0
Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Quan niệm về phúc, đức, thiện:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (Trang 30 -31 )

+ Về mặt phúc, đức thì nên so với người hơn mình để luôn cố gắng, trau dồi đạo đức và làm việc thiện.

+ Phúc lớn đối với nhà là cha từ con hiếu, đối với nước là vua sáng tôi hiền.

+ Phúc và đức quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó đức là cội nguồn của phúc. Đức càng cao, phúc càng lớn, họa càng ít

+ Phát phúc không ở chỗ con cháu làm to, tiền nhiều, của lắm mà là gia đình hòa thuận, yên vui.

+ Muốn có phúc thì phải tích đức, không tham tiền và sắc bởi tiền tài và sắc đẹp làm cho con người mê muội.

+ Thiện và phúc có quan hệ nhân quả, thiện là nền tảng của phúc

+ Thiện có đại thiện và chân thiện.

+Đại thiện là làm thiện một cách vô tư. Chân thiện là làm thiện không cần báo đáp (làm thiện vô danh, thầm lặng).

+Thiện là cái then chốt chuyển hung thành cát. +Con đường dẫn đến thiện là ít lòng ham muốn và phải khiêm tốn, khiêm tốn là chủ nhân của vinh quang, kiêu căng là mẹ đẻ của ô nhục

Về lý tưởng sống:

-Đề cao cuộc sống thanh thản có đức hạnh và công danh, đề cao lý tưởng nhập thế tích cực với trách nhiệm của con người đối với cuộc đời

-Chấp nhận những nguyện vọng hưởng thụ chính đáng của con người.

-Cuộc sống phải biết bốn điều mừng: thấy người có điều thiện, được nghe về lỗi của mình, có bạn tri âm, gia đình hòa thuận

- Biết ba điều tránh: làm quan phải tránh việc dèm pha, ở làng phải tránh việc tranh giành, ở nhà phải tránh bị bọn xấu dụ dỗ

- Bốn mối phải tuyệt: kiêu căng là mồi của sự đố kỵ, biển lận là mối của sự oán trách, tham cầu là mồi của sự sỉ nhục, nóng nảy là mồi của sự thất bại.

Tư tưởng chính trị

- Về đạo làm vua:

+ vua phải thương yêu dân và phải kính trọng dân, yêu dân, kính dân như yêu thân mình, kính thân mình

+ Vua phải biết trọng dụng người hiền, xa lánh kẻ bất hiền, giỏi nịnh bợ và cả những kẻ chỉ im lặng không nói.

+Vua không chỉ biết dùng người hiền mà còn phải biết lắng nghe thu thập ý kiến của trăm quan

+ Vua nhiều ham muốn thì không có quan lại thanh liêm

+ Vua phải làm gương cho kẻ dưới và phải tuân theo pháp luật và pháp luật là để ngăn cấm vua. Vua mà độc đoán là ví pháp luật bị bỏ xó, vua lập ra pháp luật là để giữ mình cho ngay thẳng, có cấm được vua thì mới cấm được dân, vua không tự phạm thì dân mới không dám phạm

- Về đội ngũ quan lại:

+ Trung thần: những vị quan lại đưa vua theo con đường làm việc thiện, vì vua mà hy sinh, biết giữ gìn uy tín cho vua và chịu khó nhọc thay vua.

+ Bậc đại trung: nếu vua chưa có đức thì lấy đức dẫn đạo khiến cho lòng mờ tối của vua sáng tỏ, nếu vua chưa thấy đạo thì đem đạo mà bầy tỏ giúp cho ác tâm của vua tiêu tan đi.

+ Bề tôi trung thần và đại trung thần phải lấy đạo và đức làm tiêu chuẩn cao nhất, phải trung thành với đạo và đức và giúp vua có được đạo và đức chứ

+ Quan hệ giữa vua và bề tôi phải coi trọng đạo nghĩa, bề tôi không được oán và bội bạc với vua, “vua không thân cũng không dám oán, vua giận cũng không dám bội bạc”.

- Đề cao vai trò của pháp luật trong phép trị nước.

+Pháp luật như dây cương, hàm thiếc để vua điều khiển quan lại như người đánh xe điều khiển con ngựa.

+Chủ trương thực hiện đường lối chính trị theo quan hệ Phú-Giáo-Pháp (làm cho dân giàu rồi mới giáo hóa dân sau đó mới dùng hình pháp).

+Pháp luật phải dựa trên đức và nhân, pháp luật mà thuận nhân tình thì được bền lâu. Trị theo pháp luật không cứ gì mới cũ mà phải lấy lợi ích của dân làm gốc. + Đạo thì nhất thành mà việc đời thì biến hóa trăm chiều nên pháp luật không cố định mãi.

+ Chủ trương thực hiện đường lối trị nước kết hợp tư tưởng pháp trị coi trọng pháp và thế (không dùng thuật) với tư tưởng đức trị của nho gia trên cơ sở hợp với lòng dân, nhằm mục đích cao nhất là yên dân.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (Trang 30 -31 )

×