mà vì lòng yêu nước, kiên quyết bảo vệ đất nước.

b. Nguyễn Trường Tộ (1830-1871)Nội dung tư tưởng Nguyễn Trường Tộ Nội dung tư tưởng Nguyễn Trường Tộ

Về quan hệ trời người

- Theo ông trời (chúa trời) gọi là tạo vật cố ý tạo ra những tình thế, những khiếm khuyết để buộc con người phải vươn lên, cố gắng, đổi mới để bồi bổ cho chính tạo vật.

- Tạo vật sợ con người “yên phận thủ thường” nên mới sinh ra các vùng đất tốt xấu khác nhau để buộc con người phải giao thông qua lại với nhau để giúp đỡ lẫn nhau.

- Như vậy mở cửa thông thương với nước ngoài là hợp với ý tạo vật, với đạo trời. Nếu biết mở cửa và dốc lòng học tập thì không ngoài mấy trăm năm các nước phương Đông sẽ đánh bại phương Tây.

- Qua giao lưu và học tập lẫn nhau, loài người sẽ dần nhận ra nguyên xưa là anh em, cùng chung một gốc cho nên cuối cùng sẽ hợp cả thiên hạ làm một nhà.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (Trang 32 -33 )

×