Bẫy thời gian Bạn có chắc rằng mình đã tận dụng tốt 8 tiếng mỗi ngày để làm việc mà không hề lãng phí nó. Nên xác định vài nhiệm vụ tối quan trọng, đem lại nhiều thu nhập nhất và lên lịch làm việc trong thời hạn hợp lý và rõ ràng. Nếu chỉ là nhân viên, xét ở khía cạnh nào đó, chuyện phải dành thời gian cho những việc vô bổ trong một ngày làm việc ở công ty không phải là lỗi của bạn. Dường như cả thế giới đều quy định giờ hành chính là từ 8h (hoặc 8h30) sáng đến 5h (5h30) chiều (hay còn gọi là văn hóa 8-5). Bị "mắc kẹt" trong văn phòng suốt thời gian đó, bạn buộc phải tìm ra việc gì đó để giết thời gian. Đó là điều dễ hiểu. Không ít doanh nhân đã từng đi làm thuê và đều xuất phát từ nền văn hóa 8-5. Do vậy, họ cũng thích nghi với một lịch trình tương tự, dù cần hay không, họ vẫn thường bắt đầu làm việc lúc 8 giờ sáng hoặc cần 8 tiếng để đạt được chỉ tiêu thu nhập. Làm sao mà tất cả mọi người trên trái đất này đều cần đến chính xác 8 tiếng để hoàn thành công việc được? Hãy xem xét vài điều sau: Do có 8 tiếng làm việc mỗi ngày, nên chúng ta luôn làm cho hết 8 tiếng đó. Nếu có 15 tiếng, chúng ta cũng sẽ làm việc đủ 15 tiếng. Nhưng nếu có việc gấp và đột ngột phải rời công sở trong 2 giờ nữa, trong khi công việc được giao vẫn chưa hoàn thành, chắc chắn chúng ta sẽ cố gắng làm xong trong 2 giờ đó. Ông Steve Gandy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Metso Automation (Mỹ), cho biết. "Chúng ta đã quá quen với văn hóa 8-5. Công ty càng lớn, bài toán làm thế nào để hiệu quả hơn luôn khiến các nhà quản lý đau đầu". Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Cổ phần Sách Thái Hà (Hà Nội), đã đến lúc chúng ta cần nâng cao hiệu suất làm việc để không rơi vào cái bẫy của việc luôn bận rộn mà không có hiệu quả. Quan trọng là bạn cần phân loại công việc chính và công việc hỗ trợ. Hãy chắc rằng, khi ngồi vào bàn làm việc, có nghĩa là bạn đã sẵn sàng. Một trong những quy luật kinh tế học đề cập đến việc khắc phục tình trạng lãng phí này là Parkinson, ra đời năm 1958. Cha đẻ của nó là Cyril Northcote Parkinson, nhà sử học người Anh. Theo quy luật Parkinson, một nhiệm vụ được xem là quan trọng hay phức tạp tỉ lệ thuận với thời gian được giao để hoàn thành nó. Đó chính là sự thần kỳ của thời hạn cuối cùng. Nếu được cho 24 giờ để thực hiện một dự án, áp lực thời gian sẽ buộc bạn phải tập trung hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Nhưng cùng với dự án đó, nếu cho thời hạn 1 tuần, bạn sẽ có quá nhiều thời gian, nên không tập trung cao, hiệu quả công việc cũng không đảm bảo. Như vậy, nếu tập trung nỗ lực trong khoảng thời gian hợp lý, bạn sẽ gặt hái thành công mỹ mãn nhất. Chúng ta có cách tiết kiệm thời gian làm việc với 2 quy luật: Quy luật 80120:80% hiệu quả mang lại từ 20% nỗ lực. Quy luật Parkinson: Giảm bớt thời gian làm việc nhằm rút gọn nhiệm vụ. Theo ông Gandy, Tập đoàn Metso Automation, quy luật Parkinson có thể giải quyết cho 50% khả năng dư thừa và lãng phí thời gian ở công ty. Tốt nhất, bạn nên xác định những nhiệm vụ tối quan trọng, đem lại nhiều thu nhập nhất và lên lịch làm việc trong thời hạn hợp lý và rõ ràng. Đó cũng là nội dung được phân tích rất rõ trong cuốn sách Tuần làm việc 4 giờ của Timothy Ferriss, người đã làm thay đổi toàn bộ phong cách làm việc của các doanh nghiệp ở Thung lũng Sillicon (Mỹ). Con người rất dễ bị cuốn vào những việc linh tinh và chìa khóa để không cảm thấy quá bận rộn là: Biết xác định việc ưu tiên cho mình. Đã đến lúc bạn xem xét lại tình trạng của mình và có cách làm việc hiệu quả hơn. . phức tạp tỉ lệ thuận với thời gian được giao để hoàn thành nó. Đó chính là sự thần kỳ của thời hạn cuối cùng. Nếu được cho 24 giờ để thực hiện một dự án, áp lực thời gian sẽ buộc bạn phải tập. án đó, nếu cho thời hạn 1 tuần, bạn sẽ có quá nhiều thời gian, nên không tập trung cao, hiệu quả công việc cũng không đảm bảo. Như vậy, nếu tập trung nỗ lực trong khoảng thời gian hợp lý, bạn. gọi là văn hóa 8-5). Bị "mắc kẹt" trong văn phòng suốt thời gian đó, bạn buộc phải tìm ra việc gì đó để giết thời gian. Đó là điều dễ hiểu. Không ít doanh nhân đã từng đi làm thuê