1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Doanh nghiệp bán chịu - lợi bất cập hại ppsx

6 624 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 197,09 KB

Nội dung

Doanh nghiệp bán chịu - lợi bất cập hại Trong xu thế cạnh tranh thương trường khốc liệt như hiện nay, lợi thế sẽ thuộc về người bán hàng với các chính sách giá cả và cho nợ lâu dài. Thế nên việc cho nợ mua hàng trở thành điều tất yếu trong xu thế phát triển của thị trường. Ngoài những lợi ích mang lại thì việc bán chịu khi không được kiểm soát chặt chẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều rắc rối tài chính. Làm cách nào để bán chịu phát huy được hết tác dụng cho doanh nghiệp lại là điều mà không hẳn là chủ doanh nghiệp nào cũng nắm được. Bài viết này sẽ khai thác nhiều khía cạnh của việc bán chịu: nguyên nhân, lợi ích, tác hại và cách bán chịu khôn ngoan nhất. Nguyên nhân của việc bán chịu Việc bán chịu ngày càng phổ biến do hai nguyên nhân chính hy vọng tăng giá trị cổ phiểu doanh nghiệp trên thị trường niêm yết và thu hút các khách hàng mới trong nhu cầu bán hàng. Hy vọng tăng giá trị cổ phiếu: Chi phí đầu vào cho các sản phẩm, dịch vụ ngày càng tăng trong khi ngân hàng không mấy mặn mà với việc cho vay vốn, các công ty đã buộc phải tăng lượng hàng hóa bán chịu cho khách hàng với hy vọng làm tăng giá trị cổ phiếu. Mong muốn thu hút khách hàng: Đây cũng là một trong những chiến lược dài hạn trong cạnh tranh bán hàng để thu hút khách hàng, nhất là các khách hàng mới. Bạn bán hàng với các chính sách đãi ngộ hấp dẫn về thanh toán và nợ chắc chắn khách hàng sẽ để tâm đến bạn hơn là các đối thủ khác. Lợi ích mang lại của việc bán chịu Bán chịu là một xu thế phát triển tất yếu của thị trường bởi các lợi ích mang lại. Ngoài lợi ích cho người bán thì bán chịu mang lại lợi ích cho người mua. Người bán hàng thì tạo dựng được hình ảnh đẹp và uy tín trên thương trường, thu hút được lợi thế bán hàng về mình và quan trọng nhất là mở rộng được nhiều mối quan hệ khách hàng Người mua thì nhận được những gì ưu ái nhất: được tạo điều kiện tốt để mua hàng, được sử dụng vốn của bạn hàng Tác hại của việc cho mua chịu Việc bán chịu ngoài các lợi ích mang lại còn có nhiều các tác hại khi việc bán chịu và các khoản nợ ngoài vòng kiểm soát. Các vấn đề về rắc rối tài chính có thể dẫn công ty bạn đến với khoản nợ khó đòi ngày càng kếch xù hay đứng bên bờ vực phá sản như một số công ty Mỹ. Gánh nặng về nợ khó đòi: Không xác định được rõ ràng về đối tượng bán chịu nên doanh nghiệp dễ đối mặt với gánh nặng nợ khó đòi ngày càng chồng chất. Hàng đã trong tay khách rồi, các hóa đơn thanh toán ngày càng vượt xa hạn thanh toán, con số nợ ngày một lớn thêm Theo số liệu thống kê năm 2005 tờ Newsweeks , hoạt động bán chịu đã làm điêu đứng các hãng viễn thông lớn trên thế giới và gánh nặng nợ khó đòi đang ngày một chất cao thêm . Chỉ tính riêng năm 2003, khoản tiền khách hàng mua chịu của các tập đoàn viễn thông lớn đã lên tới 35 tỷ USD. Năm 2004, con số này tăng gấp đôi Nguy cơ phá sản cao: Khi mất lợi thế tài chính doanh nghiệp dễ lâm vào khủng hoảng, thậm chí là phá sản. Thiếu vốn đầu tư cho các dự án mới và mở rộng sản xuất, doanh nghiệp không những không phát triển được mà còn bị đẩy lùi lại phía sau. Ví dụ như làn sóng bán chịu đã làm giảm số lượng các “đại gia” viễn thông trên thế giới khi trong tổng số 37 công ty viễn thông hàng đầu của Mỹ được thành lập từ năm 1996, số phá sản tới năm 2005 đã lên tới con số 18, trong đó có các tên tuổi lớn như Worldcom, Adelphia, Bán chịu khôn ngoan Bán chịu như thế nào là khôn ngoan để vừa được việc cho doanh nghiệp mà lại tránh được các rủi ro đáng tiếc? Đó là hãy tìm hiểu trước về khách của bạn, văn bản hóa các khoản nợ và khống chế số nợ trong khách hàng của bạn. Xác định đối tượng rồi hãy bán chịu: Người ta nói "chọn mặt gửi vàng". Bạn nên lựa chọn khách hàng trước khi quyết định bán chịu tiền hàng cho họ, đừng nên vì ham bán hàng mà quên đi điều này. Người được cho là tin cậy thường là những người “sống chết với nghề”. Ở họ thường không có sự khuếch trương, bẻm mép, và đặc biệt họ không bao giờ chấp nhận giá cả một cách tuỳ tiện. Xác nhận nợ bằng văn bản: Các khoản nợ không nên chỉ thông qua lời nói hay là sổ sách nói chung. Hãy văn bản hóa các khoản nợ cùng với chữ ký của con nợ. Điều này có tính chất ràng buộc người nợ bạn về tâm lý và hoàn toàn ủng hộ bạn khi ra tòa án. Khống chế số nợ: Nên đặt ra nguyên tắc khống chế nợ, bạn có thể cho phép khách nợ đến con số là bao nhiêu để không ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn. Đừng nên đóng khung một con số bất di bất dịch mà hãy áp dụng nó một cách linh hoạt theo từng thời điểm, từng trường hợp . Doanh nghiệp bán chịu - lợi bất cập hại Trong xu thế cạnh tranh thương trường khốc liệt như hiện nay, lợi thế sẽ thuộc về người bán hàng với các chính sách giá. chủ doanh nghiệp nào cũng nắm được. Bài viết này sẽ khai thác nhiều khía cạnh của việc bán chịu: nguyên nhân, lợi ích, tác hại và cách bán chịu khôn ngoan nhất. Nguyên nhân của việc bán chịu. lợi ích mang lại thì việc bán chịu khi không được kiểm soát chặt chẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều rắc rối tài chính. Làm cách nào để bán chịu phát huy được hết tác dụng cho doanh nghiệp

Ngày đăng: 03/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w