1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Không gian và thời gian pps

10 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 133,19 KB

Nội dung

LƯỢC SỬ THỜI GIAN - Không gian và thời gian Ngày hômnay để đo khoảng cách một cáchchính xác, chúngta vẫn còn dùng phươngpháp nói trên, bởi vì chúng tacó thể đo thời gianchính xác hơn đo chiều dài. Thực tế, mét được định nghĩa làkhoảng cách mà ánh sáng đi được trong khoảng thời gian 0,000000003335640952giây đotheo đồng hồ nguyên tử xesi. (Nguyên nhân dẫn tới con số lạ lùng này là để nó tương ứngvới định nghĩa có tính chất lịch sử của mét: là khoảngcách giữa hai vạch trênmột cái thướcđặc biệt làm bằngbạch kim được giữ ở Paris). Như vậy chúng ta có thể dùng mộtđơn vị mới thuận tiện hơn, được gọi là giây-ánh-sáng. Nóđơn giản là khoảng cách mà ánh sáng đi được trong một giây. Trong lý thuyết tương đối, bây giờ ta định nghĩa khoảng cách thông qua thời gian và vận tốc ánh sáng, như vậy phải tự độngsuy ra rằng mọi người quansát đo vận tốc của ánh sángsẽ nhận được cùngmột giátrị (theođịnh nghĩa là1 mét trong0,000000003335640952 giây). Khỏi cần phải đưa vào khái niệmether, và lại sự có mặt của nó không thể được ghi nhận bằng cách nào, như thí nghiệm của Michelson- Morley đã chứngtỏ. Tuy nhiên, lý thuyết tươngđối buộc chúng ta phải thay đổi một cách căn bản những ýniệm của chúngta về không gian và thời gian. Chúng ta buộc phải chấp nhậnrằngthời gian không hoàn toàn táchrời và độclập với không gianmà kết hợp với nó thành một đốitượng gọi là không - thời gian. Theo kinhnghiệm thông thường,người ta có thể mô tả vị trí của một điểm trong khônggian bằngba con số, haynói cách khác là ba tọa độ. Vídụ, người ta có thể nói: một điểm ở trong phòng cách một bức tường 7bộ, cách một bức tường khác3 bộ, và caoso với sàn 5 bộ. Hoặc người ta có thể chỉ rõ một điểm ở kinhtuyến nào, vĩ tuyến bao nhiêu và ở độ cao nào sovới mực nướcbiển. Người ta có thể thoải mái dùng ba tọa độ thích hợpnào mà mình muốn,mặc dù chúng chỉ có phạm vi ứng dụnghạn chế.Chẳng hạn, chúngta sẽ không chỉ vị trí của mặt trăng bằng khoảng cách theophương bắc và phươngtây so với rạp xiếcPiccadilly và chiều cao của nóso với mực nước biển.Thay vì thế, ngườita cần phải môtả nó qua khoảng cách từ mặt trời, khoảngcách từ mặt phẳngquĩ đạo của các hành tinh và góc giữa đườngnối mặt trăngvới mặttrời và đường nối mặt trời tới mộtngôi sao ở gần như sao Alphacủa chòm sao Nhân Mã. Nhưng thậm chí những tọa độ này cũng khôngđược dùng nhiều để mô tả vị trí của mặt trời trongthiên hà của chúng ta hoặc của thiên hà chúng ta trong quần thể thiên hà khu vực. Thực tế, người ta có thể môtả toàn bộ vũ trụ bằng một tập hợp các mảng gối lên nhau.Trong mỗi một mảng, người ta có thể dùngmột tập hợpba tọa độ khác nhauđể chỉ vị trí của các điểm. Một sự kiện là một cái gì đó xảy ra ở một điểm đặc biệttrong khônggian và ở một thời điểm đặc biệt. Như vậy, người ta có thể chỉ nó bằng4 con số hay là 4tọa độ. Và lần này cũngthế, việc lựa chọn các tọa độ là tùyý, người tacó thể dùng ba tọa độ không gianđã biết và mộtđộ đonào đó của thời gian. Trong thuyết tươngđối, khôngcó sự phân biệt thực sự giữa các tọa độ không gianvà thời gian, cũng hệt như khôngcó sự khác biệt thực sự giữa hai tọa độ không gian. Người ta có thể chọn một tập hợp tọa độ mới, trong đó, chẳng hạn,tọa độ khônggian thứ nhất là tổ hợp củatọa độ khônggian cũ thứ nhất và thứ hai.Ví dụ,thay vì đo vị trí của một điểm trên mặt đất bằng khoảng cách theo phươngbắc và tây của nó đối với rạp xiếc Piccadillyngười ta có thể dùng khoảng cách theo hướng đông bắc và tây bắc đối với Piccadilly. Cũng tương tự như vậy, trong thuyết tương đối,người ta có thể dùngtọa độ thời gianmới là thời gian cũ (tính bằnggiây) cộngvới khoảng cách (tính bằng giây - ánh sáng) theohướng bắc củaPiccadilly. Một cách rất hữu ích để suynghĩ về bốn tọađộ của một sự kiện là chỉ vị trí của nó trong một không gian 4 chiều, được gọi là không -thời gian.Chúngta không thể tưởng tượngnổi một không gian4 chiều.Riêng bản thân tôi hình dung một không gian 3 chiều cũng đã vất vả lắm rồi.Tuy nhiên vẽ một sơ đồ về khônggian 2 chiều thì lại khá dễ dàng, chẳng hạnnhư vẽ bề mặt của trái đất (Bề mặt của trái đất là hai chiềuvì vị trí củamột điểm trên đó có thể đượcghi bằng hai tọa độ, kinhđộ và vĩ độ). Tôi sẽ thườngsử dụngnhững giản đồ trong đó thời gian tăng theo phương thẳngđứnghướng lêntrên, còn mộttrong những chiềukhônggian đượcvẽ theo phươngnằm ngang. Hai chiều không gian còn lại sẽ bỏ qua,hoặc đôi khimột trong hai chiều đó được vẽ theo phối cảnh.(Nhữnggiản đồ này được gọi là giản đồ không-thời gian, giống như hình 2.1). Ví dụ, tronghình 2.2 thời gian được đặt hướnglên trên với đơn vị là năm,còn khoảng cách nằm dọc theo đường thẳng nối mặttrời với sao Anphacủa chòmsao Nhânmã được đặt nằm ngangvới đơn vị là dặm. Những con đường củamặt trời và sao Alpha quakhông- thời gian là những con đường thẳngđứng ở bên tráivà bên phải của giản đồ. Tia sáng từ mặt trờiđi theo đường chéo và phải mất 4 năm mới tớiđược sao Alpha. Như chúngta đã thấy, cácphương trình Maxwelltiên đoánrằngvận tốc của ánh sáng sẽ là như nhaubất kể vận tốc của nguồn sáng bằng bao nhiêu, và điều này đã được khẳng địnhbằng nhiềuphép đo chính xác. Điều nàysuy ra từ sự kiện lànếu một xungánh sáng đượcphát ra ở một thờiđiểm đặc biệt, tại mộtđiểm đặc biệt trong không gian,thì sau đó với thời gian nó sẽ lan ra như một mặt cầu ánh sáng với kích thước vàvị trí không phụ thuộc vào vận tốc của nguồn sáng.Sau một phần triệugiây, ánh sáng sẽ lan truyền, tạo thànhmột mặtcầu có bán kính300 mét, sau haiphầntriệu giây, bánkính là 600mét, và cứ như vậy mãi. Điềunày cũng giống như nhữnggợnsóng truyền trên mặtnước khi có hòn đá ném xuốnghồ. Những gợn sóngtruyền như một vòng tròn cứ lớn dần mãi theothời gian. Nếu ta nghĩ về một mô hình ba chiều gồmbề mặt hai chiềucủa hồ vàmột chiều thờigian thì vòngtròn lớn dần của các gợn sóng sẽ tạo thành một nón cóđỉnh nằm đúng tại chỗ và tại thời điểm hòn đá chạm vào mặt nước(hình 2.3).Tương tự,ánhsáng lan truyền từ một sự kiện sẽ tạonên một mặt nón ba chiều trong không-thời gian 4 chiều.Mặt nón đó được gọi làmặt nón ánh sáng tươnglai của sự kiệnđang xét. Cũng bằng cáchnhư vậy ta có thể dựng một mặt nón khác, gọi là mặt nón ánhsáng quá khứ - đó là tậphợp các sự kiệnmà từ chúng mộtxung ánh sáng có thể tới được sự kiện đang xét ( hình2.4). Những mặt nón ánhsángquá khứ và tương laicủa một sự kiệnP chia không gian thành ba miền (hình 2.5.).Tương lai tuyệt đối của sự kiện là vùngnằm trong mặt nón ánhsángtương lai của P.Đây là tập hợp của tất cả các sự kiện có thể chịu ảnh hưởngcủa những điều xảy raở P. Những tínhiệu từ P khôngthể tới được những sự kiện nằm ngoài nón ánh sáng của P bởi vì khônggì có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Dovậy màcác sự kiệnđó không chịu ảnh hưởng những gì xảy ra ở P.Quá khứ tuyệt đối củaP là vùng nằm trongnón ánhsáng quákhứ. Đây là tậphợp các sự kiệnmà từ đó những tín hiệu truyền với vận tốc bằng hoặc nhỏ hơn vận tốccủa ánhsáng có thể tới được P. Do đó,tập hợp những sự kiện này có thể ảnh hưởngtới những gì xảy raở P. Nếu biết được ở một thời điểm đặc biệt nào đó nhữnggì xảy raở mọi nơi trong vùng khônggian nằm trongnón ánh sáng quákhứ của P thì người ta có thể tiên đoán những gì sẽ xảy ra ở P. Phần còn lại là vùngkhông - thời giankhôngnằm trong nón ánh sáng tươnglai hoặc quákhứ của P. Các sự kiện trongphần còn lại này không thể ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi những sự kiện ở P. Ví dụ, nếu mặt trời ngừngchiếu sáng ở chínhthời điểm này, thì nósẽ khôngảnhhưởng tới các sự kiện trêntrái đất ở ngay thời điểm đó bởi vì chúng nằmngoài nónánh sáng củaánh sáng khimặt trời tắt (hình 2.6).Chúng ta sẽ biết về sự kiệnđó chỉ sau 8 phút - là thời gian đủ để ánh sáng đi từ mặt trời đếntrái đất.Và chỉ khinày những sự kiện trên trái đất mới nằm trong nón ánh sáng tương lai của sự kiện ở đó mặt trời tắt. Tương tự như vậy, ở thời điểm hiệnnay chúng ta không thể biết những gì đang xảyra ở những nơi xa xôi trongvũ trụ, bởi vìánhsáng màchúng ta thấy từ những thiên hà xa xôiđã rời chúng từ hàng triệunăm trước. Như vậy,khi chúng ta quan sát vũ trụ thì thực ra là chúng ta đangthấy nó trongqúa khứ. Nếu người ta bỏ qua nhữnghiệu ứng hấp dẫn, như Einstein và Poincaré đã làm năm 1905,thì ta cóthuyết tương đối được gọi là thuyết tươngđối hẹp. Đốivới mỗi sự kiện trongkhông-thời gian ta đều có thể dựngmột nón ánhsáng (là tập hợp mọicon đường khả dĩ của ánh sáng trong không-thờigian được phát raở sự kiện đó), và vì vận tốc ánh sánglà như nhau ở mỗi sự kiện và theomọi hướng,nên tất cả các nónánhsáng là như nhau vàcùnghướng theo một hướng. Lý thuyết này cũng nói với chúng ta rằng không gì có thể chuyển động nhanhhơn ánh sáng. Điều đó có nghĩa là đườngđi của mọi vật qua không-thời giancần phảiđược biểu diễn bằngmột đườngnằm trong nón ánh sáng ở mỗi một sự kiện trênnó (hình 2.7.). Lý thuyết tương đối hẹp rấtthành công trong việc giải thíchsự như nhau của vận tốc ánh sáng đốivới mọi người quan sát (như thí nghiệm Michelson - Morleyđã chứng tỏ) và trongsự mô tả những điều xảy ra khicác vậtchuyển động với vận tốc gần vớivận tốc ánhsáng. Tuy nhiên, lý thuyết này lại khônghòa hợp với thuyết hấp dẫn của Newtonnói rằng các vật hút nhau với một lực phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng.Điều này có nghĩa là, nếu làm chomột vậtchuyển động thìlực tác dụnglên các vậtkhácsẽ thayđổi ngay lậptức. Hay nói một cách khác, các tác dụng hấp dẫn truyềnvới vận tốc vô hạn, thay vì nó bằng hoặc nhỏ hơn vận tốcánhsáng như thuyết tươngđối hẹp đòi hỏi. Trongkhoảng thời giantừ năm 1908đến năm 1914,Einstein đã nhiều lần thử tìm một lý thuyết hấpdẫn hòa hợp được với thuyết tương đối hẹp, nhưngđã không thành công. Cuốicùng, vàonăm 1915, ông đã đưa rađược một lý thuyết mà ngày nay chúngta gọilà thuyết tương đối rộng (haythuyếttương đốitổng quát). Ông đã đưa ra một giả thiết có tính chất cách mạng cho rằng hấp dẫn không phải là một lực giống như những lực khácmà nó là kết quả của sự kiện là: không - thời gian khôngphải phẳng như trước kia người ta vẫn tưởng,mà nó cong hay “vênh”đi do sự phân bố củakhối lượng vànăng lượngtrong nó.Các vật như trái đất khôngphải được tạora để chuyểnđộng trên cácquĩ đạo cong bởi lực hấp dẫn, mà thayvì thế, chúng chuyển độngtheo đườngrất gần với đườngthẳng trong không giancong mà người ta gọi là đườngtrắcđịa. Đườngtrắcđịa là đường ngắn nhất (hoặc dài nhất) giữahai điểm cạnhnhau. Ví dụ, bề mặt tráiđất là một không gian cong hai chiều. Đường trắc địa trên mặt trái đất chínhlà vòng tròn lớn và nó là đường ngắn nhất giữahai điểm trênmặt đất (H.2.8).Vì đườngtrắc địa làđường ngắnnhất giữa hai sân bay,nên nó là đường mà nhữngngười dẫn đườnghàng không hướng các phi công bay theo. Tronglý thuyết tươngđối rộng, cácvật luôn luôn chuyểnđộng theo các đường“thẳng”trong không-thời gian 4 chiều, nhưng đốivới chúngta, chúng có vẻ chuyển động theo những đường cong trong không gian3 chiều. (Điều này rất giống với việc quansát chiếcmáy bay trên một vùng đồi gò. Mặc dù nó baytheo đườngthẳng trong không gian 3chiều, nhưng cáibóng của nó lại chuyển động theo một đường cong trênmặt đất haichiều). Khối lượng của mặt trời làm congkhông-thời giantheo cách sao cho mặc dù trái đất chuyển động theo đường thẳng trong không-thời gian 4 chiều, nhưng nólại thể hiện đốivới chúng ta là chuyển độngtheo quĩ đạo tròntrong không gian ba chiều. Và thực tế, quĩ đạo của các hành tinhđược tiên đoán bởi lý thuyếttương đối rộng cũng chính xác như được tiên đoán bởi lý thuyết hấp dẫn của Newton.Tuy nhiên, trong trường hợp đối với sao Thủy, hành tinh gần mặt trời nhất, dođó cảmthấy hiệu ứng hấp dẫnmạnh nhất và có quĩ đạo thuôn dàihơn, thì thuyết tương đối rộng tiên đoán rằng trục dài của elipquĩ đạo quay quanh mặt trời với vậntốc 1 độ trong 10ngàn năm.Mặc dù hiệu ứng là rất nhỏ, nhưng nó đã được ghi nhận từ trướcnăm 1915 và được dùng như một bằngchứng đầu tiên khẳng định lý thuyết của Einstein. Trongnhữngnăm gần đây, những độ lệch thậm chí còn nhỏ hơn nữa của quĩ đạocác hành tinh khácso với những tiên đoán của lý thuyết Newton cũng đã được đobằngrada vàcho thấy chúng phù hợp với nhữngtiên đoán của thuyết tương đối rộng. Những tiasángcũngcần phải đi theonhững đường trắc địa trong không-thờigian. Cũng lại do không gian bị cong nên ánh sáng khôngcòn thể hiện là truyền theo đườngthẳng trong không gian nữa.Như vậy thuyết tươngđối rộng tiên đoán rằng anh sáng có thể bị bẻ cong bởi cáctrường hấp dẫn. Ví dụ, lýthuyết này tiên đoán rằng nónánh sángcủa những điểm ở gần mặt trời sẽ hơi bị uốnhướng vàophía trong dotác dụngcủa khối lượng mặt trời. Điều này có nghĩa là ánh sáng từ một ngôi saoxa khi điqua gần mặt trời có thể bị lệch đi một gócnhỏ, khiến cho đối với những người quansát trên mặt đất, ngôi sao đó dường như ở một vị tríkhác (H.2.9).Tất nhiên, nếu ánh sáng từ ngôi saođó luôn luôn đi quagần mặt trời, thì chúng ta không thể nói tia sáng có bị lệch hay khônghoặc thay vì thế ngôi sao có thực sự nằm ở đúng chỗ chúng ta nhìn thấy nó hay không.Tuynhiên, vì trái đất quay quanh mặt trời nên những ngôi sao khácnhau có lúc dường như điqua phía sau mặt trời và ánh sángcủa chúng bị lệch. Vìthế những ngôi saonày thayđổi vị trí biểu kiến của chúng đối với các ngôi sao khác. Thường thì rất khóquan sát hiệu ứngnày, bởi vì ánh sáng của mặt trời làm cho ta khôngthể quansát đượcnhững ngôi saocó vị trí biểu kiến ở gần mặt trời trên bầu trời. Tuynhiên, điều này có thể làm đượctrong thời gian có nhật thực,khimà ánh sáng mặt trời bị mặt trăng chắn mất.Nhưng tiên đoán của Einsteinkhôngđược kiểmchứngngay lập tức trong năm 1915 vì cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất lúc đó đang lanrộng, và phảitới tận năm1919 một đoàn thámhiểm Anh khiquan sát nhật thực ở Tây Phi đã chứng tỏ được rằng ánh sángthực sự bị lệch domặt trời đúngnhư lý thuyết đã dự đoán.Sự chứng minhlý thuyết củamột người Đức bởi các nhà khoa họcAnh đã đượcnhiệt liệt hoannghênhnhư một hành động hòa giải vĩ đại giữa hainước sauchiến tranh.Do đó, thật là trớ trêu khi kiểm tra lại sau đó những bức ảnh mà đoàn thám hiểm đã chụp, người ta pháthiện ra rằng saisố cũng lớn cỡ hiệu ứng mà họ định đo. Phép đo của họ hoàn toàn chỉ là may mắn hoặc một trường hợp đã biết trước kếtquả mà họ muốn nhận được -một điềucũngthường xảy ra trong khoa học. Tuy nhiên, sự lệch của tia sáng đã được khẳng định hoàn toànchính xác bởi nhiều quansát sau này. Một tiênđoán kháccủa thuyếttương đối rộnglà thời gian dườngnhư chạy chậm hơnkhi ở gầnnhững vậtcó khối lượnglớn như trái đất. Đó là bởi vì một mối liên hệ giữa năng lượng của ánh sáng và tần số của nó (tần số làsóng ánh sáng trong một giây):năng lượng càng lớnthì tần số càng cao. Khi ánhsáng truyền hướnglên trong trường hấp dẫn của trái đất,nó sẽ mất năng lượngvà vì thế tầnsố của nó giảm.(Điều này có nghĩa là khoảng thời gian giữahai đỉnh sóng liên tiếp tăng lên). Đối với người ở trên cao mọichuyện ở phía dưới xảy ra chậm chạphơn. Điềutiên đoán này đã được kiểm chứngvào năm 1962bằng cách dùng haiđồng hồ rất chính xác: một đặt ở đỉnh vàmột đặt ở chân một tháp nước. Đồng hồ ở chântháp, gần trái đấthơn, chạy chậm hơn -hoàn toàn phù hợp với thuyết tương đối rộng. Sự khác biệt của tốcđộ đồnghồ ở những độ caokhác nhautrên mặtđất có mộttầm quan trọng đặcbiệt trong thực tiễn hiện nay khingười tasử dụng nhữnghệ thống đạo hàng chính xác dựatrên những tín hiệu từ vệ tinh.Nếu khinày ngườita bỏ qua những tiênđoán của thuyết tương đối rộng,thì vị trí tính toánđược có thể sai khác tớivài ba dặm! Những định luậtvề chuyển động củaNewton đã đặt dấu chấm hết cho ý niệmvề vị trí tuyệt đối trong khônggian.Thuyết tươngđối đã vứt bỏ khái niệm thời gian tuyệt đối. Ta hãyxét hai đứa trẻ sinh đôi.Giả sử rằngmột đứa được đưalên sống trên đỉnhnúi và một đứa sống ở ngang mực nước biển. Đứa thứ nhất sẽ già nhanh hơnđứa thứ hai. Như vậy, nếu gặp lại nhaumột đứa sẽ già hơn đứa kia.Trong trường hợp này sự khác nhau về tuổi tác sẽ rất nhỏ, nhưng nó sẽ lớn hơnrất nhiều nếu một đứa thựchiện chuyến du hành dài trong con tàu vũ trụ chuyển động với vận tốcgần vận tốcánh sáng.Khi trở về nó sẽ trẻ hơn rất nhiều so với đứa ở lại trái đất. Điều nàyđược gọilà nghịch lý hai đứa trẻ sinh đôi, nhưngnó là nghịchlý chỉ nếu ý niệm về thời gian tuyệt đối vẫn còn lẩn quất trongđầu ócchúng ta. Trong lý thuyết tươngđối không cómột thời gian tuyệt đối duynhất,mà thayvì thế mỗi cá nhâncó một độ đo thời gian riêng củamình và độ đo đó phụ thuộc vào nơi họ đang ở và họ chuyển động như thế nào. Trướcnăm 1915, không gianvà thời gian được xemlà một sânkhấu cố định nơi diễn ramọi sự kiện và không chịu ảnh hưởng bởi những điều xảy ra trong nó. Điều này đúng thậm chí cả với thuyết tương đối hẹp. Các vật chuyển động, các lực hút và đẩy, nhưng không gian và thời gianvẫn liên tụcvà không bị ảnh hưởnggì. Và ý nghĩ cho rằng khônggian và thời giancứ tiếp tụcnhư thế mãi mãi cũng là chuyện tự nhiên. Tuy nhiên, tình hình hoàn toàn kháctrong thuyết tươngđối rộng. Bâygiờ không gian vàthời gian lànhững đại lượng động lực: khimột vật chuyển động, hoặc một lực tácdụng, chúngđều ảnhhưởng tới độ cong của không gian và thời gianvà đáp lại, cấutrúc của không- thờigian sẽ ảnh hưởngtới cách thức mà các vật chuyển độngvà các lực tác dụng. Khônggian và thời giankhông chỉ có tác độngmà còn bị tác động bởi mọi điều xảy ra trong vũ trụ. Chính vì người ta khôngthể nói về các sự kiện trongvũ trụ mà không có khái niệm về không gianvà thời gian, nên trong thuyết tương đối rộng sẽ trở nên vô nghĩa nếu nói về không gianvà thời gian ở ngoài giới hạn của vũ trụ. Trong nhữngthập kỷ tiếp sau,sự nhận thức mới này về khônggian và thời gianđã làm cáchmạng quan niệm của chúng ta về vũ trụ. Ý tưởng xưa cũ cho rằng mộtvũ trụ căn bản khôngthay đổi có thể đã tồn tại vàcó thể còn tiếp tụctồn tại đã vĩnh viễn được thay thế bằng khái niệm một vũ trụ động, đang giãn nở, một vũ trụ dườngnhư đã bắt đầu ở một thời điểm hữu hạn trong quá khứ và có thể chấmdứt ở một thời điểm hữu hạn trongtương lai. Cuộccách mạng này là đề tài của chươngtiếp sau.Và những nămsau đó nó cũng đã là điểm xuấtphát cho hoạt động của tôi tronglĩnh vực vật lý lý thuyết.Roger Penrosevà tôi đã chứng tỏ được rằng chính thuyếttương đối rộngđã ngụ ý vũ trụ cần phải có điểm bắt đầu và có thể cả điểm kết thúc nữa. . chúngta về không gian và thời gian. Chúng ta buộc phải chấp nhậnrằngthời gian không hoàn toàn táchrời và độclập với không gianmà kết hợp với nó thành một đốitượng gọi là không - thời gian. Theo. đối hẹp. Các vật chuyển động, các lực hút và đẩy, nhưng không gian và thời gianvẫn liên tụcvà không bị ảnh hưởnggì. Và ý nghĩ cho rằng khônggian và thời giancứ tiếp tụcnhư thế mãi mãi cũng là chuyện tự. Bâygiờ không gian v thời gian lànhững đại lượng động lực: khimột vật chuyển động, hoặc một lực tácdụng, chúngđều ảnhhưởng tới độ cong của không gian và thời gianvà đáp lại, cấutrúc của không- thờigian

Ngày đăng: 22/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w