Coi trọng hiền tài Hiền tài là rường cột quốc gia, trong nước có người hiền tà

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 28 - 29)

giúp sức mới giữ được yên lành, muốn cho nước được thịnh trị thì trước hết cần có nhân tài

- Về phương pháp dùng người: phải tận dụng chỗ mạnh của mỗi người, không vì những khuyết điểm nhỏ mà không dùng những người có tài đức lớn “triều đình dùng người như thợ giỏi dùng gỗ, không nên vì mục một tấc mà bỏ mất cây gỗ to”.

- Phải thận trọng trong việc dùng người, phải xem xét cả lời nói và việc làm và thử thách qua những công việc cụ thể

- Phải công khai, công bằng, chí công vô tư, không nên quá câu nệ thành phần, lý lịch, không dùng những người vô học, hoặc chỉ có nết thật thà, chất phác nhưng tri thức nghèo nàn.

Quan niệm về đạo làm người

1. Hậu đường luân lý: vua tôi có nghĩa, cha con có tình thân, vợ chồng có riêng biệt, anh em có thứ bậc, bạn bè có tin cậy (ngũ luân của Mạnh tử). Hàm nghĩa luân lý có trong sáng rồi sau đạo người mới đứng vững được.

2. Giữ lòng ngay thẳng: Giữ các đức tính mà ai sinh ra cũng có là nhân, nghĩa, lễ, trí.

3. Chăm lo nghề nghiệp: ai cũng phải chuyên cần chăm lo nghề nghiệp của mình. 4. Chuộng tiết kiệm: đồ đạc không quá xa xỉ, ăn uống có tiết độ, nhà cửa cốt lấy chất phác, quan, hôn, tang, tế quý ở hợp nghi lễ.

5. Xây dựng phong tục trung hậu: ân tình với họ hàng, hòa thuận trong làngxóm, trên dưới lễ nhượng hòa vui với nhau xóm, trên dưới lễ nhượng hòa vui với nhau

6. Dạy con em: Bậc cha anh, sư trưởng phải có nhiệm vụ và trách nhiệm chăm lo và dạy dỗ con em.

7. Tôn sùng đạo học chân chính: Học là cốt học cái đạo làm người mà nội dung chủ yếu là yếu đễ, nhân nghĩa.

8. Răn chừa tà dâm: Trai thì theo theo lễ phép mà giữ phép, gái thì lấy trinh tiết để giữ mình.

9. Cẩn thận giữ phép nước: đem pháp luật mà dạy bảo nhau để tránh vi phạm pháp luật.

10. Rộng làm việc lành: tích lũy điều thiện gồm hiếu, đễ, trung, tín, nhân, nghĩa, lễ, trí.

Tư tưởng nhân chính

- Đề cao vai trò sức mạnh của dân: coi dân là gốc nước. Có được dân yêu mến và tin theo thì mới giữ được ngôi vua và sự giàu sang lâu bền. Phải yêu cái dân yêu, ghét cái dân ghét. Người làm chính trị không thể trái ý muốn của dân.

- Về quan hệ vua dân: vua đối với dân như cha hiền với con trẻ, phải chăm lo cho dân như cha chăm lo cho con trẻ một cách thường xuyên. Vua phải chăm lo đời sống vật chất của nhân dân, phải coi trọng nông nghiệp và nông dân, phải coi sự đói kém của dân là mối lo lớn nhất.

- Nhà vua coi “việc dẹp kẻ ác để yên dân là việc trước nhất của chính trị - Xã hội phong kiến vốn tuyệt đối hóa tư tưởng trung quân, Minh Mệnh quan niệm lợi ích của dân là thước đo việc làm đúng hay sai, làm căn cứ để thưởng phạt

b. Nguyễn Đức Đạt (1823-1887)Quan điểm về thế giới Quan điểm về thế giới

- Quan niệm về Đạo: Đạo không phải là cái hư vô, đạo không có hình tượng, nhưng là cái hiện diện trong trời đất: “cái tích của đạo ở trong trời đất. Trời thì cao, đất thì thấp, đạo ở trong khoảng ấy”. Đạo vừa có vừa không, nó bộc lộ ra khi người ta hành động, nó luẩn khuất ở trong tâm tức là không.

- Đạo là cái vô cùng tận, là bản thể của vũ trụ, chỉ có thể noi theo mà không thể biết hết được, có thể biết mà không thể gọi tên được.

- Trong lĩnh vực xã hội, Đạo được đồng nhất với đạo lý làm người mà nội dung cơ bản là Tam cương, ngũ thường: Đạo là đạo dẫn. Đạo dẫn mà sáng suốt thì rõ rệt; đạo dẫn mà mờ mịt thì tối tăm.

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w