các tỉnh thành Việt Nam

11 1.3K 12
các tỉnh thành Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tỉnh (Việt Nam) Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là cấp hành chính địa phương cao nhất ở Việt Nam. Hiện Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương. Hành chính Theo pháp luật thì mỗi tỉnh Việt Nam nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng nhân dân (HĐND) do dân bầu. Hội đồng nhân dân bầu ra Ủy ban nhân dân (UBND) - đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh. Bộ máy như vậy cũng tương ứng với cấu trúc chính quyền trung ương. Các chính quyền tỉnh trực thuộc Chính phủ. Ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: thay mặt cho dân là Hội đồng nhân dân, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Uỷ ban hành chính, do Hội đồng nhân dân đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính mỗi cấp. Từ năm 1976, Ủy ban hành chính đổi tên là Ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân Mỗi hội đồng nhân dân có Thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân và những người được ủy quyền được chọn trong những đại biểu trong Hội đồng nhân dân, thường là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Thường trực có nhiều nhiệm vụ, trong đó có việc đại diện Hội đồng khi không có kỳ họp. Hội đồng có một số ban có những nhiệm vụ chuyên biệt. Mỗi tỉnh đều có một Ban Kinh tế và Ngân sách, một Ban Văn hóa Xã hội và một Ban Pháp chế. Nếu một tỉnh có thành phần thiểu số không phải người Việt đông thì thường tỉnh đó cũng có một Ban Dân tộc. Người dân được quyền bầu trong các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân khi được 18 tuổi, và được quyền ra ứng cử khi đủ 21 tuổi. Để ứng cử, một ứng cử viên phải tự đề cử mình hay được Mặt trận Tổ quốc chọn. Những ứng cử viên được bầu tại các hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Những người tham dự hội nghị quyết định các ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hay không bằng cách giơ tay biểu quyết hay bầu bí mật. Các ứng cử viên không được hội nghị tín nhiệm sẽ không được đưa vào danh sách ứng cử. Số ứng cử viên được bầu cho mỗi huyện là từ một đến ba. Số ứng cử viên cho mỗi huyện phải nhiều hơn số ghế được bầu. Ủy ban nhân dân Xem chi tiết: Ủy ban Nhân dân Ủy ban nhân dân, như đã nói trên, là đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh, có nhiệm vụ định đoạt và thi hành các chính sách. Ủy ban được xem như là một nội các. Ủy ban nhân dân các cấp làm việc theo nguyên tắc tập thể. Chủ tịch là người đứng đầu Uỷ ban nhân dan chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp của mình. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cấp mình và trước Chính phủ. Mỗi thành viên của Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân có một Chủ tịch và ít nhất ba Phó Chủ tịch, tối đa là 5 phó Chủ tịch ( Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), và có từ 4 đến 7 ủy viên.( tuỳ theo diện tích và số dân) Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải là đại biểu của Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp, do HĐND bầu và Thủ tướng Chính phủ chuẩn y. Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân không nhất thiết phải là thành viên của HĐND. Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo định kỳ trước HĐND và Thủ tướng Chính phủ về các hoạt động kinh tế-xã hội trong phạm vi tỉnh. Tỉnh ủy (Thành ủy) Do Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam nên nhân vật số một ở mỗi tỉnh thành là Bí thư Tỉnh ủy hoặc Bí thư Thành ủy (đối với thành phố trực thuộc trung ương). Bí thư Tỉnh ủy hoặc Bí thư Thành ủy ở mỗi tỉnh thành thường là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, riêng Bí thư Thành ủy Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thường là ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản. Bí thư Tỉnh ủy hoặc Bí thư Thành ủy được Đại hội Đảng bộ tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) sở tại bầu lên, nhưng cũng có khi do Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm khi chưa đến kỳ đại hội đảng bộ. Danh sách và thống kê (Số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009 Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số Việt Nam là 85.789.573 người. Đơn vị tỉnh thành đông dân nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, một trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương. TP.Hồ Chí Minh có 7.123.340 người trong ranh giới chính thức, xếp thứ 2 là thủ đô Hà Nội (vừa được mở rộng năm 2008) với dân số 6.448.837 người , tiếp đến là Thanh Hóa là 3.400.239 người, Nghệ An là 2.913.055 người, và Đồng Nai là 2.483.211 người. Tỉnh ít dân nhất là Bắc Kạn 294.660 người [1] , một tỉnh tại khu vực miền núi Đông Bắc Bộ, kế đến là các tỉnh Lai Châu, Kon Tum. [2] Tính theo diện tích, tỉnh lớn nhất là tỉnh Nghệ An, nằm tại bắc Trung bộ. Tỉnh nhỏ nhất là tỉnh Bắc Ninh, nằm tại đồng bằng sông Hồng đông người. Danh sách 63 tỉnh, thành xếp theo vần chữ cái Tên Tỉnh lỵ Số dân Diện tích Tên Tỉnh lỵ Số dân Diện tích An Giang Thành phố Long Xuyên 2.144.772 3.406 km² Khánh Hòa Thành phố Nha Trang 1.156.903 5.198 km² Bắc Giang Thành phố Bắc Giang 1.555.720 3.823 km² Kiên Giang Thành phố Rạch Giá 1.683.149 6.268 km² Bắc Kạn Thị xã Bắc Kạn 294.660 4.857 km² Kon Tum Thành phố Kon Tum 430.037 9.615 km² Bạc Liêu Thị xã Bạc Liêu 856.250 2.526 km² Lai Châu Thị xã Lai Châu 370.135 9.059 km² Bắc Ninh Thành phố Bắc Ninh 1.024.151 808 km² Lâm Đồng Thành phố Đà Lạt 1.186.786 9.765 km² Bà Rịa-Vũng Tàu Thành phố Vũng Tàu 994.837 1.982 km² Lạng Sơn Thành phố Lạng Sơn 731.887 8.305 km² Bến Tre Thành phố Bến Tre 1.254.589 2.322 km² Lào Cai Thành phố Lào Cai 613.075 6.357 km² Bình Định Thành phố Quy Nhơn 1.485.943 6.025 km² Long An Thành phố Tân An 1.436.914 4.491 km² Bình Dương Thị xã Thủ Dầu Một 1.482.636 2.696 km² Nam Định Thành phố Nam Định 1.825.771 1.641 km² Bình Phước Thị xã Đồng Xoài 874.961 6.857 km² Nghệ An Thành phố Vinh 2.913.055 16.487 km² Bình Thuận Thành phố Phan Thiết 1.169.450 7.828 km² Ninh Bình Thành phố Ninh Bình 898.459 1.384 km² Cà Mau Thành phố Cà Mau 1.205.108 5.202 km² Ninh Thuận Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 564.129 3.360 km² Cần Thơ (Thành phố trực thuộc trung ương) 1.187.089 1.390 km² Phú Thọ Thành phố Việt Trì 1.313.926 3.520 km² Cao Bằng Thị xã Cao Bằng 510.884 6.691 km² Phú Yên Thành phố Tuy 861.903 5.045 Hòa km² Đắk Lắk Thành phố Buôn Ma Thuột 1.728.380 13.085 km² Quảng Bình Thành phố Đồng Hới 846.924 8.052 km² Đắk Nông Thị xã Gia Nghĩa 489.442 6.515 km² Quảng Nam Thành phố Tam Kỳ 1.419.503 10.407 km² Đà Nẵng (Thành phố trực thuộc trung ương) 887.069 1.256 km² Quảng Ngãi Thành phố Quảng Ngãi 1.217.159 5.138 km² Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ 491.046 9.560 km² Quảng Ninh Thành phố Hạ Long 1.144.381 5.900 km² Đồng Nai Thành phố Biên Hòa 2.483.211 5.895 km² Quảng Trị Thành phố Đông Hà 597.985 4.746 km² Đồng Tháp Thành phố Cao Lãnh 1.665.420 3.246 km² Sóc Trăng Thành phố Sóc Trăng 1.289.441 3.223 km² Gia Lai Thành phố Pleiku 1.272.792 15.495 km² Sơn La Thành phố Sơn La 1.080.641 14.055 km² Hà Giang Thị xã Hà Giang 724.353 7.884 km² Tây Ninh Thị xã Tây Ninh 1.066.402 4.030 km² Hải Dương Thành phố Hải Dương 1.703.492 1.648 km² Thái Bình Thành phố Thái Bình 1.780.954 1.545 km² Hải Phòng (Thành phố trực thuộc trung ương) 1.807.302 1.526 km² Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên 1.124.786 3.543 km² Hà Nam Thành phố Phủ Lý 785.057 852 km² Thanh Hóa Thành phố Thanh Hóa 3.400.239 11.116 km² Hà Nội (Thủ đô) 6.448.837 3.334,47km² Thừa Thiên-Huế Thành phố Huế 1.087.579 5.054 km² Hà Tĩnh Thành phố Hà Tĩnh 1.227.554 6.056 km² Tiền Giang Thành phố Mỹ Tho 1.670.216 2.367 km² Hòa Bình Thành phố Hòa Bình 786.964 4.663 km² Trà Vinh Thị xã Trà Vinh 1.000.933 2.215 km² Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố trực thuộc trung ương) 7.123.340 2.095 km² Tuyên Quang Thị xã Tuyên Quang 725.467 5.868 km² Hậu Giang Thị xã Vị Thanh 756.625 1.608 km² Vĩnh Long Thành phố Vĩnh Long 1.028.365 1.475 km² Hưng Yên Thành phố Hưng Yên 1.128.702 923 km² Vĩnh Phúc Thành phố Vĩnh Yên 1.000.838 1.371 km² Yên Bái Thành phố Yên Bái 740.905 6.883 km² Danh sách các tỉnh có từ 2 thành phố (hoặc thị xã) trở lên: STT Tỉnh Tỉnh lỵ Thành phố (thị xã) khác thuộc tỉnh 1 An Giang Thành phố Long Xuyên Thị xã Châu Đốc, Thị xã Tân Châu 2 Bà Rịa - Vũng Tàu Thành phố Vũng Tàu Thị xã Bà Rịa 3 Bắc Ninh Thành phố Bắc Ninh Thị xã Từ Sơn 4 Bình Phước Thị xã Đồng Xoài Thị xã Bình Long, Thị xã Phước Long 5 Bình Thuận Thành phố Phan Thiết Thị xã La Gi 6 Đắk Lắk Thành phố Buôn Ma Thuột Thị xã Buôn Hồ 7 Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ Thị xã Mường Lay 8 Đồng Nai Thành phố Biên Hòa Thị xã Long Khánh 9 Đồng Tháp Thành phố Cao Lãnh Thị xã Sa Đéc, Thị xã Hồng Ngự 10 Gia Lai Thành phố Pleiku Thị xã An Khê, Thị xã Ayun Pa 11 Hà Tĩnh Thành phố Hà Tĩnh Thị xã Hồng Lĩnh 12 Hậu Giang Thị xã Vị Thanh Thị xã Ngã Bảy 13 Khánh Hòa Thành phố Nha Trang Thị xã Cam Ranh 14 Kiên Giang Thành phố Rạch Giá Thị xã Hà Tiên 15 Lâm Đồng Thành phố Đà Lạt Thị xã Bảo Lộc 16 Nghệ An Thành phố Vinh Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa 17 Ninh Bình Thành phố Ninh Bình Thị xã Tam Điệp 18 Phú Thọ Thành phố Việt Trì Thị xã Phú Thọ 19 Phú Yên Thành phố Tuy Hòa Thị xã Sông Cầu 20 Quảng Nam Thành phố Tam Kỳ Thành phố Hội An 21 Quảng Ninh Thành phố Hạ Long Thành phố Móng Cái, Thị xã Cẩm Phả, Thị xã Uông Bí 22 Quảng Trị Thành phố Đông Hà Thị xã Quảng Trị 23 Thanh Hóa Thành phố Thanh Hóa Thị xã Sầm Sơn, Thị xã Bỉm Sơn 24 Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên Thị xã Sông Công 25 Tiền Giang Thành phố Mỹ Tho Thị xã Gò Công 26 Vĩnh Phúc Thành phố Vĩnh Yên Thị xã Phúc Yên 27 Yên Bái Thành phố Yên Bái Thị xã Nghĩa Lộ Phân cấp hành chính Việt Nam Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Phân cấp hành chính Việt Nam là sự phân chia các đơn vị hành chính của Việt Nam thành từng tầng, cấp theo chiều dọc. Theo đó cấp hành chính ở trên (cấp trên) sẽ có quyền quyết định cao hơn, bắt buộc đối với cấp hành chính ở dưới (hay cấp dưới). Thông thường, nước được phân làm 3 cấp là: tỉnh và tương đương, huyện và tương đương, xã và tương đương xã. Thời kỳ 1945-1954 Theo Hiến pháp năm 1946: Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã (chương V, Điều thứ 57). Như vậy vào thời kỳ này các đơn vị hành chính của Việt Nam được phân thành 4 cấp, ngoài các cấp xã, huyện, tỉnh như sau này vẫn còn thì còn có cấp Bộ (cả nước có 3 Bộ: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ). Các tỉnh thời kỳ 1945-1946 (65 tỉnh): • Bắc Bộ có 27 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương, Hải Ninh, Hoà Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Phúc Yên, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Yên Bái và 2 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng). • Trung Bộ có 18 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Phan Rang, Bình Thuận, Kon Tum, Plây Cu, Lâm Viên (Lang Bian/Biang), Đắk Lắk, Đồng Nai Thượng. • Nam Bộ có 20 tỉnh: Chợ Lớn, Gia Định, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Gò Công, Rạch Giá, Bạc Liêu và 2 thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn. Tuy nhiên, đơn vị hành chính cấp Bộ (của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) chỉ tồn tại trong khoảng vài năm rồi bỏ. Nhưng chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp thì lập chức Thủ hiến cho mỗi Phần (chính là Bộ theo cách gọi của họ). Năm 1950 2 tỉnh Phúc Yên và Vĩnh Yên hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phúc. Thời kỳ 1954-1975 Miền Bắc Việt Nam Trong thành phố trực thuộc trung ương, thời kỳ 1954-1958 có các cấp hành chính quận (ở cả nội thành và ngoại thành), dưới quận có khu phố (ở nội thành) và xã (ở ngoại thành, ngoài ra có phố là cấp không thông dụng, như phố Gia Lâm ở Hà Nội). Năm 1958, nội thành bỏ quận, thay bằng khu phố (gọi tắt là khu), dưới khu phố là khối dân phố, ngoại thành có quận (từ năm 1961 đổi là huyện) và xã. Năm 1974, đổi tên gọi khối dân phố thành cấp tiểu khu. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1954 có 30 tỉnh, 2 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng), 1 đặc khu (Hòn Gai) và khu vực Vĩnh Linh: • Bắc Bộ có 26 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương, Hải Ninh, Hoà Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, đặc khu Hòn Gai, và 2 thành phố Hà Nội, Hải Phòng • Trung Bộ có có 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh (vốn thuộc tỉnh Quảng Trị). Năm 1955: Tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hòn Gai hợp nhất thành khu Hồng Quảng; bỏ 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La để lập Khu tự trị Thái Mèo. Theo Hiến pháp năm 1959, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phân cấp hành chính như sau: Các đơn vị hành chính trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn. Các đơn vị hành chính trong khu vực tự trị do luật định (chương VII, Điều 78). Như vậy ở thời kỳ này cấp Bộ đã không còn, nhưng lại xuất hiện các khu tự trị. Miền Bắc Việt Nam có 2 khu tự trị, được thành lập từ năm 1955-1956: Khu tự trị Tây Bắc (ban đầu gọi là Khu tự trị Thái Mèo) và Khu tự trị Việt Bắc. Khu tự trị Tây Bắc lúc đầu chỉ có các cấp châu (tương đương huyện) và xã, bỏ cấp tỉnh, nhưng đến năm 1963 đã lập lại các tỉnh. Hai khu tự trị này tồn tại đến tháng 12 năm 1975. Năm 1962: 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc, tỉnh Kiến An nhập vào thành phố Hải Phòng; tái lập 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La và thành lập tỉnh Nghĩa Lộ thuộc Khu tự trị Tây Bắc. Năm 1963: Tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng hợp nhất thành tỉnh Quảng Ninh. Năm 1965: 2 tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái; 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định hợp nhất thành tỉnh Nam Hà, 2 tỉnh Hà Đông, Sơn Tây hợp nhất thành tỉnh Hà Tây. Năm 1968: 2 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng; 2 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú. Miền Nam Việt Nam Chính quyền Việt Nam Cộng hòa phân ra các cấp hành chính: tỉnh, quận (tương đương với quận và huyện ngày nay), xã; ngoài ra còn có 10 thị xã tự trị. Toàn miền Nam Việt Nam từ khoảng năm 1965 chia thành 44 tỉnh. Xem chi tiết tại Việt Nam Cộng hòa#Các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Về mặt quân sự, trên cấp tỉnh còn có Vùng chiến thuật (lập ra năm 1961) và đến năm 1970 đổi tên thành Quân khu. Tất cả miền Nam Việt Nam có 4 Vùng chiến thuật (Quân khu). Cấp tỉnh đóng trụ sở tại thị xã, về mặt quân sự gọi là tiểu khu, cấp quận đóng trụ sở tại thị trấn quận lị, về mặt quân sự gọi là chi khu. Tỉnh Gia Định về sau cùng với thủ đô Sài Gòn trở thành Biệt khu Thủ Đô, đứng đầu là Đô trưởng. Từ năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chỉ dùng tên gọi quận cho khu vực nội thành thành phố, các quận còn lại đổi thành huyện. Sau khi thống nhất đất nước Tháng 12 năm 1975, Quốc hội Việt Nam khóa V đã ra nghi quyết theo đó cấp khu trong hệ thống hành chính bị bãi bỏ. Các khu tự trị, vì thế bị giải thể. Năm 1980, Việt Nam có Hiến pháp mới. Tại đây quy định rằng: Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. (chương IX, Điều 113). Ngày 3 tháng 1 năm 1981, Hội đồng Chính phủ quyết định thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị thuộc các thành phố, thị xã là phường (trước đây là tiểu khu), dưới cấp quận (trước đây là khu). Năm 1976 cả nước có 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 35 tỉnh và 3 thành phố. • Bắc Bộ có 13 tỉnh và 2 thành phố: Bắc Thái, Cao Lạng, Hà Bắc, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hà Tuyên, Hải Hưng, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Vĩnh Phú, và 2 thành phố Hà Nội, Hải Phòng. • Trung Bộ có 10 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam-Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Gia Lai-Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. • Nam Bộ có 12 tỉnh và 1 thành phố: Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Cửu Long, Minh Hải, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1978: tách tỉnh Cao Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Năm 1979: thành lập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo, tương đương cấp tỉnh. Năm 1989: tỉnh Bình Trị Thiên tách ra làm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, tỉnh Nghĩa Bình tách ra thành 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, tỉnh Phú Khánh tách ra thành 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Cả nước có 44 tỉnh thành. Năm 1991: tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hà Tây, Hoà Bình; tỉnh Hà Nam Ninh tách ra thành 2 tỉnh Nam Hà, Ninh Bình; tỉnh Hà Tuyên tách ra thành 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; tỉnh Hoàng Liên Sơn tách ra thành 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái; tỉnh Nghệ Tĩnh tách ra thành 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; tỉnh Gia Lai-Kon Tum tách ra thành 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum; tỉnh Thuận Hải tách ra thành 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận; tỉnh Cửu Long tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh. Thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng thời giải thể Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Cả nước có 53 tỉnh thành. Năm 1996: tỉnh Bắc Thái tách ra thành 2 tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên; tỉnh Hà Bắc tách ra thành 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh; tỉnh Nam Hà tách ra thành 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định; tỉnh Hải Hưng tách ra thành 2 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên; tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành 2 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Năm 1997: tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng tách ra thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; tỉnh Sông Bé tách ra thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, tỉnh Hậu Giang tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, tỉnh Minh Hải tách ra thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Cả nước có 61 tỉnh thành. Năm 2004: tỉnh Lai Châu tách ra thành 2 tỉnh Lai Châu mới và Điện Biên; tỉnh Đắk Lắk tách ra thành 2 tỉnh Đắk Lắk mới và Đắk Nông; tỉnh Cần Thơ tách ra thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Cả nước có 64 tỉnh thành. Ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, theo đó hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây, chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về thành phố Hà Nội. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2008. Hiện tại, Việt Nam sẽ chỉ có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Tỉnh Hà Tây không còn tồn tại trên bản đồ hành chính Việt Nam. Phân cấp hiện tại Ph©n cÊp hiÖn nay: Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Sau nhiều lần chia tách, nhập lại, hiện nay Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Các tỉnh, thành Trung ương VIệt Nam: 5 thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: 1. Cần Thơ 2. Đà Nẵng 3. Hà Nội 4. Hải Phòng 5. Thành phố Hồ Chí Minh. • 58 tỉnh: 1.An Giang 13. Cao Bằng 25. Hòa Bình 37. Ninh Bình 49. Thái Bình 2.Bà Rịa-Vũng Tàu 14. Đắk Lắk 26. Hưng Yên 38. Ninh Thuận 50. Thái Nguyên 3. Bạc Liêu 15. Đăk Nông 27. Khánh Hòa 39. Phú Thọ 51. Thanh Hóa 4. Bắc Kạn 16. Điện Biên 28. Kiên Giang 40. Phú Yên 52. Thừa Thiên-Huế 5. Bắc Giang 17. Đồng Nai 29. Kon Tum 41. Quảng Bình 53. Tiền Giang 6. Bắc Ninh 18. Đồng Tháp 30. Lai Châu 42. Quảng Nam 54. Trà Vinh 7. Bến Tre 19. Gia Lai 31. Lâm Đồng 43. Quảng Ngãi 55. Tuyên Quang 8. Bình Dương 20. Hà Giang 32. Lạng Sơn 44. Quảng Ninh 56. Vĩnh Long 9. Bình Định 21. Hà Nam 33. Lào Cai 45. Quảng Trị 57. Vĩnh Phúc 10. Bình Phước 22. Hà Tĩnh 34. Long An 46. Sóc Trăng 58. Yên Bái 11. Bình Thuận 23. Hải Dương 35. Nghệ An 47. Sơn La 12. Cà Mau 24. Hậu Giang 36. Nam Định 48. Tây Ninh Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương Đây là cấp hành chính thấp hơn (về thẩm quyền), và thông thường thì cấp này cũng có quy mô dân số, diện tích, kinh tế nhỏ hơn cấp tỉnh. Mặt khác đây lại là cấp hành chính cao hơn cấp xã, phường, thị trấn. Cấp xã, phường, thị trấn Đây là đơn vị hành chính cấp cơ sở, thấp hơn cấp Huyện. Huyện: có các Thị trấn và Xã. Quận, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh: có các Phường và Xã. Danh sách các Bộ, Ngành Web site . Văn phòng Chính phủ www.mard.gov.vn . Văn phòng Quốc hội www.na.gov.vn . Bộ Bưu chính Viễn thông www.mpt.gov.vn . Bộ Công an www.moha.gov.vn . Bộ Công nghiệp www.moi.gov.vn . Bộ Giao thông Vận tải www.mt.gov.vn . Bộ Giáo dục và Đào tạo www.moet.gov.vn . Bộ Ngoại giao www.mofa.gov.vn . Bộ Kế hoạch Đầu tư www.mpi.gov.vn . Bộ Khoa học Công nghệ www.most.gov.vn . Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn www.agroviet.gov.vn . Bộ Quốc phòng www.???.gov.vn . Bộ Tài chính www.mof.gov.vn . Bộ Tài nguyên và Môi trường www.monre.gov.vn . Bộ Thương mại www.mot.gov.vn . Bộ Tư pháp www.moj.gov.vn . Bộ Thuỷ sản www.mofi.gov.vn . Bộ Văn hóa Thông tin www.cinet.vnn.vn . Bộ Xây dựng www.xaydung.gov.vn . Bộ Y tế www.moh.gov.vn . Tổng cục Du lịch www.vietnamtourism.gov.vn . Tổng cục Hải quan www.customs.gov.vn . Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn . Tổng cục Thuế www.gdt.gov.vn . nhất thành tỉnh Quảng Ninh. Năm 1965: 2 tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái; 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định hợp nhất thành tỉnh Nam Hà, 2 tỉnh Hà Đông, Sơn Tây hợp nhất thành tỉnh. Bắc tách ra thành 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh; tỉnh Nam Hà tách ra thành 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định; tỉnh Hải Hưng tách ra thành 2 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên; tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành 2 tỉnh Phú. 2 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng; 2 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú. Miền Nam Việt Nam Chính quyền Việt Nam Cộng hòa phân ra các cấp hành chính: tỉnh,

Ngày đăng: 04/07/2014, 01:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tỉnh (Việt Nam)

    • Hành chính

      • Hội đồng nhân dân

      • Ủy ban nhân dân

      • Tỉnh ủy (Thành ủy)

      • Danh sách và thống kê

        • Danh sách các tỉnh có từ 2 thành phố (hoặc thị xã) trở lên:

        • Phân cấp hành chính Việt Nam

          • Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

          • Thời kỳ 1945-1954

          • Thời kỳ 1954-1975

            • Miền Bắc Việt Nam

            • Miền Nam Việt Nam

            • Sau khi thống nhất đất nước

            • Phân cấp hiện tại

              • Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

              • Cấp xã, phường, thị trấn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan