Công ty mua bán nợ Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt, việc bị chiếm dụng vốn và rủi ro thanh toán đe dọa rất lớn tới sự tồn vong của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để giúp cho tình hình tài chính doanh nghiệp luôn được lành mạnh và doanh nghiệp luôn đủ khả năng để nắm bắt các cơ hội phát triển? Công ty mua và bán nợ đã ra đời như một hệ quả tương ứng góp phần rất lớn vào tài chính doanh nghiệp. Bài viết sau xin giới thiệu về công ty mua bán nợ, vai trò to lớn của công ty mua bán nợ với doanh nghiệp và các khó khăn rủi ro công ty mua bán nợ đang phải đối mặt trong quá trình “tác nghiệp”. Công ty quản lý nợ và tài sản là gì? Công việc kinh doanh ngày càng phát triển tỉ lệ thuận với các khoản nợ khó đòi ngày càng khuếch tán. Đáp ứng lại nhu cầu của thị trường, công ty mua bán nợ (hay còn gọi là Factoring) đã ra đời giúp doanh nghiệp cải thiện rất nhiều tình hình tài chính. Công việc chính của các công ty này là mua lại các khoản nợ của doanh nghiệp. Các khoản nợ này là thường là các khoản nợ khoảng 2-3 năm và không thực hiện theo phán quyết của toàn án. Bằng khả năng chuyên môn, các doanh nghiệp thu mua nợ sẽ tiến hành truy thu sau khi họ trở thành người sở hữu mới của khoản nợ này. Giá cả các khoản nợ sẽ phụ thuộc vào chất lượng khoản nợ hoặc chất lượng tài sản bảo đảm dựa trên nguyên tắc rủi ro càng lớn giá mua càng thấp. Thông thường Factoring ở Việt Nam phải mua nợ bằng tới 45% mệnh giá trong khi theo thông lệ quốc tế khoản nợ có tài sản đảm bảo cũng chỉ mua tối đa 20-30% (Hàn Quốc trung bình là 37%). Ngược lại có những khoản nợ xấu giá mua chỉ tượng trưng như câu chuyện một giám đốc người Việt mua lại DN liên doanh ở Đồng Nai chỉ với giá 1 USD. Vai trò của công tymua bán nợ với doanh nghiệp Vai trò của Factoring đối với doanh nghiệp là góp phần làm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp. Nhờ các công ty mua bán nợ, doanh nghiệp có thể giảm bớt rủi ro tài chính, quản lý nguồn vốn hiệu quả và tạo thêm nguồn vốn cho doanh nghiệp. Giảm thiểu rủi ro tài chính: "Phá sản" chính là điều tồi tệ nhất đối với các doanh nghiệp. Nguyên nhân chính của tình trạng này thường là việc doanh nghiệp bị bạn hàng chiếm dụng vốn, không thanh toán các khoản nợ. Bằng việc mua lại các khoản nợ thấp hơn giá trị thực của nó, Factoring giúp doanh nghiệp tránh rủi ro này mà vẫn có lợi nhuận từ khoản chênh lệch giá trị đó. Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý vốn: Factoring là một công cụ hỗ trợ tài chính doanh nghiệp như: đơn giản hóa hoặt động kế toán doanh nghiệp, đảm bảo thu nợ và xác định các khoản thanh toán cho khách hàng. Bên cạnh đó, công ty mua nợ sẽ cung cấp những nhận định phân tích một cách toàn diện cũng như xác định những bất thường, từ đó đưa ra khuyến cáo cho khách hàng. Qua khuyến cáo của Factoring, doanh nghiệp có thể rút ngắn dần những khoản nợ chậm trả và tạo thói quen cho người mua hàng thanh toán đúng hạn. Tạo thêm nguồn vốn: Công ty mua nợ sẽ trả tiền ngay khi nhận quyền sở hữu các hóa đơn nợ. Đây không phải là việc ứng trước đơn thuần mà là mua bán đứt đoạn, người bán cũng không còn liên quan gì nếu người mua không đòi được tiền Thông qua hình thức này, các doanh nghiệp bán nợ không những giải phóng được các món nợ khó đòi mà còn có thêm nguồn vốn duy trì công ty từ việc bán các hóa đơn. Khó khăn của công ty mua bán nợ Ra đời được khoảng 5 năm, hình thức Công ty mua bán nợ ở Việt Nam cũng gặp không ít các khó khăn. Ngoài các vấn đề về chính sách hỗ trợ và luật nhà nước còn sơ sài thì đối với khối doanh nghiệp, Factoring thường vướng phải hai vấn đề sau: Doanh nghiệp (nhất là DNNN) thường không thích bán nợ và Factoring phải đối mặt với nhiều rủi ro tài chính. Doanh nghiệp ngại bán nợ: Tâm lý chung các doanh nghiệp thường ngại bán các hóa đơn nợ, nhất là các DNNN. Lãnh đạo DNNN thường ngại tiếp xúc và bán nợ do tâm lý sợ trách nhiệm, không muốn phá dỡ những gì đã có sẵn từ trước đặc biệt những món nợ do các đời giám đốc cũ để lại. Ngoài ra, nếu không bán nợ, giá trị khoản thu vẫn được phản ánh trên sổ kế toán và được tính nguyên giá trị theo mệnh giá vào tổng tài sản của DN. Chịu nhiều rủi ro thanh toán: Các khoản nợ khi đến tay Factoring đều là các khoản nợ "có vấn đề". Vì khi doanh nghiệp bán khoản nợ này đồng nghĩa với việc nó là một khoản không thể đòi được đối với họ. Các hóa đơn thường là quá hạn 2-3 năm trở lên, dù có phán quyết của tòa án nhưng không thi hành được. Các chủ nợ luôn đưa ra giá bán từ 70 - 80% mệnh giá (gấp đôi so với các nước khác). Các “con nợ” thì luôn tìm cách lẩn tránh không gặp các tổ chức xử lý nợ để bàn việc tháo gỡ. Thậm chí nhiều khách nợ cá nhân còn cố tình chây ì, hoặc có khách nợ lợi dụng việc chuyển quyền sở hữu để dây dưa không trả nợ, chiếm dụng vốn. . triển? Công ty mua và bán nợ đã ra đời như một hệ quả tương ứng góp phần rất lớn vào tài chính doanh nghiệp. Bài viết sau xin giới thiệu về công ty mua bán nợ, vai trò to lớn của công ty mua bán. mà còn có thêm nguồn vốn duy trì công ty từ việc bán các hóa đơn. Khó khăn của công ty mua bán nợ Ra đời được khoảng 5 năm, hình thức Công ty mua bán nợ ở Việt Nam cũng gặp không ít các. của công ty mua bán nợ với doanh nghiệp và các khó khăn rủi ro công ty mua bán nợ đang phải đối mặt trong quá trình “tác nghiệp”. Công ty quản lý nợ và tài sản là gì? Công việc kinh doanh