Lậpcôngtymuabánnợquốcgia:
“Không hiệuquả!”
- Để cho một công tymuabánnợ ngân hàng hoạt động, khuôn khổ pháp lý sẽ
phức tạp hơn nhiều so với các văn bản pháp lý quy định hoạt động của DATC -
công tymuabánnợ thuộc Bộ Tài chính vì DATC chỉ có mục tiêu xử lý các khoản
nợ và tài sản tồn đọng để hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.
Ở các nước, việc xử lý nợ xấu phải có luật riêng. Như vậy, xây dựng được quy
trình pháp lý để cho côngty này hoạt động đã mất không ít thời gian trong khi
việc xử lý nợ đòi hỏi phải thực hiện nhanh.
Về mặt nhân sự, nếu Ngân hàng Nhà nước “đứng” ra làm, đội ngũ nhân sự sẽ là
những người mới, lạ lẫm về mô hình này nên sẽ rất mất thời gian để thực hiện
được quy trình này và chưa hẳn đã làm được.
Về phía các ngân hàng thương mại, họ hoàn toàn có quyền định đoạt nợ xấu của
mình. Nói cách khác, họ hoàn toàn có thể bánnợ xấu theo giá thị trường, kể cả
những con tàu sắt vụn vẫn bán được chỉ có điều có hiệu quả hay không.
Nếu công tymuabánnợ được thành lập để xử lý các khoản nợ xấu này, ngân
hàng thương mại sẽ có xu hướng bị động, “chờ” được xử lý hộ, tất nhiên, với giá
cao hơn so với giá bán cho các đối tác khác trên thị trường. Hay nói cách khác,
ngân hàng thương mại chỉ bán cho công tymuabánnợ của Nhà nước khi có lợi
hơn là bán cho tư nhân.
Trong khi đó, bán cho nhà nước hẳn sẽ mất thời gian lâu hơn, nhưng vì được giá
hơn, nên các ngân hàng thương mại vẫn tìm cách bán. Mặt khác, với các khoản nợ
xấu còn “ngon”, các ngân hàng thương mại không dại gì bán đi mà có thể giữ lại
để đầu tư. Kể cả trong trường hợp phải bán, họ cũng sẽ bán với giá cao.
Dĩ nhiên, trong giai đoạn khó khăn, Nhà nước vẫn phải hỗ trợ xử lý nợ xấu và
kiểu gì cũng tốn kém. Tuy nhiên, điểm mấu chốt cần xem xét là phải vì mục tiêu
thay đổi chất lượng quản trị trong hệ thống ngân hàng - một trong những nguyên
nhân gây ra tình trạng nợ xấu hiện nay.
Cứ cho là côngty này có thể được thành lập nhanh, mặc dù trên thực tế là không
nhanh được, cứ cho là côngty này được Nhà nước bao cấp nhưng liệu có cải thiện
được hệ thống ngân hàng? Chẳng hạn, muanợ xấu của các ngân hàng yếu kém
nhưng nếu không có biện pháp quyết liệt, liệu có cứu được các ngân hàng này
không?
Theo kinh nghiệm quốc tế, việc lập ra côngty này là tốn kém cho ngân sách nhà
nước, kỳ vọng có lãi là khá khó khăn, đặc biệt trong thực trạng quản trị hiện nay.
Một rủi ro khác là sẽ thất thoát ngân sách nhà nước.
Mặt khác, việc thành lậpcôngtymuabánnợ ở các nước trong các thập kỷ trước
cũng không phải là thành công lắm, thậm chí còn chịu nhiều điều tiếng.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi, nhiều ngân hàng ở Mỹ và châu Âu
“ngập” trong đống nợ xấu nhưng có thấy thành lậpcôngtymuabánnợ xấu quốc
gia đâu Chính phủ Mỹ giải quyết theo cách quốc hữu hóa nhanh các ngân hàng
yếu kém hoặc bơm vốn để nắm cổ phần chi phối. Sau đó, khi các ngân hàng này
phục hồi, vốn sẽ được trả lại cho Chính phủ thông qua tư nhân hóa.
Từ phân tích trên cho thấy, muabánnợ không hẳn là giải pháp hay, nói cách khác
là không hiệu quả trong điều kiện của chúng ta hiện nay.
Trong khi đó, một số giải pháp khác cần được chú trọng hơn, đó là, thúc đẩy việc
mua bán cổ phần của các ngân hàng, có thể thông qua hình thức cho đối tác nước
ngoài tham gia mua cổ phần với tỷ lệ cao hơn để cải thiện chất lượng quản trị của
ngân hàng. Giải pháp này là hiệu quả mà Nhà nước lại không mất vốn. Thực tế
cho thấy, trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, biện pháp cho ngân
hàng nước ngoài mua lại cổ phần của ngân hàng thương mại thua lỗ là chủ yếu.
. Lập công ty mua bán nợ quốc gia:
“Không hiệu quả!”
- Để cho một công ty mua bán nợ ngân hàng hoạt động, khuôn khổ pháp. châu Âu
“ngập” trong đống nợ xấu nhưng có thấy thành lập công ty mua bán nợ xấu quốc
gia đâu Chính phủ Mỹ giải quyết theo cách quốc hữu hóa nhanh các ngân